Cổ phiếu có nguy cơ bị hủy niêm yết, MIM giải trình ra sao?

ĐÌNH ĐẠI 12/01/2024 04:00

Cổ phiếu MIM đang đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc, do tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022.

>>>Cổ phiếu có nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc, BLF nói gì?

Theo Thông báo của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Cổ phiếu MIM của Công ty CP Khoáng sản và Cơ khí có khả năng bị hủy bỏ niêm yết theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP do tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với Báo cáo tài chính năm 2022. Đơn vị này sẽ xem xét tiến hành hủy bỏ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu MIM theo quy định.

Cổ phiếu MIM đang đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc, do tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022.

Cổ phiếu MIM đang đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc, do tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022.

Cụ thể, tại báo cáo tài chính năm 2022 của MIM, đơn vị kiểm toán đã từ chối đưa ra ý kiến, nguyên nhân là do đơn vị kiểm toán không thu thập được bằng chứng cho giả định hoạt động liên tục trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính của MIM, bao gồm các kế hoạch sản xuất kinh doanh trong tương lai, dòng tiền thanh toán nợ thuế và nợ nhà cung cấp.

Đơn vị kiểm toán cho biết, ở thời điểm phát hành báo cáo, tổ chức này chưa nhận được thư xác nhận về các khoản công nợ phải thu ngắn hạn, trả trước ngắn hạn..., đồng thời MIM chưa đánh giá khả năng thu hồi và xác định tổn thất với các khoản này.

Bên cạnh đó, đơn vị kiểm toán cũng không thu thập được hồ sơ chứng minh và các tài liệu liên quan tới một số khoản trả trước, đặt cọc bằng tiền mặt; bằng chứng xác định và đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh, xây dựng dở dang. Ngoài ra, kiểm toán cũng xác định MIM còn nợ thuế và tiền chậm nộp thuế, bị Cục thuế TP. Hà Nội cưỡng chế.

Cùng với việc doanh nghiệp lỗ lũy kế 19,6 tỷ đồng, nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn, lại mới chuyển nhượng quyền ưu tiên xin phép khai thác mỏ Làng Bài - Tuyên Quang, đơn vị kiểm toán cho rằng, đây là các dấu hiệu cho thấy quy mô hoạt động của doanh nghiệp đang bị thu hẹp, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp.

Liên quan đến vấn đề này, mới đây, lãnh đạo doanh nghiệp đã có văn bản Giải trình gửi HNX nhằm giải trình các ý kiến từ chối của kiểm toán.

Cụ thể, về việc đối chiếu, xác nhận công nợ phải thu, phải trả, ứng trước cho người bán, người mua trả tiền trước và các khoản tạm ứng tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm 2022, MIM cho rằng, khoản công nợ phải thu 5,6 tỷ đồng trong đó gần 2 tỷ đồng là khoản công nợ khó đòi không đòi được, số này đã được trích lập dự phòng, một số có công nợ 2 bên vừa phải thu vừa phải trả chưa làm bù trừ công nợ, một số khách hàng Công ty có gửi đối chiếu nhưng khách hàng không gửi trả lại.

Trên thị trường, thị giá cổ phiếu MIM gần như không có biến động từ cuối năm 2023 đến nay.

Trên thị trường, thị giá cổ phiếu MIM gần như không có biến động từ cuối năm 2023 đến nay.

Khoản trả trước cho khách hàng 7 tỷ đồng, trong đó, có khoản trả trước cho Công ty TNHH Kiến Trúc Xanh 6,2 tỷ đồng đến thời điểm này hai bên thống nhất không thực hiện hợp đồng và đối tác đã hoàn lại tiền cho Công ty. Khoản phải thu ngắn hạn 13,5 tỷ đồng trong đó có khoản đặt cọc thực hiện hợp đồng cho Công ty Minh Lương 10 tỷ đồng. Công ty Long Phát 3 tỷ đồng, đến nay các hợp đồng đã tất toán các đối tác đã hoàn trả khoản đặt cọc trên.

Khoản tạm ứng hơn 9 tỷ đồng, khoản này về cơ bản đều có xác nhận của người tạm ứng, đây là khoản tạm ứng mua vật tư hàng hóa cho Công ty. Khoản người mua trả tiền trước 28,7 tỷ đồng đây là khoản khách hàng ứng trước tiền chuyển nhượng tài sản trên đất của nhà máy Hợp Kim Sắt MIMECO Tuyên Quang của Công ty, tại thời điểm làm công văn này thủ tục chuyển nhượng đã cơ bản hoàn thiện và công nợ trên đã được tất toán.

Về khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 1 tỷ đồng, trong đó, gần 500 triệu đồng là chi phí thăm dò xin mỏ phát sinh tại chi nhánh Cơ Khí 2 thực hiện các công việc thăm dò cho Công ty đã phát sinh từ trước, còn lại chủ yếu là sản phẩm dỡ dang lưỡi khoan và các sân phẩm khác.

Về chi phí xây dựng dở dang hơn 1,8 tỷ đồng, MIM cho rằng, đây chủ yếu là khoản chi phí thăm dò mỏ hiện chưa được phê duyệt cấp phép. Về khoản chuyển nhượng quyền ưu tiên xin phép khai thác mỏ Nà Pết 1 tỷ đồng là khoản khách hàng ứng trước để thực hiện quyền ưu tiên chuyển nhượng nhưng hiện tại hai bên chưa thống nhất được để thực hiện.

“Về khoản lỗ lũy kế hơn 19,6 tỷ đồng, hiện nay Công ty đã và đang cơ cấu lại sản xuất, cơ cấu lại các nguồn lực như: dừng sản xuất và chuyển nhượng tài sản trên đất nhà máy Hợp Kim Sắt Mimeco Tuyên Quang, giảm nợ vay, tinh giản bộ máy quản lý góp phần làm giảm chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý và các chi phí khác. Công ty kỳ vọng sẽ giảm lỗ, tiến tới có lãi trong thời gian tới”, ông Tăng Nguyên Ngọc – TGĐ MIM nêu trong văn bản giải trình.

Về kết quả kinh doanh năm 2023, theo Báo cáo tài chính quý III/2023, trong 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần của MIM chỉ đạt hơn 11 tỷ đồng, giảm mạnh hơn 90,2% so với cùng kỳ năm 2022 (9 tháng năm 2022 đạt hơn 113,3 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ hơn 3 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với số lỗ hơn 12,3 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Riêng trong quý III/2023, doanh nghiệp lỗ hơn 974 triệu đồng, giảm lỗ hơn 5,4 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đang cơ cấu lại sản xuất, cơ cấu lại các nguồn lực như dừng sản xuất tại nhà máy Hợp Kim Sắt và đang xúc tiến việc chuyển nhượng nhà máy. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng giảm nợ vay, tinh giảm bộ máy, góp phần làm giảm các chi phí.

Tính đến cuối quý III/2023, tổng tài sản của doanh nghiệp ở mức hơn 81,3 tỷ đồng, giảm gần 14% so với đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn là hơn 36,6 tỷ đồng, chiếm phần lớn là các khoản phải thu ngắn hạn với hơn 20,2 tỷ đồng; Giá trị hàng tồn kho đạt hơn 12,8 tỷ đồng. Tài sản dài hạn hơn 44,7 tỷ đồng, trong đó, hơn 30 tỷ đồng là tài sản cố định.

Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của doanh nghiệp là gần 70 tỷ đồng, toàn bộ là nợ ngắn hạn. Trong cơ cấu nợ của doanh nghiệp, khoản người mua trả tiền trước chiếm hơn 32 tỷ đồng; Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước hơn 13 tỷ đồng; phải trả ngắn hạn khác gần 12 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại cùng thời điểm chỉ hơn 11,4 tỷ đồng, giảm hơn 3 tỷ đồng so với hồi đầu năm.

Có thể bạn quan tâm

  • Cổ phiếu có nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc, BLF nói gì?

    Cổ phiếu có nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc, BLF nói gì?

    03:40, 11/11/2023

  • Ngành dược

    Ngành dược "lên đời", vì sao cổ phiếu DNM sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc?

    04:45, 06/07/2023

  • Cổ phiếu VTL đối diện “án” hủy niêm yết bắt buộc

    Cổ phiếu VTL đối diện “án” hủy niêm yết bắt buộc

    04:43, 14/04/2023

  • Cổ phiếu VKC bị hủy niêm yết bắt buộc do đâu?

    Cổ phiếu VKC bị hủy niêm yết bắt buộc do đâu?

    05:00, 29/03/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cổ phiếu có nguy cơ bị hủy niêm yết, MIM giải trình ra sao?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO