Có 12 tổ chức sẵn sàng cho ACV vay khoảng 5 tỷ USD không thế chấp

Thy Hằng 12/11/2019 14:04

ACV có khoảng 37% vốn dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1, phần vốn còn lại, có 12 tổ chức sẵn sàng cho ACV vay khoảng 5 tỷ USD và không thế chấp vì hiệu quả kinh tế của dự án này rất cao.

Giải trình trước Quốc hội về Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định, không có một sân bay nào hiệu quả tốt như sân bay Long Thành, nhất là giai đoạn 1, giai đoạn 2.

Khi sân bay vừa hoàn thành, lượng khách thông qua có thể đạt ngay 20 - 25 triệu khách/năm, đến năm 2030 là 85 triệu khách/năm. Tổng công suất của Tân Sơn Nhất và Long Thành giai đoạn 2 có thể lên tới 100 triệu khách/năm.

12 tổ chức, trong đó có trong và ngoài nước, các tổ chức này sẵn sàng cho ACV vay khoảng 5 tỷ USD và không thế chấp vì hiệu quả kinh tế của dự án này rất cao.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết có 12 tổ chức sẵn sàng cho ACV vay khoảng 5 tỷ USD và không thế chấp vì hiệu quả kinh tế của dự án này rất cao.

Hiệu quả kinh tế của dự án rất cao

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, những sân bay khác như Cần Thơ xây dựng và khai thác 10 năm mới có 1 triệu khách/năm, lượng khách qua sân bay Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) trong năm đầu khai thác cũng rất thấp.

Người đứng đầu ngành GTVT cho biết, trong hơn 1 năm qua, liên danh tư vấn Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp và Việt Nam đã tập trung cao độ để hoàn thành dự án. Tư vấn đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án rất cao. Hiện Hội đồng nghiệm thu nhà nước đã thuê tư vấn nước ngoài thẩm tra độc lập về dự án.

“Chúng tôi cố gắng rà soát làm sao đảm bảo tổng mức đầu tư sát với tình hình thực tế, không có lãng phí và trượt giá như những dự án khác", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cam kết trước Quốc hội.

Về năng lực của Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV), theo ông Thể doanh nghiệp này đang có khoảng 25.000 tỷ đồng “nhàn rỗi”.

"Hiện tình hình tài chính của ACV tương đối tốt, mặc dù quản lý 21 sân bay và trong đó, chỉ có 8 sân bay có lãi nhưng sau khi trừ chi phí nộp thuế ACV có một khoản lợi nhuận mỗi năm khoảng 10.000 tỷ đồng”, Bộ trưởng cho biết. Đồng thời chỉ ra, trong giai đoạn từ 2019-2025, ACV dự kiến tiếp tục tích lũy 12.339 tỷ đồng từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Được biết, Bộ GTVT cùng Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước đã báo cáo với Chính phủ, kế hoạch từ đây cho đến năm 2025, ACV sẽ bỏ ra khoảng gần 30.000 tỷ đồng để nâng cấp các sân bay khác và dành khoảng 12.000 tỷ đồng cùng với 25.000 tỷ đồng để có được một nguồn vốn chiếm khoảng 37%.

“Phần vốn còn lại, ACV cũng đã làm việc với 12 tổ chức, trong đó có trong và ngoài nước, các tổ chức này sẵn sàng cho ACV vay khoảng 5 tỷ USD và không thế chấp vì hiệu quả kinh tế của dự án này rất cao...", Bộ trưởng Thể nêu rõ và cho hay, sẽ tham mưu với Chính phủ, cố gắng huy động các nguồn lực trong nước sau đó mới tiếp cận thêm các tổ chức nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm

  • Dự án sân bay Long Thành phải là động lực cho Việt Nam "cất cánh" bay cao

    12:03, 12/11/2019

  • Dự án sân bay Long Thành: Khả năng huy động hàng tỷ USD thế nào?

    10:46, 12/11/2019

  • Đại biểu đoàn Đồng Nai nói gì về việc chậm tiến độ dự án sân bay Long Thành?

    10:24, 12/11/2019

  • Dự án sân bay Long Thành: Đại biểu lo không kịp tiến độ

    09:05, 12/11/2019

  • Nên để doanh nghiệp tư nhân trong nước "bắt tay" thực hiện dự án sân bay Long Thành

    06:14, 12/11/2019

Áp dụng công nghệ hiện đại nhất

Về công nghệ và mỹ quan của dự án sân bay Long Thành, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh, hiện nay thiết kế sân bay Long Thành giai đoạn 1 được áp dụng công nghệ hiện đại nhất. Về mỹ quan cũng đã tuyển chọn mẫu kiến trúc nhà ga và tất cả những công nghệ hiện đại nhất hiện nay, do đó kinh phí cũng tương đối cao.

"Tuy nhiên, Hội đồng thẩm định Nhà nước sẽ xem xét, trong quá trình thực hiện nếu phát sinh thêm những công nghệ mới tốt hơn sẽ báo cáo Chính phủ để cập nhật, để đến khi sân bay vận hành giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 2 thì những thiết bị đó phải là hiện đại nhất ở thời điểm đó", Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết.

Liên quan đến giao thông kết nối, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng cho hay, đã lên kế hoạch năm 2021-2025 để mở rộng trên đường cao tốc từ TP Hồ Chí Minh ra Long Thành và cũng đề nghị làm đường sắt kết nối sân bay Long Thành với TP Hồ Chí Minh...  

Đối với vấn đề về tiến độ, chất lượng, Bộ trưởng Bộ GTVT khẳng định cam kết sẽ cố gắng tối đa, làm việc với ACV có cơ chế để có thể thuê các chuyên gia, các tổ chức quốc tế tăng cường công tác hỗ trợ cho ACV và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để chất lượng các công trình tốt nhất.

Về tiến độ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết sẽ báo cáo Chính phủ để cố gắng nhanh nhất có được nhà đầu tư để có thể khởi công được trong năm 2021.

Theo báo cáo nghiên cứu khả thi của Chính phủ, giai đoạn 1 của sân bay Long Thành có tổng mức đầu tư 111.689 tỷ đồng (4,779 tỷ USD). Theo đó, sẽ đầu tư xây dựng 1 đường cất hạ cánh dài 4.000 m; 1 nhà ga hành khách với công suất 25 triệu hành khách/năm; nhà ga hàng hóa 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm và các hạng mục phụ trợ.

Chính phủ dự kiến giao VATM xây dựng khu bay, còn ACV xây dựng cảng và các công trình phụ trợ.

Theo báo cáo, tổng số vốn ACV cần huy động là 4,194 tỷ USD , tương đương khoảng 98.014 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu mà ACV đã tích lũy được lượng tiền mặt trước ngày 31/12/2018 là 24.268 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2019-2025, ACV dự kiến tiếp tục tích lũy 12.339 tỷ đồng từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, dự kiến ACV bố trí vốn chủ sở hữu được 36.607 tỷ đồng, tương đương 1,566 tỷ USD, chiếm 37% tổng vốn đầu tư.

Số vốn còn lại ACV phải đi vay khoảng 2,628 tỷ USD.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Có 12 tổ chức sẵn sàng cho ACV vay khoảng 5 tỷ USD không thế chấp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO