Cô gái người Mường làm nên thương hiệu trà ở vùng biên giới

Diendandoanhnghiep.vn Bộ sản phẩm trà OCOP 3 sao của chị Phạm Thị Bình (Gia Lai) phát triển thành công vừa tăng thu nhập cho gia đình, vừa giúp bà con tiêu thụ được nông sản ngay tại vùng đất đầy nắng gió.

>>Gói dự án nhà ở xã hội: “Liều sâm” cho người bệnh

Trên đoạn đường gần 100km vào làng Ó, xã Ia Vê, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, chúng tôi cảm nhận được cái nóng gần 38 độ ở đây. Nép sát bên hông ngôi nhà rông của làng Ó là ngôi nhà của chị Phạm Thị Bình, cũng là địa điểm sản xuất của cơ sở trà Nam Phúc. 

Năm 2002, cô gái Phạm Thị Bình sinh năm 1985 rời miền quê Thanh Hoá vào tỉnh Gia Lai lập nghiệp tại vùng đất biên giới đầy nắng gió. Những ngày đầu ở đây, chị chọn làm công nhân cà phê cho một đơn vị trên địa bàn.

Chị Phạm Thị Bình kiểm tra sản phẩm trước khi cho khách hàng.

Chị Phạm Thị Bình kiểm tra sản phẩm trước khi cho khách hàng.

Khi làm công nhân, chị Bình có cơ duyên được gặp những người bạn trẻ khởi nghiệp tại đơn vị cà phê. Được truyền lửa khởi nghiệp, chị Bình quyết tâm làm bộ sản phẩm từ lá thuốc dùng để xông cho người ốm để khởi nghiệp và san sẻ điều tốt đẹp đến cộng đồng.

Do đó, chị lại tiếp tục làm các loại túi xông bán cho người ở địa phương. Tiếng lành đồn xa, thu nhập cũng bắt đầu khá lên thì khâu mở rộng sản xuất cũng được chú ý. Năm 2018 chị Bình thành lập cơ sở sản xuất trà Nam Phúc và bắt đầu mở rộng sản xuất thêm nhiều loại sản phẩm.

Chị Phạm Thị Bình cho biết: “Khi dịch Covid-19 xuất hiện thì túi xông, lá xông được người dân mua về sử dụng rất nhiều. Riêng loại này có những tháng thu nhập đến 40 triệu đồng, khách hàng là người địa phương, người dân đặt qua mạng.”

Bộ sản phẩm do chính tay chị BÌnh làm ra đạt OCOP 3 sao.

Bộ sản phẩm do chính tay chị Bình làm ra đạt OCOP 3 sao.

Từ những bước thành công ban đầu, chị tiếp tục tư duy làm thêm trà sả, trà mãng cầu, trà đậu đen, trà bí đao, bột đậu,...  Năm 2021, bộ sản phẩm trà của cơ sở sản xuất trà Nam Phúc đã được UBND tỉnh Gia Lai công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. Đây là một vinh dự lớn của người nông dân khi làm ra những sản phẩm từ quê hương thứ hai.

Để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, chồng chị Bình cũng xin nghỉ làm công nhân ở nhà trồng hơn 6 sào sả, đồng thời thu mua nguyên liệu cho vợ. Từ sự đồng tâm hợp lực của hai vợ chồng góp phần giúp cơ sao sản xuất trà Nam Phúc có chỗ đứng trên thị trường.

a

Sản phẩm sạch nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân địa phương và khách hàng trên cả nước.

Tỉnh Gia Lai là thị trường chủ lực hiện nay của cơ sở sản xuất trà Nam Phúc. Ngoài ra, chị Bình cũng mở bán trên các trang mạng xã hội với giá cả phải chăng. Nguồn nguyên liệu được cam kết không dùng hoá chất, do đó được khách hàng tin tưởng thường xuyên đặt mua giúp đơn hàng ổn định.

Hiện nay, chị Bình đã đầu tư thêm máy 2 sấy trà đảm bảo màu sắc và hương vị tự nhiên. Mỗi tháng cơ sở sản xuất trà Nam Phúc bán ra thị trường khoảng 50kg trà các loại đem về thu nhập khoảng 30 triệu đồng.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu làm sao đưa sản phẩm lên OCOP 5 sao, để giúp nông dân có thu nhập tốt hơn và ổn định hơn”, chị Phạm Thị Bình nói lên quyết tâm trong tương lai của mình.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cô gái người Mường làm nên thương hiệu trà ở vùng biên giới tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713517668 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713517668 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10