Chuyên gia Ngô Trí Long: Quỹ Bình ổn giá xăng dầu vẫn nên tồn tại

Nguyễn Việt thực hiện 20/02/2020 15:00

Chuyên gia tài chính – ngân hàng Ngô Trí Long cho rằng: chỉ khi thị trường xăng dầu cạnh tranh thực sự, không còn doanh nghiệp nào giữ vị trí thống lĩnh thì lúc đó nhà nước mới nên xóa quỹ này.

- Mới đây, báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, tổng số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (Qũy BOG) đến hết quý IV/2019 là 2.779,5 tỷ đồng. Mặc dù số dư lớn, tuy nhiên, lãi phát sinh trong quý 4/2019 cũng chỉ có hơn 2 tỷ đồng. Lý do được giải thích là tiền trong quỹ được gửi ngân hàng với lãi suất không kỳ hạn (giao động từ 0,2-0,5%/năm). Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ở đây tùy thuộc từng loại hình, đối tượng, cụ thể như Qũy BOG không thể gửi có kỳ hạn, làm như vậy sẽ rất nguy hiểm. Vì đây là quỹ dự phòng nếu có phát sinh tại bất kỳ thời điểm nào. Do đó, việc gửi không kỳ hạn là đúng, mặc dù gửi không kỳ hạn là thấp nhất nhưng vẫn hơn là để không. Vấn đề này theo quan điểm của tôi không có gì đáng phải đưa ra bàn.

Chuyên gia tài chính - ngân hàng Ngô Trí Long.

Chuyên gia tài chính - ngân hàng Ngô Trí Long.

Tại sao những người điều hành, quản lý qũy BOG không nghĩ ra cách nào quản lý có hiệu quả, lãi suất thu về cao hơn, thưa ông?

Theo tôi không có hình thức quản lý nào khác ngoài gửi không kỳ hạn, vì đây là quỹ để dự phòng nếu giá có biến động thì lấy ra sử dụng được ngay.

Có thể bạn quan tâm

  • Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Quản lý thế nào cho hiệu quả?

    Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Quản lý thế nào cho hiệu quả?

    11:30, 18/02/2020

  • Quỹ bình ổn giá xăng dầu: cách thức hoạt động không phù hợp

    Quỹ bình ổn giá xăng dầu: cách thức hoạt động không phù hợp

    04:50, 11/12/2019

  • Chưa đến thời điểm bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu

    Chưa đến thời điểm bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu

    11:15, 26/08/2019

  • Doanh nghiệp nêu lý do nên bỏ quỹ bảo trì đường bộ, quỹ bình ổn giá xăng dầu

    Doanh nghiệp nêu lý do nên bỏ quỹ bảo trì đường bộ, quỹ bình ổn giá xăng dầu

    04:00, 14/08/2019

Nhiều người lo ngại quỹ BOG là mắt xích của cái nhìn ngắn hạn, cũng là mầm mống của tiêu cực, ông đánh giá về vấn đề này như thế nào?

Vấn đề đang nóng hiện nay là có nên tồn tại quỹ này hay không. Nếu để thì không thích ứng với cơ chế thị trường, có nghĩa nhiều khi giá thế giới lên thì trong nước lại giảm xuống hoặc ổn định. Tuy nhiên, theo tôi như vậy là cần thiết, vì trong bối cảnh hiện nay, khi nhà nước còn quyết định giá, còn điều hành và quy định giá trần thì buộc phải cần đến quỹ BOG.

Còn khi thị trường xăng dầu đã cạnh tranh thực sự, không còn doanh nghiệp nào giữ vị trí thống lĩnh thị trường, giá do thị trường quyết định thì nhà nước không cần sử dụng quỹ này, tự doanh nghiệp phải có quỹ riêng.

-Ông đánh giá thế nào khi có ý kiến cho rằng, hoặc chuyển giao Quỹ BOG về một đơn vị độc lập nào đó quản lý một cách công khai, bằng không, hãy bỏ quỹ BOG đi vì suy cho cùng nó chỉ có lợi cho doanh nghiệp, nhóm lợi ích nào đó, còn người dân thì chịu thiệt?

Theo quan điểm của tôi, đưa về bất kỳ hình thức tổ chức nào cũng được, quan trọng nhất là nguồn hình thành, sử dụng và quản lý quỹ phải rõ ràng và có nguyên tắc. Bây giờ để Bộ Tài chính hay Bộ Công Thương quản lý giá xăng dầu không thành vấn đề, cái cần là nguyên tắc quản lý nó phải rõ ràng, minh bạch.

Nguyên tắc sử dụng không minh bạch, rõ ràng thì có đưa về đâu cũng sẽ tồn tại “hộp đen”, “hộp kín”.

Do đó, theo tôi việc đưa quỹ này đưa về đâu quản lý cũng không quá quan trọng, cái cần cách quản lý phải rõ ràng và minh bạch.

- Xin cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chuyên gia Ngô Trí Long: Quỹ Bình ổn giá xăng dầu vẫn nên tồn tại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO