CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH DU LỊCH: Việt Nam có cách tiếp cận riêng trong phát triển kinh tế số

Bài: ANH KHÔI - Ảnh: QUỐC TUẤN 18/05/2022 09:51

Phát triển kinh tế số du lịch nằm trong chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số. Theo đó, Việt Nam có cách tiếp cận riêng, thận trọng, từng bước một, nhưng không bỏ lỡ thời cơ.

>> CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH DU LỊCH: Tám nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Trọng Đường - Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Thông tin và Truyền thông) tại Diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh, Chuyên đề II: “Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức sáng nay (18/5).

ông Nguyễn Trọng Đường - Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Thông tin và Truyền thông)

Ông Nguyễn Trọng Đường - Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Thông tin và Truyền thông)

Ông Đường cho biết, ngay từ năm 2019 Việt Nam đã có một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị); năm 2020 Việt Nam chuyển sang giai đoạn khởi động nhận thức về chuyển đổi số với Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; năm 2021 bắt đầu triển khai, trải nghiệm về chuyển đổi số với Quyết định số 942/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Và đến năm 2022, bước vào giai đoạn đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, toàn dân và toàn diện với Quyết định số 411/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Trên thực tế, Chương trình thúc đẩy nền tảng số quốc gia đã có những bước đột phá, trong đó, đã sử dụng 35 nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, với nguyên tắc “rõ người, rõ việc” đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số bằng các nền tảng số Việt Nam. Trong số này có 2 nền tảng thuộc ngành Văn hóa – Thể thao – Du lịch, là Nền tảng quản trị kinh doanh du lịch và Nền tảng bảo tàng số để số hóa các di tích.

>>CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH DU LỊCH: Giúp doanh nghiệp thích ứng với sự thay đổi của thị trường

Chương trình thúc đẩy nền tảng số quốc gia đã có những bước đột phá trong những năm qua

Chương trình thúc đẩy nền tảng số quốc gia đã có những bước đột phá trong những năm qua

Theo ông Đường, Chương trình thúc đẩy chiến lược nền tảng số quốc gia có 02 nhóm nhiệm vụ chính gồm: Phát triển nền móng cho kinh tế số và xã hội số với 9 yếu tố nền móng (Thể chế số; Hạ tầng số; Nền tảng số; Dữ liệu số; Nhân lực số; Kỹ năng số; Doanh nghiệp số; Thanh toán số; An toàn an ninh mạng) và Phát triển kinh tế số và xã hội số ngành lĩnh vực trọng điểm với 7 lĩnh vực (Kinh tế số Nông nghiệp; Y tế số; Giáo dục số; Đời sống lao động, việc làm và an sinh xã hội; Kinh tế số thương mại, công nghệ và năng lượng; Kinh tế số Du lịch; Kinh tế số tài nguyên và Môi trường).

Về nhiệm vụ phát triển kinh tế số du lịch, ông Đường cho rằng, Chương trình thúc đẩy chiến lược nền tảng số quốc gia sẽ cung cấp đầy đủ thông tin và trải nghiệm trực tuyến cho khách du lịch theo thời gian thực.

Cụ thể, kế hoạch hành động phát triển kinh tế số và xã hội số du lịch, trong đó: Mỗi doanh nghiệp du lịch là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số; Tạo làn sóng doanh nghiệp công nghệ đầu tư vào du lịch; Phát triển các nền tảng số kết nối cung cầu du lịch.

Nền tảng dữ liệu số du lịch, trong đó: Nhà nước dẫn dắt, doanh nghiệp du lịch làm nòng cốt và khách du lịch tham gia; Thu thập, chuẩn hóa, mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở; Phân loại và số hoá tài nguyên du lịch.

Nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch, trong đó: Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp du lịch; Phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh; Hỗ trợ công tác quản lý và phục vụ khách du lịch.

Nền tảng mô hình hóa đa chiều phục vụ phát triển bảo tàng số, du lịch số, trong đó: Xây dựng mạng lưới hệ thống bảo tàng số; Kết nối, chia sẻ tài nguyên tri thức bảo tang số, du lịch số; Xây dựng các bản đồ số du lịch gắn với địa chỉ số.

Đào tạo chuyên ngành về du lịch thông minh và chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch tại các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học trong ngành du lịch.

“Hệ sinh thái số du lịch không chỉ đem lại sự tiện lợi, tiết kiệm chi phí mà còn nâng cao trải nghiệm du lịch, vì vậy, qua các ứng dụng trên nền tảng số để đưa kinh tế số du lịch đến từng người dân”, ông Đường chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH DU LỊCH: Tám nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung

    CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH DU LỊCH: Tám nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung

    09:36, 18/05/2022

  • CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH DU LỊCH: Giúp doanh nghiệp thích ứng với sự thay đổi của thị trường

    CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH DU LỊCH: Giúp doanh nghiệp thích ứng với sự thay đổi của thị trường

    09:29, 18/05/2022

  • [TRỰC TIẾP] Diễn đàn

    [TRỰC TIẾP] Diễn đàn "Luồng xanh" cho du lịch cất cánh - Chuyên đề II: Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững

    09:00, 18/05/2022

  • ĐIỂM BÁO NGÀY 18/05: Chuyển đổi số - động lực cho du lịch bền vững

    ĐIỂM BÁO NGÀY 18/05: Chuyển đổi số - động lực cho du lịch bền vững

    05:23, 18/05/2022

  • Chuyển đổi số: động lực cho du lịch bền vững: Cân bằng cán cân trực tuyến

    Chuyển đổi số: động lực cho du lịch bền vững: Cân bằng cán cân trực tuyến

    20:01, 17/05/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH DU LỊCH: Việt Nam có cách tiếp cận riêng trong phát triển kinh tế số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO