Còn bất cập trong thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao

Diendandoanhnghiep.vn Góp ý Dự thảo Báo cáo Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, VCCI cho rằng, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao còn bất cập…

>> Cân nhắc cắt giảm thủ tục hành chính về PCCC theo phương án đơn giản hoá

Theo đó, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 4724/BVHTTDL-VP của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đề nghị góp ý Dự thảo Báo cáo Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2023 (lần 2) (Dự thảo).

VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 4724/BVHTTDL-VP của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đề nghị góp ý Dự thảo Báo cáo Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2023 - Ảnh minh họa: ITN

VCCI vừa có văn bản góp ý Dự thảo Báo cáo Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2023 - Ảnh minh họa: ITN

Cụ thể, về các thủ tục liên quan đến cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao, Dự thảo đề xuất giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính (từ 07 ngày làm việc xuống còn 05 ngày làm việc); bổ sung hình thức nộp hồ sơ (nộp trực tuyến hoặc qua đường bưu điện đến UBND cấp tỉnh).

Góp ý về quy định đã nêu, theo VCCI, các đề xuất này sẽ góp phần tạo thuận lợi hơn về thủ tục hành chính, tuy nhiên, theo quy định hiện hành, quy trình thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đang thiết kế theo hướng cơ quan cấp phép sẽ tiến hành kiểm tra điều kiện thực tế rồi sẽ xem xét cấp Giấy phép. Việc kiểm tra thực tế rồi mới cấp phép có thể khiến cho quy trình giải quyết thủ tục trở nên phức tạp hơn, đề nghị bỏ quy trình này, cơ quan cấp phép có thể xem xét và cấp phép dựa trên hồ sơ (tương tự như nhiều ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khác) và tiến hành kiểm tra hậu kiểm sau này. Nếu doanh nghiệp vi phạm về điều kiện có thể áp dụng chế tài thu hồi Giấy phép kinh doanh.

>> Gỡ vướng mắc về phòng cháy chữa cháy, không để doanh nghiệp đóng cửa

Trong đó, VCCI đề nghị cân nhắc lại quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao - Ảnh minh họa: ITN

Trong đó, VCCI đề nghị cân nhắc lại quy định về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao - Ảnh minh họa: ITN

Chưa kể, khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao quy định các điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao áp dụng chung cho tất cả các môn thể thao.

Vì vậy, VCCI đề nghị việc đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hướng trên áp dụng cho tất cả các môn thể thao mà không phân tách ra thành hai nhóm thể thao như đề xuất tại mục 3, 4 Phần I Dự thảo.

Bên cạnh vấn đề đã nêu, góp ý về quy định mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, VCCI cho biết, theo quy định tại Điều 25, 26 Nghị định 98/2010/NĐ-CP chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải đáp ứng các điều kiện, trong đó phải có “chứng chỉ hành nghề kinh doanh mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”. Điều kiện để cấp chứng chỉ là “Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo về di sản văn hóa, lịch sử (khảo cổ học, văn hóa học), mỹ thuật, Hán Nôm, dân tộc học, cổ nhân học, cổ sinh vật học (động vật, thực vật), địa chất; hoặc là thành viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp liên quan đến các chuyên ngành đào tạo nêu trên và đã thực hiện hoạt động sưu tầm cổ vật” (khoản 3 Điều 1 Nghị định 142/2018/NĐ-CP).

Do vậy, VCCI đề nghị xem xét, đánh giá về tính cần thiết và phù hợp khi yêu cầu chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải có Chứng chỉ hành nghề kinh doanh mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là loại hàng hóa đặc biệt. Việc xác định loại hàng hóa này có thực sự là “di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” hay không sẽ do chuyên gia giám định cổ vật thực hiện. Pháp luật về di sản văn hóa đã có các quy định về đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; các quy định liên quan đến bảo quản, đưa các loại hàng hóa này ra nước ngoài; thông báo khi thay đổi chủ sở hữu …

“Việc mua bán dị vật, cổ vật là các giao dịch có tính chất dân sự. Yêu cầu trình độ chuyên môn của người bán – không rõ nhằm hướng đến bảo đảm mục tiêu nào và liệu có phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 hay không? Đề nghị cân nhắc xem xét bỏ yêu cầu Chứng chỉ đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”, VCCI góp ý.

Cùng với các nội dung nêu trên, tại văn bản góp ý, VCCI cũng đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, cân nhắc một số quy định liên quan đến các vấn đề về: Kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật và Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Còn bất cập trong thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714397140 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714397140 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10