Với kỳ vọng lưu lượng hàng hóa qua cảng của Việt Nam sẽ có sự cải thiện tốt trong năm 2024 theo hoạt động thương mại, dự báo lợi nhuận cốt lõi của ngành logistics hàng hải sẽ phục hồi nhẹ.
>>>Ngành cảng biển: Năm 2024 vẫn còn nhiều thách thức
Ngành logistic Việt Nam phụ thuộc vào lưu lượng vận chuyển hàng hóa, và đối với các doanh nghiệp logistic hàng hải nói riêng, phụ thuộc vào hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu.
Năm 2024, đối với cảng biển trong nhóm ngành logistics, chúng tôi kỳ vọng lưu lượng hàng hóa qua cảng của Việt Nam sẽ có sự cải thiện tốt trong khi hoạt động thương mại được cải thiện. Mặc dù có thể mất thời gian để nhu cầu toàn cầu hồi phục, mức tồn kho thấp tại các nền kinh tế lớn như Mỹ có thể đảo ngược xu hướng giảm nhập khẩu từ các nước sản xuất như Việt Nam. Chúng tôi dự báo lợi nhuận cốt lõi của ngành logistics hàng hải sẽ phục hồi nhẹ khoảng 8% n/n, (và với GMD dự báo lợi nhuận cốt lõi +23% n/n sẽ đóng góp chính cho mức tăng này). Việc tăng phụ phí xếp dỡ hàng hoá tại cảng (THC) vào năm 2024 là một yếu tố thúc đẩy tăng trưởng ngành.
Cụ thể, vào cuối tháng 12/2023, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư 39, có hiệu lực từ giữa tháng 2/2024, thay thế Thông tư 54/2018 quy định về các loại phí cảng.
Theo quan điểm của chúng tôi, Thông tư này sẽ giúp: (i) các cảng nước sâu được hưởng lợi khi cho phép phí THC áp dụng mức giá trần cao hơn; và (ii) loại bỏ những cuộc cạnh tranh về giá giữa các cảng nước nông do mức giá sàn theo quy định mới cao hơn giá hiện tại của nhiều cảng nhỏ. Việc thay đổi quy định này là bước đi đầu tiên trong nỗ lực của Chính phủ nhằm điều chỉnh phí THC của Việt Nam so với các quốc gia còn lại của khu vực.
>>>Vì sao Gemadept “cắt” chuỗi mắt xích cảng biển phía Bắc?
Đối với tín hiệu tăng khối lượng hàng hóa, theo Cục Hàng hải Việt Nam, lượng container thông qua cảng tại Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2023 giảm 3% n/n xuống còn 20,3 triệu teus, cho thấy xu hướng cải thiện dần trong những tháng gần đây. Điều này phù hợp với đà tăng trưởng ở mức khá của tăng trưởng xuất nhập khẩu so với cùng kỳ năm ngoái, với mức tăng 6% trong tháng 11 (so với 4% trong tháng 10). Nếu mức thương mại hiện tại duy trì ít nhất trong năm nay, lượng container trong năm 2024 qua cảng biển có khả năng cải thiện khoảng 3-5% n/n.
GMD lợi thế cảng biển trong ngành logistic
Mặc dù có dấu hiệu lượng container đã chạm đáy vào nửa cuối năm 2023, nhưng việc phục hồi có thể diễn ra chậm chạp và không thể trở lại mức tăng trưởng mạnh mẽ như giai đoạn 2010-2022 (CAGR 13%).
Chúng tôi ưa thích các công ty: (i) có lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trong việc giành lấy thị phần; và (ii) có tiềm lực tài chính mạnh để mở rộng năng lực nhằm nắm bắt tốt hơn sự phục hồi mạnh mẽ của ngành trong dài hạn. Theo đó, cổ phiếu được lựa chọn là GMD - CTCP Gemadept. Cảng Gemalink của GMD sẽ hưởng lợi từ thay đổi quy định về phí THC, đồng thời việc cơ cấu lại tài sản, chẳng hạn như thoái vốn các cảng không quan trọng, sẽ giúp GMD linh hoạt hơn trong việc tài trợ mở rộng cảng Nam Hải Đình Vũ và cảng Gemalink. Đây cũng là một bước đi thận trọng để chuẩn bị tốt cho chu kỳ tăng trưởng tiếp theo.
Theo ông Nguyễn Thanh Bình, TV HĐT-TGĐ Cty Gemadept, năm 2023, GMD đã tập trung tối ưu hoá chi phí, tái cấu trúc tài sản, quản trị, chuyển đổi số, phát huy hệ sinh thái tập đoàn…, đồng thời đưa dự án trọng điểm như Nam Đình Vũ giai đoạn 2 vào hoạt động, triển khai Nam Đình Vũ giai đoạn 3, tìm kiếm một số cơ hội hợp tác đầu tư, M&A… nên kết quả kinh doanh là có thể chấp nhận được.
Nhìn nhận về triển vọng thị trường và ngành năm 2024, ông Bình cho rằng dù tình hình vẫn còn khó khăn nhưng sẽ có những dấu hiệu tích cực hơn và sản lượng có thể tăng nhẹ. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, sản lượng container vận chuyển toàn cầu năm 2023 giảm 0,3% nhưng sang năm 2024 dự báo tăng 3-4%.
Tại Việt Nam, ba thị trường lớn là Mỹ, châu Âu, Trung Quốc kỳ vọng sẽ có sự tăng trưởng hơn năm nay. Đồng thời, nhà nước cũng có một số động thái tích cực cho logistics, cảng biển như đẩy mạnh đầu tư công, đầu tư các hệ thống giao thông kết nối… Theo đó, TGĐ GMG tin tưởng, với kỳ vọng Việt Nam vẫn là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á nên dù còn nhiều khó khăn và bất lợi từ quốc tế thì năm 2024 triển vọng vẫn tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm