Có dễ vay ngân hàng đảo nợ?

LÊ MỸ 05/08/2023 04:30

Thông tư 06/2023/TT-NHNN sẽ cho phép các nhà băng có thể cho khách hàng vay để trả nợ trước hạn khoản vay tại ngân hàng khác với mục đích phục vụ nhu cầu khác ngoài hoạt động kinh doanh.

>>> Chờ chính sách tiền tệ linh hoạt nửa cuối năm 2023

Đây là cơ hội để thúc đẩy tín dụng tiêu dùng, nhưng có yếu tố rủi ro với người vay nếu quy trình không chắc chắn. Chưa kể, việc định giá tài sản thế chấp giá thấp cũng sẽ bất lợi cho người vay.

 Việc chuyển khoản vay mua nhà từ ngân hàng này sang ngân hàng khác thực tế không hề… dễ như quy định.

Việc chuyển khoản vay mua nhà từ ngân hàng này sang ngân hàng khác thực tế không hề… dễ như quy định.

Mở lối “đảo nợ”

Các chuyên gia cho rằng vấn đề cần thiết nhất vẫn là làm sao tháo mở, khơi lại thanh khoản, kích thích người mua nhà. Do đó, chính sách tín dụng hỗ trợ phù hợp cho người vay mua bất động sản rất cần thiết.

Theo Thông tư 06/2023/TT-NHNN, từ ngày 1/9 tới, việc cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay cũ tại ngân hàng khác không còn bị giới hạn trong phạm vi phục vụ sản xuất kinh doanh mà còn áp dụng với cả người vay phục vụ đời sống (trong đó có vay mua nhà, mua xe).

Về bản chất, theo quy định mới, khách hàng có thể chuyển khoản vay mua nhà từ ngân hàng này sang ngân hàng khác (có lãi suất thấp, nhiều ưu đãi) một cách dễ dàng và có lợi hơn. Khách hàng cũng dễ dàng tiếp cận khoản vay mới với mức chi phí thấp hơn, được tiếp cận và sử dụng thêm các dịch vụ mới.

>>>Ngân hàng Nhà nước nói gì về Thông tư 06/2023?

Cẩn trọng “đổ nợ”

Tuy nhiên, Chuyên gia tài chính Nguyễn Lê Ngọc Hoàn cho biết, việc chuyển khoản vay mua nhà từ ngân hàng này sang ngân hàng khác thực tế không hề… dễ như quy định. Ví dụ đối với một khoản vay khoảng 50% giá trị 1 căn hộ cao cấp (dưới mức luxury), ở ngay tại TP HCM, khách vay mua phải có 3 tỷ đồng tiền mặt, thế chấp sổ hồng để vay thêm 3 tỷ đồng. Sau thời gian ưu đãi, muốn chuyển khoản vay sang ngân hàng khác có lãi suất ưu đãi hơn, thì khách hàng phải vay được ở 1 ngân hàng hoặc tổ chức một khoản giá trị lớn, tức phải có thêm tài sản khác để thế chấp cho khoản vay mới, nhằm có dòng tiền tất toán khoản vay cũ.

Thực tế, vẫn có tổ chức triển khai theo hướng giới thiệu cho khách hàng vay đảo nợ từ nguồn bên ngoài lãi suất… cắt cổ. Nhưng không phải ai cũng chịu được mức lãi suất cao trong ngắn hạn, cũng như không phải ai cũng có 2- 3 tài sản có giá trị để thế chấp khoản vay.

Lãnh đạo chi nhánh một NHTMCP, ông Nguyễn Hoàng C., cũng “bật mí” không phủ nhận thực tế có tình trạng kết nối tạo khoản vay mới tại tổ chức, công ty khác (hoặc sân sau) tạm thời; để trả nợ cũ, đảo nợ. Nếu khách hàng không cẩn thận chọn lọc nguồn vay khi không được ngân hàng mới duyệt vay, sẽ rất dễ bị “đổ nợ” bởi cũng có trường vay mới trả cũ nhưng lại gặp khó khăn khi vay tiếp, bị kéo dài khoản nợ vay ngoài với lãi cao thêm nhiều ngày.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp bất động sản nặng gánh nỗi lo từ Thông tư 06

    Doanh nghiệp bất động sản nặng gánh nỗi lo từ Thông tư 06

    14:00, 26/07/2023

  • Lo ngại về việc có thêm “rào chắn” tín dụng cho bất động sản do Thông từ 06

    Lo ngại về việc có thêm “rào chắn” tín dụng cho bất động sản do Thông từ 06

    17:51, 18/07/2023

  • Thông tư 06/2023/TT-NHNN có tác động đến bất động sản và ngân hàng?

    Thông tư 06/2023/TT-NHNN có tác động đến bất động sản và ngân hàng?

    12:05, 07/07/2023

  • Sửa đổi Thông tư 06/2020/TT-BKHĐT gỡ vướng thủ tục lựa chọn nhà đầu tư

    Sửa đổi Thông tư 06/2020/TT-BKHĐT gỡ vướng thủ tục lựa chọn nhà đầu tư

    03:50, 04/08/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Có dễ vay ngân hàng đảo nợ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO