Dù lỗ ròng quý 1 nhưng doanh thu các mảng hoạt động chính của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không (VNI) vẫn tăng trưởng tích cực. Do đó, VNI vẫn còn nhiều cơ hội chuyển mình.
VNI vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2020, với kết quả kinh doanh quý I/2020 lỗ ròng hơn 35 tỷ đồng.
Vẫn còn lợi thế cổ đông
VNI là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm lớn với vốn điều lệ 800 tỷ đồng và các cổ đông sáng lập đều là những ông lớn có “máu mặt” như: Vietnam Airlines, Vinacomin, Lilama, Geleximco, Navico…
Với các cổ đông lớn này, lợi thế của VNI hoàn toàn trở nên khác biệt và vượt trội so với các doanh nghiệp bảo hiểm trên cùng thị trường, khi tham gia cạnh tranh cung cấp sản phẩm, khai thác lĩnh vực phi nhân thọ, tái bảo hiểm. Cùng với đó là lợi thế nguồn lực để triển khai mảng đầu tư tài chính.
35,2 tỷ đồng là tổng số tiền lỗ ròng của VNI trong quý I/2020, trong khi doanh nghiệp này ghi nhận lãi ròng hơn 344 triệu đồng cùng kỳ năm 2019.
Trong khi đó, yêu cầu thoái vốn đầu tư ngoài ngành đã khiến nhiều cổ đông của VNI phải lần lượt rời đi. Tính đến cuối năm 2019, trong cơ cấu cổ đông, tính theo tỷ lệ sở hữu cổ đông lớn chỉ còn 14,63%; theo tỷ lệ đầu tư tổ chức chỉ còn 11,66% và tỷ lệ sở hữu Nhà nước là 0%. Tuy nhiên, VNI vẫn được các cổ đông cũ ủng hộ trong hoạt động kinh doanh khi vẫn là khách hàng đối tác chính, nhất là khi lĩnh vực bảo hiểm hàng không của VNI cung cấp, cũng trúng với nhu cầu của đối tác.
Cần tập trung vào mảng cốt lõi
Kết thúc quý I/2020, VNI ghi nhận doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng 26%, đạt gần 242 tỷ đồng. Tuy nhiên, do chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng 33%, nên lợi nhuận gộp chỉ còn 757 triệu đồng. Kết quả, Công ty lỗ ròng hơn 35 tỷ đồng trong quý 1/2020.
Giải trình kết quả kinh doanh quý I lỗ ròng, VNI báo cáo lợi nhuận mảng đầu tư tài chính sụt giảm mạnh do thị trường chứng khoán 3 tháng đầu năm không thuận lợi. Cùng với đó, công ty phát sinh một số vụ tổn thất lớn, dẫn đến chi phí bồi thường và dự phòng bồi thường tăng cao.
Có thể bạn quan tâm
00:40, 07/09/2019
22:46, 29/07/2019
11:27, 09/11/2018
20:37, 24/12/2018
Mặc dù lỗ ròng quý 1, nhưng doanh thu bảo hiểm phi hàng không vẫn tăng trưởng 33%, một số nghiệp vụ bảo hiểm tăng mạnh như bảo hiểm con người tăng 354%, bảo hiểm trách nhiệm tăng 167%, bảo hiểm tài sản tăng 51%, bảo hiểm xe cơ giới tăng 21%... Do đó, VNI vẫn còn nhiều kỳ vọng phục hồi kinh doanh sau khi dịch bệnh được đẩy lùi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, VNI vẫn cần đẩy mạnh hơn nữa mảng hoạt động lõi để vượt qua khó khăn hiện nay.
Rộng mở cuộc đua bảo hiểm phi nhân thọ
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam được đánh giá đầy tiềm năng. Theo đó, các loại hình sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ đi theo ngành hàng, theo hàng hóa, dịch vụ cung ứng và đặc biệt phục vụ nhu cầu cá nhân cũng ngày càng đa dạng, có “đất” để phát triển thêm.
Theo đánh giá của OECD, tỷ lên dân số trẻ sử dụng bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam vẫn đang ở mức thấp (1,3% so với mức 3% - 4% trong khu vực thị trường đang phát triển), phí bảo hiểm nhân thọ/người ở mức thấp (21 USD/người so với 70 USD/người tại thị trường đang phát triển).
Ở phía các nhà kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, thị phần vẫn trong tay các ông Tổng lớn, nhiều doanh nghiệp kinh doanh cả nhân thọ lẫn phi nhân thọ như BVH, PVI, PT, BMI… Song song, kênh phân phối với bảo hiểm phi nhân thọ cũng đang khá rộng, khi ngân hàng đã bắt tay với các đối tác lớn để khai thác bancassurance. Ngoài ra, xu hướng tiêu dùng, sử dụng dịch vụ qua nền tảng số được dự báo cũng tiếp thêm sức cho bảo hiểm…
Tuy nhiên, những lợi thế nêu trên là dài hạn, bởi theo đánh giá chung, bảo hiểm phi nhân thọ sẽ gặp khó khăn rất lớn do đại dịch COVID-19. Theo đó, sẽ có nhiều doanh nghiệp và khách hàng cá nhân sử dụng ngay quyền lợi hợp đồng của mình để khắc phục thiệt hại. Đây chính là thách thức của PTI, BMI và cả VNI…