Chuyện sách giáo khoa lớp 1: Sao cứ mãi "nhặt sạn”?

Diendandoanhnghiep.vn Đến hiện tại, các đơn vị liên quan đến sách giáo khoa vẫn đang ghi nhận các ý kiến đóng góp để chỉnh sửa. Vậy phải “nhặt sạn” đến bao giờ?

Vừa qua nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP HCM đã công khai tài liệu điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu Sách giáo khoa lớp 1 bộ Cánh Diều để xin ý kiến góp ý. Trong đó được chia làm 2 phần gồm giới thiệu các ngữ liệu để giáo viên sử dụng thay thế và phần kia là hướng dẫn điều chỉnh các từ ngữ trong bài.

Như vậy, theo thời gian chuẩn thì học sinh đã sắp kết thúc học kì I của năm học 2020 – 2021, nhưng việc giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh lớp 1 vẫn chưa được ổn định. Các đơn vị liên quan thì vẫn cứ loay hoay, đến bao giờ mới thống nhất?

Kể từ khi bắt đầu năm học mới, sách dành cho học sinh lớp 1 thuộc bộ Cánh Diều đã vướng phải nhiều khúc mắc bởi từ ngữ và kiến thức không phù hợp với thực thế. “Sạn” cứ ngày càng nhiều thêm, phần đông các bậc phụ huynh cảm thấy khó hiểu bởi những kiến thức mà con mình nhận được. Tuy nhiên, các câu hỏi đặt ra vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Những câu chuyện khó hiểu trong bộ sách giáo khoa lớp 1 Cảnh Diều gặp nhiều sự phản đối của dư luận.

Những câu chuyện khó hiểu trong bộ sách giáo khoa lớp 1 Cảnh Diều gặp nhiều sự phản đối của dư luận. (Ảnh H.T) 

Đến hiện tại, các đơn vị sản xuất mới chỉ đưa ra các phương án điều chỉnh và mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến. Trong khi đó các em học sinh đã phải “tập quen” với những từ ngữ, kiến thức lôm côm, không đồng bộ. Như thế, rõ ràng các “măng non” của đất nước đã trở thành “chuột bạch” của ngành giáo dục, thời gian đến trường của các em được xem như một cuộc dạo chơi bên đường.

Trong khi đó, những nỗi niềm bức xúc của phục huynh ngày càng tăng lên. Việc dạy con những kiến thức trong khi phụ huynh chẳng rõ đã khiến nhiều người trở nên lúng túng. Và sau đó, họ cũng chẳng biết là việc chỉnh sửa sẽ diễn ra trong bao lâu, liệu việc chỉnh sửa có khiến quá trình học tập của con em có bị gián đoạn hay không?

Nhưng có một điều chắc chắn rằng, học sinh sẽ chẳng có nổi một cuốn sách giáo khoa trọn vẹn. Hiển nhiên, chẳng thể nào thu hồi lại tất cả các bộ sách đã bán ra. Và rồi phụ huynh và giáo viên phải đi “nhặt sạn” mãi. Chẳng biết rằng phải nhặt đến bao giờ bởi lẽ số lỗi được chỉ ra đã quá nhiều. Còn nếu chỉnh sửa theo hướng dẫn thì bắt buộc phải chắp vá, như thế coi sao được.

Tự dưng, những “con chuột bạch” bị lôi vào một vòng xoáy chẳng mấy liên quan. Những người biên soạn thì vẫn muốn cải cách, phận mình thì phải chịu nỗi bị cuốn theo. Nhưng nếu cải cách có trách nhiệm, có tâm thì đâu đến nổi. Nhưng đây lại đầy rẫy sự cẩu thả, xong có lỗi thì lại nói sẽ ghi nhận những góp ý để bổ sung, thay đổi.

Thế ghi nhận góp ý sửa đổi có ghi nhận những nỗi niềm của phụ huynh, học sinh hay không? Chẳng mấy ai quan tâm đến vấn đề đó cả. Bộ sách bán ra thì nhiều người được lợi, nhưng sai sót thì chẳng mấy ai chịu để tâm. Các vị dạy trẻ con nhưng lại dùng ý chí và tham vọng của người lớn thì rõ ràng là đang đi ngược lại với truyền thống giáo dục từ xưa đến nay.

Hôm nọ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ngô Thị Minh bảo rằng, những cái sai của của bộ Sách giao khoa Cánh Diều phù hợp với thông tư của Bộ GD&ĐT. Và rồi vị Thứ trưởng ấy còn nói rằng cháu của mình rất vui và hào hứng khi tiếp xúc với bộ sách. Thật khó có thể chấp nhận khi ngoài kia hàng triệu phụ huynh đang phải vật vả với con mình.

Việc điều chỉnh sách giáo khoa lớp 1 liệu có mang lại hiệu quả, hay chỉ đem tới một bộ sách chắp vá cho học sinh? (Ảnh H.T)

Việc điều chỉnh sách giáo khoa lớp 1 liệu có mang lại hiệu quả, hay chỉ đem tới một bộ sách chắp vá cho học sinh? (Ảnh H.T)

Thực tế, học sinh lớp 1 chỉ là những đứa trẻ ngây thơ trong những ngày đầu đến lớp để làm quen với con chữ, kiến thức và cách thành người. Những tâm hồn trong trẻo ấy rất dễ ghi nhớ những thứ được dạy và lưu giữ mãi về sâu. Cho nên việc biên soạn sách, giảng dạy phải thật sự chuẩn mực, đủ tinh tế để truyền đạt cho lớp trẻn những kiến thức, kĩ năng thành người.

Những “hạt sạn” sẽ lưu lại trong tâm trí trẻ khi được tiếp xúc. Điều đó dân dà sẽ tạo nên những lối mòn trong tâm thức của lớp học sinh và kéo dài mãi về sau. Hậu họa sẽ đè nặng lên đôi vai của những “chủ nhân tương lai của đất nước”.

Chắc chắn một điều rằng, từ ngày trước những vị biên soạn SGK ấy cũng chỉ sử dụng những bộ sách cũ, những bài học cũ, những kiến thức, kinh nghiệm mà nên. Những kiến thức ây đã lữu giữ trong tâm thức và đã góp phần đưa họ đến những vị trí như hiện tại. Nhưng việc họ cải cách lại chẳng thể nào bằng được như những kiến thức cũ.

Một đất nước trường tồn không chỉ dựa vào những bước tiến của kinh tế, mà mấu chốt là ở sự giáo dục của quốc gia. Vì thế, đừng đánh đổi một thế hệ bằng những sự cẩu thả của người lớn. Sau này, khi mọi thứ đã đi quá xa, ắt hẳn chẳng thể nào cứu vãn nỗi.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuyện sách giáo khoa lớp 1: Sao cứ mãi "nhặt sạn”? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711664096 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711664096 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10