Cơ chế thu hút PPP chưa rõ ràng

Nguyễn Việt 23/10/2018 05:06

Theo ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách (TCNS) của Quốc hội, cơ chế thu hút đầu tư PPP được cho là chưa đồng bộ, chưa rõ ràng.

Tại báo thẩm tra báo cáo đầu tư công trung hạn của Chính phủ chiều 22/10, ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách (TCNS) của Quốc hội cho biết, cơ chế thu hút đầu tư PPP được cho là chưa đồng bộ, chưa rõ ràng, một số dự án PPP trong lĩnh vực giao thông phải chuyển sang đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước, làm tăng áp lực đối với việc cân đối ngân sách. 

Có thể bạn quan tâm

  • ĐB Quốc hội: Nhiều tín hiệu tốt cả về kinh tế và xã hội trong năm 2018

    ĐB Quốc hội: Nhiều tín hiệu tốt cả về kinh tế và xã hội trong năm 2018

    16:20, 22/10/2018

  • 6 kiến nghị của Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

    6 kiến nghị của Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

    13:26, 22/10/2018

  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tập trung điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án phức tạp

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tập trung điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án phức tạp

    10:41, 22/10/2018

Đơn cử, Chính phủ đã phải đề xuất thay đổi hình thức đầu tư từ PPP sang đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đối với một số tuyến đường ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An và đề xuất bố trí vốn ngân sách để mua lại một số dự án BT của Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI), Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam (VEC) tại Tờ trình số 173/TTr-CP ngày 11/5/2018.

Nói về hiệu quả đầu tư công, Ủy ban TCNS cũng nhận định việc đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm chưa đạt yêu cầu đặt ra. Một số dự án quan trọng quốc gia như: cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành đã được Quốc hội bố trí vốn nhưng tiến độ triển khai chậm.

Một số công trình phải điều chỉnh tổng mức đầu tư (TMĐT) quá lớn, ảnh hưởng đến cân đối nguồn lực, hiệu quả đầu tư. Đơn cử, dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên tăng TMĐT từ 17.388 tỉ đồng lên 47.325 tỉ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến nay đã 12 năm vẫn chưa hoàn thành; dự án Bến Thành - Tham Lương tăng TMĐT từ 26.116 tỉ đồng lên 48.771 tỉ đồng... Một số dự án sử dụng vốn ODA chất lượng chưa bảo đảm như dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi “như ruộng cày” được báo chí phản ánh thời gian gần đây.

TS. Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ĐBQH đoàn Thái Bình cho rằng, một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đầu tư công trong thời gian tới là thực hiện đối tác công – tư (PPP), kêu gọi khu vực tư nhân sát cánh cùng với khu vực nhà nước để thực hiện đầu tư và vận hành các cơ sở hạ tầng cũng như đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh.

TS. Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ĐBQH đoàn Thái Bình

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, TS. Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ĐBQH đoàn Thái Bình cho rằng, một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đầu tư công trong thời gian tới là thực hiện đối tác công – tư (PPP), kêu gọi khu vực tư nhân sát cánh cùng với khu vực nhà nước để thực hiện đầu tư và vận hành các cơ sở hạ tầng cũng như đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh.

“Theo tôi, rất cần sự tham gia của những nhà đầu tư tư nhân nhưng trong khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, ổn định thì sẽ huy động được nhiều hơn nguồn vốn của tư nhân, và chịu sự giám sát của các nhà đầu tư tư nhân, đây là cách để nâng cao hiệu quả đầu tư công trong thời gian tới”, ông Lộc nói.

Huy động nguồn vốn tư nhân để cùng đầu tư với nhà nước còn giúp chúng ta khắc phục được xu hướng thời gian tới, đó là nguồn vốn ODA sẽ giảm xuống khi Việt Nam đã đạt được mức thu nhập trung bình.

Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân khiếu cho đầu tư công chưa hiệu quả theo ý kiến của nhiều chuyên gia, đó là mặc dù các thủ tục hành chính đã được cắt giảm khá nhiều. Đánh giá về vấn đề này, ông Lộc cho rằng, để nâng cao hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ đầu tư công thì cần phải hoàn thiện khung khổ pháp lý về đầu tư công, đảm bảo sự minh bạch trong đầu tư công.

Việc huy động nguồn vốn từ người dân cả trong và người nước cùng tham gia vào đầu tư công với nhà nước là công thức rất quan trọng. Nhưng hiện nay chúng ta vẫn chưa có khung khổ pháp luật cho vấn đề này. Trong quá trình thực hiện đầu tư công lại chưa có đủ sự minh bạch, chưa mang lại niềm tin cho xã hội. Như vậy sẽ rất khó đẩy mạnh đầu tư công, đặc biệt là nâng cao hiệu quả đầu tư công.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cơ chế thu hút PPP chưa rõ ràng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO