8 trung tâm đầu mối về nông nghiệp là cơ sở quan trọng để tiến hành phát triển nông nghiệp chế biến, nâng tầm giá trị cho nông sản Việt Nam.
>>>Logistics cho nông sản ĐBSCL: Liên kết phát triển logistics liên vùng
Sáng 21/6, tại Thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030.
Tại Hội nghị, một trong 6 cơ hội mới được Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng nhắc tới trong Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030 là phát triển nông nghiệp là thế mạnh, cũng là sứ mệnh của vùng ĐBSCL.
Theo đó, phát triển các sản phẩm chiến lược theo ba trọng tâm: Thủy sản, trái cây và lúa gạo theo hướng tăng tỷ trọng thủy sản, trái cây và giảm tỷ trọng lúa gạo. Phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, kết hợp với thương mại, dịch vụ logistic, du lịch sinh thái, công nghiệp, trọng tâm là công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.
Phát triển hệ thống 8 trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, kết nối với các đầu mối hạ tầng để cung cấp các dịch vụ về logistics, nghiên cứu phát triển, đào tạo và chuyển giao công nghệ, thu gom, chế biến sâu, ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp.
Đồng quan điểm, TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách Chiến lược Phát triển, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyên gia về chính sách nông nghiệp chia sẻ, trong quá trình đổi mới thời gian qua, nổi bật lên thành công rực rỡ của lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long là địa bàn tiên phong; Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long được công bố hôm nay mở ra cơ hội, tiềm năng mới cho vùng đất này.
Với định hướng đa dạng về sản xuất nông nghiệp, thời gian tới Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là vựa lúa mà còn trở thành vựa trái cây, vựa thuỷ sản của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho an ninh lương thực thế giới.
Với 3 vùng sinh thái được xác định các giải pháp, hệ thống hạ tầng cơ sở liên kết như hiện nay, chắc chắc Đồng bằng sông Cửu Long sẽ phát triển theo hướng thuận thiên, vững bền. Đây cũng là cơ sở bảo đảm để chúng ta xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh, nông nghiệp tái tạo.
Một điểm quan trọng là chúng ta xác định được 8 vùng trung tâm đầu mối gắn với quá trình phát triển cơ sở, đây là cơ sở quan trọng để tiến hành phát triển nông nghiệp chế biến, nâng tầm giá trị cho nông sản Việt Nam. Mở ra cơ hội to lớn cho việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, làm cho Đồng bằng sông Cửu Long không còn là điểm trũng về khó khăn trong thu nhập mà thành vùng có phát triển văn hoá, du lịch mạnh mẽ, tài nguyên dồi dào.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cho chúng ta thấy đi kèm quy hoạch là cơ chế quản lý ngân sách, huy động đầu tư nước ngoài, quy chế liên kết vùng. Đây là cơ sở quan trọng để chúng ta biến tất cả ước mơ, bức tranh tương lại này thành hiện thực.
>>>LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Cần cơ chế đột phá thu hút đầu tư
>>>LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Bảy đề xuất phát triển toàn diện và liên kết vùng
Thay mặt cho các nhà khoa học, TS. Đặng Kim Sơn gửi gắm, chúng ta đã có quy hoạch tốt, nhưng khó khăn nhất vẫn là thực hiện, làm thế nào để tổ chức liên kết vùng, làm thế nào để đưa hết thành phần kinh tế, các đối tác trong và ngoài nước vào đầu tư, phát triển tại địa bàn này. Trong quá trình xây dựng quy hoạch, chúng ta đã có bài học tốt qua sự tham gia của các chuyên gia Hà Lan. Hà Lan là nước phải đối đầu với thách thức nước biển dâng, nhưng hiện nay đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu nông sản.
Với quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long, chắc chắc đất nước chúng ta trong giai đoạn tới sẽ phát triển rực rỡ, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là địa bàn tiên phong không chỉ về sản xuất nông nghiệp mà còn công nghiệp chế biến, kinh tế biển và phát triển con người.
Cùng quan điểm, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Hà Lan cho biết, Chính phủ Hà Lan và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cam kết cùng nhau hợp tác phát triển các trung tâm vận tải, hậu cần và kinh doanh nông sản, vì điều quan trọng là giúp các sản phẩm đến được các thành phố một cách an toàn để được "bán và tiêu thụ" và tới các cảng biển để "xuất khẩu".
Việc hình thành các trung tâm đầu mối kinh doanh nông sản ở ĐBSCL sẽ là một yếu tố quan trọng trong kế hoạch tổng thể thu gom, tổng hợp các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản tại địa phương và gia tăng giá trị sản phẩm thông qua phát triển các trung tâm chế biến và công nghệ cũng là cùng kết hợp với các dịch vụ và các ngành công nghiệp khác. Với kiến thức và kinh nghiệm của mình trên khắp thế giới về thiết kế và phát triển các trung tâm kinh doanh nông sản như vậy, Hà Lan mong muốn được hợp tác với Việt Nam về nội dung quan trọng này.
Tương tự như vậy, đối với ngành logistics và vận tải, điều quan trọng là phải đưa các sản phẩm có giá trị cao đến các thị trường và cảng chính một cách hiệu quả và an toàn. Dự án Cảng biển nước sâu Cái Mép Hạ và trung tâm logistics trị giá 1 tỷ Euro do liên doanh Việt Nam - Hà Lan - Bỉ phát triển sẽ là một "viên gạch" quan trọng để xây dựng khả năng tiếp cận thị trường châu Âu cho tôm và trái cây từ ĐBSCL. Chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác về phát triển cảng, phát triển chuỗi kho lạnh, năng lực bảo quản cũng như cải thiện năng lực đường thủy nội địa, vận tải thủy nội địa và đào tạo thủy thủ đoàn.
Có thể bạn quan tâm
12:00, 18/06/2022
16:40, 02/06/2022
09:57, 02/06/2022
13:57, 31/05/2022
06:51, 30/05/2022
00:26, 30/05/2022