Cơ hội nào cho startup Việt chinh phục thị trường quốc tế?

ĐÌNH ĐẠI 28/11/2021 05:00

"Đứng trên vai người khổng lồ" chính là cách thông minh để xây dựng hệ sinh thái bao quanh startup, giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp tận dụng các nguồn lực phù hợp để xây dựng bệ phóng vững chắc.

>>>Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc tế: Sứ mệnh doanh nhân trẻ

Tận dụng lợi thế…

Đó là nhận định của các chuyên gia và doanh nghiệp tại Hội thảo “Qualcomm mang khởi nghiệp Việt chinh phục đẳng cấp quốc tế” diễn ra mới đây. Theo các chuyên gia, trong những năm gần đây, có một xu hướng là các startup Việt được thành lập bởi đội ngũ founder là các nhân tài có kinh nghiệm học tập và làm việc nhiều năm ở nước ngoài. Lợi thế cạnh tranh của họ là công nghệ cập nhật mới nhất từ Silicon Valley, Châu Âu; tư duy phát triển sản phẩm tầm quốc tế; mối quan hệ rộng trong hệ sinh thái khởi nghiệp khu vực.

Các diễn giả tham gia Hội thảo “Qualcomm mang khởi nghiệp Việt chinh phục đẳng cấp quốc tế”.

Các diễn giả tham gia Hội thảo “Qualcomm mang khởi nghiệp Việt chinh phục đẳng cấp quốc tế” - Ảnh chụp màn hình.

Ông Vũ Ngọc Tâm - Founder & CEO Earable chia sẻ, một trong những lý do giữa nhiều sự lựa chọn tốt hơn, nhưng ông vẫn chọn về Việt Nam để xây dựng Earable. Ông cho biết, Earable về Việt Nam vào năm 2019 theo làn gió chung rất thuận lợi khi có các công ty hỗ trợ phát triển phần cứng như Samsung và nhận được các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp từ Chính phủ.

Ngoài ra, Earable có thể tận dụng được lợi thế đội ngũ nhân tài tại Việt Nam. Bởi từ lâu, Việt Nam đã có tiếng trên thị trường quốc tế trong mảng gia công phần mềm (software) chất lượng với chi phí cạnh tranh. Ngay khi nhận thấy cơ hội, ông đã thành lập Earable và đặt niềm tin vào sự phát triển kết hợp giữa software và hardware ngay tại Việt Nam.

“Khi Earable triển khai hoạt động tại Việt Nam, công ty thử nghiệm rất nhiều chipset và cuối cùng phát hiện ra chipset của Qualcomm tương thích hoàn hảo để sản xuất thiết bị tai nghe thông minh của Earable. Nhờ sử dụng công nghệ chip Qualcomm mà Earable đã rút ngắn thời gian sản xuất để chạy đua hết tốc lực dự kiến ra mắt sản phẩm vào đầu năm 2022 ở thị trường quốc tế, ông Tâm chia sẻ.

Một góc nhìn khác từ Ông Nguyễn Tử Quảng - CEO BKAV chia sẻ kinh nghiệm của BKAV khi tận dụng lợi thế hạ tầng công nghệ từ các Tập đoàn nước ngoài nhằm tối ưu sản xuất hardware ngay tại Việt Nam để chinh phục thị trường quốc tế.

Theo ông Quảng, bắt đầu năm 2019, BKAV quyết định tham gia vào ngành sản xuất smartphone (hardware). Tại thời điểm đó, Việt Nam chưa có ngành công nghiệp sản xuất phần cứng nên BKAV đã gặp nhiều khó khăn khi tất cả các nhà cung cấp đều từ chối vì nghĩ rằng công ty Việt Nam chưa đủ năng lực để sản xuất phần cứng.

Tuy nhiên, với sự quyết tâm, BKAV từng bước khắc phục khó khăn bằng cách xây dựng đội ngũ để nắm công nghệ lõi, xây dựng sự hợp tác với các chuỗi cung ứng trên thế giới. Vào năm 2021, BKAV quay trở lại đề nghị hợp tác với Qualcomm và hai bên chính thức ký hợp đồng. Sau khi thuyết phục thành công sự hợp tác của Qualcomm, BKAV đã thuyết phục hơn 200 đối tác khác dễ dàng hơn vì đã có một đối tác uy tín như Qualcomm bảo chứng cho năng lực sản xuất hardware của BKAV.

Đó là một hành trình dài nhưng với sự hỗ trợ của đối tác Qualcomm thì BKAV đã vượt qua được rất nhiều khó khăn khi là đơn vị tiên phong tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất hardware và đã đạt được những thành tựu nhất định, thương mại hóa các sản phẩm do người Việt sản xuất ra thị trường quốc tế, CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng chia sẻ.

>>>CEO Lê Anh: Đưa văn hóa ẩm thực cha ông đến bạn bè quốc tế

… Và chiến lược “đứng trên vai người khổng lồ”

"Đứng trên vai người khổng lồ" - hợp tác với các tập đoàn lớn chính là cách thông minh để xây dựng hệ sinh thái bao quanh startup, giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp chủ động tiếp cận, lựa chọn, tận dụng các nguồn lực phù hợp để xây dựng bệ phóng vững chắc.

Bà Trương Lý Hoàng Phi - Chủ tịch HĐQT và CEO IBP, Nhà sáng lập và Cố vấn chiến lược của BSSC chia sẻ tại Hội thảo - Ảnh chụp màn hình.

Bà Trương Lý Hoàng Phi - Chủ tịch HĐQT và CEO IBP, Nhà sáng lập và Cố vấn chiến lược của BSSC chia sẻ tại Hội thảo - Ảnh chụp màn hình.

Trong chặng đường hơn 10 năm cống hiến cho cộng đồng khởi nghiệp ở vai trò chuyên gia xây dựng và phát triển Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam, bà Trương Lý Hoàng Phi - Chủ tịch HĐQT và CEO IBP, Nhà sáng lập và Cố vấn chiến lược của BSSC đã có cơ hội quan sát những tác động tích cực của các Tập đoàn lớn đối với các công ty khởi nghiệp Việt và cách chuyển mình đầy sức sống của các startup Việt khi nhận được nguồn lực hỗ trợ từ các tập đoàn.

Trong những năm gần đây, bà Trương Lý Hoàng Phi đã thành công trong việc kêu gọi, kết nối nguồn lực từ các Tập đoàn hàng đầu Việt Nam và quốc tế đồng loạt tài trợ, đồng hành cùng cộng đồng startup Việt thông qua các chương trình như: VinTech Fund của VinTech City thuộc Tập đoàn VinGroup (Việt Nam), SK Startup Fellowship (SKSF) của Tập đoàn SK (Hàn Quốc), Qualcomm Vietnam Innovation Challenge (QVIC) của Tập đoàn Qualcomm (Mỹ)....

Theo chia sẻ của bà Trương Lý Hoàng Phi, startup Việt cần mài sắc kỹ năng tìm kiếm, lựa chọn và tận dụng tối đa các nguồn lực từ các tập đoàn hàng đầu để phát triển công nghệ, mang sản phẩm sản xuất tại Việt Nam chinh phục thị trường quốc tế.

Ông Vũ Ngọc Tâm cho rằng, để có thể hợp tác được với “người khổng lồ”, các startup Việt cần phải chứng minh được tiềm năng “Thánh Gióng” của mình. Bởi tất cả các Tập đoàn lớn, các startup trị giá tỷ USD trên thế giới đều bắt đầu từ một startup nhỏ, đã có thời điểm họ là một “Thánh Gióng tí hon”. Việc tiếp theo là các startup phải nhanh nhạy nắm bắt ngay cơ hội khi “người khổng lồ” có tín hiệu “chìa vai”.

bà Nguyễn Thanh Thảo - Giám đốc phát triển kinh doanh cấp cao của Qualcomm chia sẻ tại Hội thảo - Ảnh chụp màn hình.

Bà Nguyễn Thanh Thảo - Giám đốc phát triển kinh doanh cấp cao của Qualcomm chia sẻ tại Hội thảo - Ảnh chụp màn hình.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thanh Thảo - Giám đốc phát triển kinh doanh cấp cao của Qualcomm cho biết, Qualcomm tin tưởng và kỳ vọng vào cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và mở ra chương trình “Thử thách đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam 2022 (QVIC 2022)”. Theo bà Thảo, tầm nhìn của Qualcomm thông qua QVIC là nếu người Việt Nam được định hướng và hỗ trợ bởi đội ngũ có tâm, có tầm thì sẽ phát triển rất nhanh.

Với vai trò là người quản lý và trực tiếp điều hành QVIC tại Việt Nam, bà Nguyễn Thanh Thảo cho rằng, không có gì ý nghĩa hơn đối với các startup khi những phát minh của mình được ứng dụng cho hàng tỉ người trên thế giới sử dụng. Ở góc độ cá nhân, bà rất tự hào khi Việt Nam được chọn làm nước thứ 3 triển khai QVIC sau Ấn Độ và Đài Loan. Điều này cho thấy, khởi nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng tham gia cạnh tranh trên đấu trường quốc tế.

QVIC khuyến khích các công ty khởi nghiệp Việt Nam tận dụng sự hỗ trợ về nền tảng công nghệ và tài chính của Qualcomm để tạo ra nhiều phát minh, sáng kiến cho cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam và trên toàn thế giới”, bà Nguyễn Thanh Thảo chia sẻ.

Chương trình “Thử thách đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam 2022 - Qualcomm Vietnam Innovation Challenge 2022 - QVIC 2022” đã chính thức phát động với con số hỗ trợ tài chính dự kiến lên đến 375,000 USD cùng nhiều lợi ích về hỗ trợ nền tảng công nghệ và sở hữu trí tuệ dành cho các startup.

Có thể bạn quan tâm

  • Chìa khoá khởi nghiệp thành công của tỷ phú Mark Cuban

    Chìa khoá khởi nghiệp thành công của tỷ phú Mark Cuban

    05:29, 27/11/2021

  • Cần chính sách đặc thù hỗ trợ đoàn viên, thanh niên khởi nghiệp

    Cần chính sách đặc thù hỗ trợ đoàn viên, thanh niên khởi nghiệp

    04:36, 27/11/2021

  • 9X Đà thành khởi nghiệp với cà-phê sách

    9X Đà thành khởi nghiệp với cà-phê sách

    05:26, 26/11/2021

  • Khát nhân lực IT, cơ hội cho các bạn trẻ khởi nghiệp

    Khát nhân lực IT, cơ hội cho các bạn trẻ khởi nghiệp

    04:28, 26/11/2021

  • Vốn đầu tư phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

    Vốn đầu tư phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

    05:20, 23/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cơ hội nào cho startup Việt chinh phục thị trường quốc tế?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO