Pháp lý là yếu tố quan trọng của thị trường bất động sản. Những vướng mắc pháp lý khiến nhiều dự án đình trệ, nguồn cung khan hiếm và giao dịch chững lại.
Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ và các địa phương thời gian qua, hàng loạt dự án đã được tháo gỡ, giúp thị trường phục hồi mạnh mẽ.
Những năm gần đây, thị trường bất động sản Việt Nam liên tục phải đối mặt với khó khăn. Một mặt, tác động của đại dịch Covid-19 khiến dòng tiền trên thị trường suy giảm, nhu cầu đầu tư chững lại. Mặt khác, hàng loạt dự án rơi vào tình trạng "đứng bánh" do vướng mắc về cơ chế, chính sách. Các vấn đề như thủ tục cấp phép kéo dài, điều chỉnh quy hoạch hay giải phóng mặt bằng chậm đã làm gián đoạn tiến độ, khiến nguồn cung trở nên khan hiếm, đẩy giá bất động sản tăng cao, tác động đến toàn bộ hệ sinh thái bất động sản, từ người mua nhà đến nhà đầu tư và cả các doanh nghiệp phát triển dự án.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), các vướng mắc pháp lý chiếm tới hơn 70% tổng số khó khăn mà thị trường bất động sản đang gặp phải. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều dự án rơi vào tình trạng đình trệ, làm đứt gãy nguồn cung và kìm hãm sự phát triển của thị trường.
Trước thực trạng này, Chính phủ cùng các bộ, ngành đã có những động thái quyết liệt nhằm tháo gỡ rào cản pháp lý, khơi thông nguồn lực cho thị trường. Trong đó, việc sửa đổi, bổ sung hàng loạt luật quan trọng như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Đất đai cùng các nghị định, thông tư hướng dẫn đã tạo nên "bản lề" vững chắc, giúp thị trường bước vào năm 2025 với tâm thế sẵn sàng tăng tốc. Những cải cách này không chỉ giúp hoàn thiện hành lang pháp lý mà còn thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp, đưa thị trường bất động sản trở lại quỹ đạo phát triển ổn định, bền vững.
Điển hình, trong thời gian vừa qua, tại Hà Nội nhiều dự án bất động sản từng bị đình trệ đã có dấu hiệu "hồi sinh" và trở lại cuộc đua thị trường. Theo UBND TP Hà Nội, tính đến tháng 11/2024, đã có 706 dự án (chiếm 99,2%) với tổng diện tích 11.352ha được rà soát, thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo xử lý. Trong đó, 420 dự án đã được đưa ra khỏi danh sách chậm triển khai nhưng vẫn tiếp tục được giám sát. Đáng chú ý, 292 dự án đã có chỉ đạo thực hiện với cơ chế giám sát chặt chẽ, bao gồm việc đôn đốc tiến độ, tổ chức hậu kiểm sau thời gian gia hạn 24 tháng hoặc kéo dài gia hạn thêm 24 tháng do các nguyên nhân bất khả kháng.
Tại huyện Thanh Trì, với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, nhiều dự án bất động sản đã được tháo gỡ vướng mắc pháp lý, góp phần thúc đẩy thị trường khu vực này khởi sắc. Đơn cử như dự án nâng cấp tuyến Quốc lộ 1A đoạn đi qua Ngọc Hồi - Văn Điển, hay nút giao đường Phan Trọng Tuệ (đường 70),... Bên cạnh các dự án hạ tầng trọng điểm, nhiều dự án bất động sản vốn bị đình trệ cũng đang từng bước được tháo gỡ, tạo nguồn cung mới và thu hút sự quan tâm của giới đầu tư.
Thực tế, Thanh Trì từ lâu đã được đánh giá là khu vực giàu tiềm năng nhờ quỹ đất dồi dào, tốc độ đô thị hóa nhanh cùng hệ thống hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, hàng loạt dự án bị đình trệ do ách tắc pháp lý đã khiến thị trường khu vực này chưa phát huy hết tiềm năng vốn có.
Nhìn nhận về vấn đề này, một chuyên gia pháp lý bất động sản chia sẻ: "Khi các nút thắt dần được tháo gỡ, thị trường bất động sản tại Thanh Trì bắt đầu có những chuyển biến rõ nét, giao dịch sôi động hơn, thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư. Những dự án được "hồi sinh" không chỉ giúp giải quyết bài toán nguồn cung mà còn tạo động lực để khu vực này nhanh chóng bắt kịp xu hướng phát triển của thị trường, mở ra cơ hội sinh lời hấp dẫn cho các nhà đầu tư đón đầu làn sóng tăng trưởng mới".
Nằm trong nhóm các dự án điển hình được tháo gỡ pháp lý, Palmy Biztown nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của thị trường bất động sản Thanh Trì. Trước đây, dù sở hữu tiềm năng lớn như sở hữu vị trí đắc địa, nằm trong khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh, kết nối hạ tầng hoàn thiện,... nhưng cũng giống như nhiều dự án khác, Palmy Biztown rơi vào trạng thái "án binh bất động" do những vướng mắc pháp lý kéo dài. Trong suốt một thời gian dài, dù nhận được nhiều sự quan tâm của giới đầu tư, nhưng dự án vẫn chưa thể triển khai đúng tiến độ, bỏ lỡ không ít cơ hội đón sóng thị trường.
Tuy nhiên, với sự vào cuộc của chính quyền địa phương cùng sự đồng hành của Reatimes Holding, quá trình tháo gỡ pháp lý đã diễn ra nhanh chóng, đưa dự án từ trạng thái "chờ đợi" sang giai đoạn tăng tốc. Không chỉ đơn thuần hỗ trợ hoàn thiện thủ tục pháp lý, Reatimes Holding còn trực tiếp tham gia vào quá trình hoạch định chiến lược triển khai dự án một cách bài bản. Đơn vị này đã giúp Palmy Biztown đẩy nhanh tiến trình cấp phép, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe về quy hoạch, xây dựng và pháp lý.
Hiện nay, Thanh Trì đang trong quá trình chuyển mình mạnh mẽ nhờ hàng loạt dự án hạ tầng giao thông lớn như đường vành đai 3, vành đai 3.5, Cầu Ngọc Hồi, các tuyến Metro và cầu vượt trọng điểm, khu vực này được dự báo sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng mới với biên độ lợi nhuận hấp dẫn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của giới đầu tư.
Trong bối cảnh đó, các chuyên gia cho rằng, những dự án sở hữu pháp lý minh bạch, vị trí chiến lược và tiềm năng tăng giá bền vững luôn là lựa chọn ưu tiên của nhà đầu tư. Khi các vấn đề pháp lý được giải quyết triệt để, giá trị bất động sản tại đây sẽ có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt trong bối cảnh thị trường đang dần phục hồi. Đây chính là thời điểm vàng để những nhà đầu tư nhanh nhạy nắm bắt cơ hội, tận dụng lợi thế và gia tăng giá trị tài sản trong dài hạn.
"Pháp lý vững chắc là yếu tố cốt lõi giúp thị trường bất động sản phát triển bền vững. Khi những dự án lớn như Palmy Biztown được tháo gỡ rào cản pháp lý, điều này không chỉ tạo động lực cho doanh nghiệp mà còn mang lại nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn", một chuyên gia pháp lý bất động sản nhận định.