Cổ phiếu dệt may đón sóng phục hồi

Diendandoanhnghiep.vn Năm 2024, các đơn hàng dệt may dự báo sẽ tăng trở lại phần lớn do kết thúc chu kỳ cắt giảm hàng tồn kho của Mỹ và người dân Mỹ tiếp tục đẩy mạnh chi tiêu.

>>> Dự báo ngành dệt may sẽ phục hồi chậm hơn dự kiến

Điều này sẽ hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp dệt may. 

 Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam qua các tháng trong năm 2023 và so với năm 2022.p/(Nguồn: Tổng cục Hải quan, SSI Research)

Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam qua các tháng trong năm 2023 và so với năm 2022. (Nguồn: Tổng cục Hải quan, SSI Research)

Với triển vọng này, không phải cổ phiếu dệt may nào cũng sẽ đón sóng phục hồi. Do đó, các nhà đầu tư cần sàng lọc kỹ để tránh rủi ro.

Nhóm xuất khẩu cải thiện

Theo đánh giá của ông Trần Đức Anh, Giám đốc vĩ mô và Chiến lược thị trường CTCK KB Việt Nam, dựa trên những kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế trong suốt năm 2024 và việc duy trì mức lãi suất thấp, thị trường chứng khoán (TTCK) hiện tại vẫn có cơ sở định giá hợp lý cho các nhà đầu tư mong muốn xây dựng danh mục với tầm nhìn trung và dài hạn.

Tuy nhiên, tiềm năng sinh lời cao có thể sẽ giảm dần khi nhiều cổ phiếu bắt đầu chạm đến mức giá cao. Trong tháng 3, VN-Index có thể tiếp tục duy trì xu hướng phục hồi, nhưng không kỳ vọng vào một đợt bứt phá mạnh mẽ sau 2 tháng đầu năm nhiều biến động. Đồng thời, rủi ro về một nhịp điều chỉnh ngắn hạn cũng đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn.

>>> Xuất khẩu cải thiện, triển vọng doanh nghiệp dệt may ra sao?

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, nhóm xuất khẩu của Việt Nam đang kỳ vọng vào sự cải thiện về mặt lợi nhuận, dựa trên số liệu khả quan từ báo cáo xuất nhập khẩu hai tháng đầu năm nay. Các dữ liệu tích cực này được xem là dấu hiệu của một xu hướng lạc quan đối với hoạt động kinh doanh, nhất là khi bước vào tháng 3 - thời điểm tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp bắt đầu được làm rõ hơn qua các báo cáo tài chính quý 1.

“Chúng tôi dự báo kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ có sự phân hoá mạnh mẽ theo từng ngành. Điều này cũng sẽ phản ánh trên diễn biến giá cổ phiếu trên thị trường”, ông Trần Đức Anh cho biết.

Trong lĩnh vực xuất khẩu, ngành dệt may được đánh giá có nhiều điểm sáng và sẽ sớm bứt tốc. Dự báo về xuất khẩu dệt may năm 2024, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã đưa ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu toàn ngành khả quan, đạt 44 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2023.

Các tổ chức tài chính cũng đưa ra dự báo lạc quan cho ngành dệt may Việt Nam trong năm 2024 với sự cải thiện đáng kể về đơn hàng, và các công ty kỳ vọng tăng trưởng 14-15% cho cả năm nhờ nhu cầu thị trường dần hồi phục. Điều này phản ánh sự lạc quan nhất định trong ngành, mặc dù còn nhiều yếu tố bất ổn cần được theo dõi sát sao.

Cổ phiếu nào đón sóng?

Chuyên gia tại WiGroup phân tích, ngành dệt may có thị trường xuất khẩu lớn là Mỹ, với 60% cơ cấu xuất khẩu hàng may mặc hàng năm được xuất vào thị trường này. WiGroup dự báo đơn hàng dệt may sẽ tăng trở lại do kết thúc chu kỳ cắt giảm hàng tồn kho của Mỹ, và người dân Mỹ tiếp tục đẩy mạnh chi tiêu năm 2024. Các cổ phiếu dệt may tiềm năng có thể kể đến như TNG, STK và MSH.

Đơn hàng xuất khẩu từ các thị trường chính tăng sẽ là cơ hội của doanh nghiệp và cổ phiếu dệt may. (Ảnh: Quốc Tuấn)

Đơn hàng xuất khẩu từ các thị trường chính tăng sẽ là cơ hội của doanh nghiệp và cổ phiếu dệt may. (Ảnh: Quốc Tuấn)

Thứ nhất, với CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX:TNG), theo kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2023, TNG có doanh thu đạt 7.100 tỷ đồng, tăng 5% so với năm trước và hoàn thành vượt mức 103% kế hoạch đã đề ra. Chiến lược chấp nhận các đơn hàng có giá thấp và biên lợi nhuận gộp thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh đã góp phần quan trọng vào thành tích ấn tượng này.

Ngoài ra, TNG cũng công bố kế hoạch tái cơ cấu mảng kinh doanh của mình, với việc tập trung nguồn lực vào lĩnh vực dệt may chính. Điều này thể hiện rõ qua quyết định triển khai các đơn hàng ODM, nơi công ty sẽ kiểm soát mọi khâu từ thiết kế, lên mẫu đến sản xuất thành phẩm. Đây được coi là bước tiến quan trọng giúp TNG không chỉ nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm mà còn cải thiện đáng kể doanh thu và biên lợi nhuận.

Thứ hai, là CTCP Sợi Thế Kỷ (HoSE: STK) đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư khi triển vọng tăng trưởng được kỳ vọng sẽ gắn liền với xu hướng tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Công suất sản xuất của nhà máy STK được dự báo sẽ tăng 57%, đạt tới khoảng 99.000 tấn sản phẩm mỗi năm.

Sự mở rộng này không chỉ củng cố vị thế của STK trên thị trường mà còn tạo điều kiện cho công ty nắm bắt cơ hội từ nhu cầu ngày càng cao về sản phẩm bền vững. Khi nhà máy sợi Unitex bắt đầu hoạt động thì doanh thu bán hàng của STK sẽ tăng trưởng khoảng 15 - 20%. Kỳ vọng doanh thu của STK năm 2024 sẽ lên mức 2.704,8 tỷ đồng, tăng hơn 65% so với cùng kỳ năm 2023.

Thứ ba, là CTCP May Sông Hồng (HoSE: MSH) đang đứng trước cơ hội lớn để mở rộng và tăng trưởng do nhu cầu đặt hàng dệt may từ các đối tác lớn như Walmart, Target đang trong giai đoạn phục hồi mạnh mẽ và tăng cường số lượng đơn hàng.

Trong tháng 11/2023, MSH đã khởi công xây dựng nhà máy Xuân Trường II với tổng vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng, dự kiến sẽ vận hành hoạt động vào cuối năm 2024, giúp tăng công suất cho các đơn hàng FOB và cũng tạo động lực phát triển trong tương lai.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cổ phiếu dệt may đón sóng phục hồi tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714382608 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714382608 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10