Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước một cơ hội mới để bứt phá nếu thích ứng kịp thời với môi trường kinh doanh mới do đại dịch CoVID-19 tạo ra.
Phát biểu tại Diễn đàn trực tuyến: Sáng tạo kinh doanh trong môi trường biến đổi, ông Nguyễn Bình Minh, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) cho biết đại dịch toàn cầu Covid-19 đã vào đang tạo ra áp lực ngăn cản các hoạt động kinh tế truyền thống trên toàn thế giới, nhưng đồng thời lại tạo ra những cơ hội mới cho thương mại điện tử. Việc giãn cách xã hội và hạn chế đi lại, tụ tập đông người đã làm phát sinh nhiều nhu cầu giao dịch điện tử.
Chính phủ, doanh nhiệp và người dân đều có sự thay đổi hành vi theo hướng ủng hộ chuyển đổi số để đối phó dịch bệnh.
Các doanh nghiệp trên thế giới cũng trong giai đoạn tái thiết kế lại chuỗi cung ứng và chọn Việt Nam như một điểm đến lý tưởng ngay trong và sau đại dịch.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần năm bắt cơ hội này thúc đẩy kinh tế số phát triển. Bài viết này đề cập đến các cơ hội và đề xuất phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệpViệt Nam trong và sau đại dịch toàn cầu.
Về cơ hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam, ông Minh nhấn mạnh những năm gần đây đã có một làn sóng chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam. Các doanh nghiệp toàn cầu đang lo lắng về các xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Việt Nam được một số doanh nghiệp ưu tiên chuyển dịch đầu tư vì có nền kinh tế, chính trị ổn định. Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác trong khu vực cũng có những chính sách rất hấp dẫn thu hút các doanh nghiệp đầu tư, như Ấn Độ, Thái Lan...
Vì vậy Việt Nam chỉ là một lựa chọn đầu tư được xem xét. Khi dịch bệnh bắt đầu lan rộng Việt Nam đã quyết liệt ngăn ngừa hơn nhiều quốc gia, vì thế đã làm hạn chế nhiều ngành như hàng không, du lịch, vận tải,…
Nhưng khi dịch bệnh bùng phát thì các nước đều phải áp dụng các biện pháp mạnh mà vẫn không hiệu quả. Các doanh nghiệp quốc tế nhận ra điểm đến an toàn hơn cho hoạt động của họ nếu dịch bệnh còn tiếp diễn và lặp lại. Việc đầu tư vào Việt Nam trở thành xu hướng mang lại sự ổn định và an toàn trong tương lai.
Tuy nhiên từ năm 2020, nhiều hoạt động đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng của dịch bệnh toàn cầu nên tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần chỉ ước đạt 75% năm 2019 tương đương hơn 28,5 tỉ USD, nhưng vẫn duy trì giải ngân đạt xấp xỉ như năm 2019, ở mức gần 20 tỉ USD.
Về phòng chống dịch bệnh, năm 2020, Việt Nam đã rất tích cực và chủ động trong phòng chống dịch CoVID-19 và đặt được nhiều thành công đáng kể. Tỉ lệ người nhiễm CoVID-19 tại Việt Nam rất thấp dưới 1500 người. Trong khi gần như toàn bộ thế giới chịu ảnh hưởng với gần 84 triệu ca nhiễm và hơn 2 triệu người tử vong. Thành công của Việt Nam trong năm 2020, một quốc gia có chung biên giới với Trung Quốc đã được thế giới ghi nhận và đánh giá rất cao. Đây là một động lực tốt giúp các doanh nghiệp Việt Nam thích nghi dần với các điều kiện kinh doanh nhiều biến động.
Các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam đã chứng kiến một cơ hội mới, khi Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp và người dân chuyển sang môi trường Internet để hạn chế sự làn tràn của dịch bệnh.
Năm 2020, Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương thì thương mại điện tử tại Việt Nam đã phát triển với tốc độ khá cao, có mức tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á đạt gần 18% và quy mô thị trường đạt 11,8 tỉ USD. Trong khi dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới các ngành nông nghiệp, du lịch, giao thông, vận tải… hay cả lĩnh vực bán lẻ truyền thống, thì đây là lại cơ hội cho thương mại điện tử. Do tâm lý ngại ra ngoài đi chợ, mua hàng trực tiếp vì sợ lây nhiễm bệnh, nhiều người dân đã lựa chọn mua các sản phẩm thiết yếu, các vật dụng y tế qua mạng Internet.
Năm 2021, môi trường kinh doanh vẫn tiếp tục bị tác động mạnh mẽ của dịch bệnh. Trong khi các biện pháp phòng chống dịch của Việt Nam vẫn chưa ngăn chặn được sự lây lan của dịch bệnh.
Về các giải pháp phát triển thương mại điện tử Việt Nam, ông Minh cho biết việc đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp Việt Nam trong và sau bối cảnh đại dịch là một chiến lược quan trọng khi điều kiện kinh doanh vô cùng biến động.
Vì vậy, cần có cách tiếp cận khoa học và phù hợp với thực tiễn. Các doanh nghiệp cần chú trọng hoạt động thương mại điện tử và chuyển đổi số, chuyển dịch mô hình kinh doanh số.
Đưa ra gợi ý cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình thích ứng chiến lược VUCA với ba ý tưởng.
Thứ nhất, các doanh nghiệp cần nhanh chóng nâng cao tầm nhìn trong điều kiện phức tạp, tập trung vào giá trị khách hàng và gắn kết khách hàng.
Thứ hai, các doanh nghiệp cần tăng cường hiểu biết, các doanh nghiệp cần tranh thủ thời gian để học tập nâng cao tri thức kinh doanh. Nỗ lực để đồng cảm, chấp nhận những quan điểm khác nhau và cố gắng phối hợp để làm việc cùng nhau sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Thứ ba, các doanh nghiệp cũng cần can đảm vượt khó: lãnh đạo doanh nghiệp cần sự can đảm để đối diện với những thử thách và dám đưa ra các quyết định táo bạo, đầy rủi ro, thậm chí kết cục có thể là thất bại.
Và thứ tư là doanh nghiệp cần thích ứng linh hoạt: các doanh nghiệp phải cần linh hoạt để thích ứng với môi trường kinh doanh thay đổi liên tục.
“Cần chấp nhận sự thay đổi luôn xảy ra và không thể cưỡng lại để mọi thành viên trong doanh nghiệp có thể chấp nhận làm việc tại nhà, hoặc sống tại nhà máy và tương tác ảo trong công việc và cuộc sống như một giải pháp sẵn sàng, không chỉ vài tháng mà có thể nhiều năm. Xây dựng một số chính sách nhất quán tập trung vào cung cấp giá trị khách hàng nhằm ứng phó với tình huống kinh doanh liên tục thay đổi. Tạo môi trường thuận lợi để người dùng có thể tiếp tục tích cực tham gia giao dịch thương mại điện tử trong mọi lĩnh vực của công việc và cuộc sống”, ông Minh nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm