Còn cơ hội bùng nổ của CBDC?

Diendandoanhnghiep.vn Theo chuyên gia, CBDC là một dự án dài hạn. Ngay cả khi chúng ta không thấy quá nhiều bước tiến lớn, cụ thể vào năm 2023, không có nghĩa là không có gì xảy ra phía sau hậu trường.

>> EU đạt được thỏa thuận về quy định tiền điện tử, CBDC sẽ thắng thế?

Sóng ngầm CBDC

Năm 2022 được xem là một năm bận rộn đối với các loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC), trong đó, số quốc gia phát triển CBDC đã tăng lên 114 vào cuối tháng 12 và chiếm 95% GDP toàn cầu.

Chuyên gia cho rằng, phần lớn hành động thực sự đối với CBDC vào năm 2023 sẽ vẫn bị che giấu khỏi tầm mắt công chúng

Chuyên gia cho rằng, phần lớn hành động thực sự đối với CBDC vào năm 2023 sẽ vẫn bị che giấu khỏi tầm mắt công chúng

Một số ngân hàng trung ương như của Ả Rập Saudi và Tunisia đã chọn tập trung năng lượng của họ vào việc phát triển một loại tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương bán buôn (wCBDC), được thiết kế để cho phép các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác giải quyết các giao dịch với nhau. Những quốc gia khác như Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ hay Nga thì chọn mục tiêu tham vọng hơn là CBDC bán lẻ (rCBDC), được thiết kế để sử dụng ở mọi cấp độ của nền kinh tế tiêu dùng.

Một số quốc gia, đáng chú ý nhất là Trung Quốc, đã nâng cao đáng kể các chương trình CBDC của họ trong suốt cả năm và hiện đang vững chắc trong giai đoạn triển khai thực tế, trong khi những quốc gia khác như Indonesia mới chỉ bắt đầu nghiên cứu tính khả thi của chúng. Kể từ tháng 1/2022, Ecuador là quốc gia duy nhất chính thức từ bỏ chương trình CBDC của họ, để nắm bắt hoàn toàn tiềm năng phi tập trung của tiền điện tử như Bitcoin.

Theo trao đổi của chuyên gia kinh tế Richard Werner với Kitco News, phần lớn hành động thực sự đối với CBDC vào năm 2023 sẽ vẫn bị che giấu khỏi tầm mắt công chúng. “Dự án CBDC là một dự án dài hạn. Điều đó có nghĩa là ngay cả khi chúng ta không thấy quá nhiều bước tiến lớn, cụ thể vào năm 2023, cũng không có nghĩa là không có gì xảy ra phía sau hậu trường”.

>> Vị thế của đồng USD bị “lung lay” bởi CBDC?

Ứng xử ở các quốc gia

Ngân hàng Trung ương Châu Âu bắt đầu dự án CBDC vào tháng 10/2021. Dự án hiện đang trong giai đoạn điều tra kéo dài đến mùa thu năm 2023 và sẽ bao gồm việc công bố thiết kế cấp cao cho đồng euro kỹ thuật số trước tháng 7/2023. Liên minh châu Âu đã đưa ra một tuyên bố chung vào ngày 16/1, ủng hộ quy trình của ECB, đồng thời thừa nhận một số thách thức và sự không chắc chắn liên quan đến CBDC.

Nhiều quốc gia châu Á vẫn phụ thuộc nhiều vào tiền mặt và điều này có thể cản trở kế hoạch của các ngân hàng trung ương

Nhiều quốc gia châu Á vẫn phụ thuộc nhiều vào tiền mặt và điều này có thể cản trở kế hoạch của các ngân hàng trung ương

Các cơ quan này cho rằng đồng euro kỹ thuật số trước hết phải đáp ứng nhu cầu thanh toán bán lẻ của khu vực đồng euro, nên họ tập trung vào CBDC bán lẻ thay vì phiên bản bán buôn.

Sau khi giai đoạn điều tra kết thúc, các nhà lập pháp châu Âu sẽ quyết định có nên bắt đầu giai đoạn hiện thực hóa CBDC trên toàn châu Âu với cả đặc điểm bán buôn và bán lẻ hay không. 

Thủ tướng đương nhiệm Vương quốc Anh - Rishi Sunak đã nói rất tích cực về khả năng có một CBDC cho quốc gia này và Andrew Griffith, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh đã nói với Quốc hội vào ngày 17/1 rằng, họ có kế hoạch khởi động các cuộc tham vấn cộng đồng về đồng bảng kỹ thuật số trong những tuần tới.

Ở Hoa Kỳ, có một số dự án CBDC đang được triển khai. Theo đó, Cục Dự trữ Liên bang New York đã thông báo rằng, họ sẽ tiến hành một dự án thử nghiệm CBDC kéo dài 12 tuần với sự cộng tác của các ngân hàng thương mại để thử nghiệm mạng tương tác giữa tiền kỹ thuật số bán buôn của ngân hàng trung ương và tiền kỹ thuật số của ngân hàng thương mại. Và vào ngày 11/11, Dự án Cedar đã bắt đầu Giai đoạn 2 của nghiên cứu khám phá khung kỹ thuật cho CBDC bán buôn.

Tương tự, chính phủ Canada cũng thông báo vào ngày 3/11 rằng họ đã bắt đầu tham vấn với các bên liên quan về tài sản kỹ thuật số bao gồm CBDC, đồng thời công bố phân tích về các nguyên mẫu cho một CBDC bán lẻ tiềm năng vào tháng 10 năm nay.

Kitco News cũng phân tích thêm, CBDC vẫn được xem là tiên phong ở Trung Quốc với các chương trình thí điểm đang diễn ra, có sự tham gia của 26 thành phố lớn và 5,6 triệu thương nhân, đồng thời chứng kiến giá trị giao dịch tích lũy là 100 tỷ nhân dân tệ (12,2 tỷ USD) từ chi tiêu tiêu dùng, cho vay ngân hàng và thanh toán xuyên biên giới vào cuối tháng 8/2022 .

Vào tháng 12, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã tiết lộ ý định một lần nữa mở rộng chương trình bao gồm các thành phố Tế Nam ở tỉnh Sơn Đông, Nam Ninh và Phòng Thành Cảng ở Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Côn Minh ở tỉnh Vân Nam và Khu tự trị dân tộc Đại Tây Song Bản Nạp trong tương lai gần.

Còn tại Ấn Độ, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) đã triển khai chương trình thí điểm e-rupee bán lẻ vào ngày 1/12 sau khi chạy thử nghiệm CBDC bán buôn kể từ ngày 1/11, chương trình này đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ các ngân hàng tham gia. Tuy nhiên, một số người cho biết, họ không thấy lợi thế nào và có một số nhược điểm trong việc sử dụng.

Riêng khu vực Đông Nam Á, Ngân hàng trung ương Indonesia đã phát hành sách trắng vào ngày 1/12/2022, phác thảo cách tiếp cận của họ đối với CBDC khả thi cho một quốc gia đông dân thứ tư thế giới. Thống đốc Perry Warjiyo cho biết rằng, các ngân hàng trung ương coi CBDC là “một giải pháp có triển vọng trong tương lai” trước những thách thức đặt ra bởi tiền điện tử, nhưng việc phát hành CBDC sẽ không dễ dàng.

Còn Nhật Bản đã tái khẳng định ý định tiếp tục khám phá việc tạo ra CBDC của mình thông qua đồng yên kỹ thuật số. Giai đoạn tiếp theo của cuộc điều tra bởi Ngân hàng Nhật Bản sẽ liên quan đến sự hợp tác với ba siêu ngân hàng và ngân hàng khu vực trong nước để tiến hành thí điểm phát hành CBDC, nhằm cung cấp các thử nghiệm cho việc phát hành đồng yên kỹ thuật số bắt đầu vào mùa xuân năm 2023.

Chuyên gia kinh tế Richard Werner cho biết, nhiều quốc gia châu Á vẫn phụ thuộc nhiều vào tiền mặt và điều này có thể cản trở kế hoạch của các ngân hàng trung ương. Ông nói: “Tiền mặt luôn khá quan trọng ở châu Á, vì vậy sẽ vẫn mất thêm một thời gian nữa để CBDC ra mắt toàn diện. Điều đó có nghĩa là việc triển khai các kế hoạch đó chậm hơn hoặc triển khai phải duy trì vai trò của các ngân hàng hiện tại là trung gian cho tất cả số tiền mặt đó đang được sử dụng. Trong đó bao gồm cả Nhật Bản. Nhật Bản là một trong những quốc gia có mức sử dụng tiền mặt cao nhất trong bất kỳ nền kinh tế lớn nào", ông nói.

Tin tức về tiền kỹ thuật số ở Mỹ Latinh vào năm 2022 và đầu năm 2023 chủ yếu tập trung vào hệ sinh thái tiền điện tử phi tập trung. Trong khi El Salvador đã thu hút được nhiều sự chú ý nhất kể từ khi họ công nhận Bitcoin là phương tiện thanh toán hợp pháp vào tháng 6/2021 và thông qua dự luật Phát hành tài sản kỹ thuật số vào ngày 11/1/2023. Tương tự Brazil gần đây cũng tiến lên trên cả hai mặt trận, khi công bố kế hoạch ra mắt CBDC của riêng mình vào năm 2024 và ban hành dự luật tiền điện tử hợp pháp hóa Bitcoin vào ngày 22/12 vừa qua.

Thực tế, không có gì ngạc nhiên khi các quốc gia Mỹ Latinh nằm trong số những quốc gia dẫn đầu về việc chấp nhận tiền điện tử và có thể nghi ngờ lợi ích của CBDC, bởi sự thống trị của đồng đô la Mỹ và cả các chính sách kinh tế vĩ mô được đưa ra ở các quốc gia.

Do đó, một bộ phận người tin rằng tiền điện tử có thể là một giải pháp thay thế vì nó không bị Mỹ hay chính quyền địa phương kiểm soát. Đồng đô la Mỹ mạnh không phải lúc nào cũng có lợi cho họ, vì vậy, họ có một lý do khác để thoát ra khỏi trạng thái đô la hoá như hiện tại.

Tại châu Phi, tiền điện tử đang phát triển mạnh nhưng triển khai CBDC đang giảm dần. Cộng hòa Trung Phi là quốc gia thứ hai trên thế giới sau El Salvador công nhận Bitcoin là đấu thầu hợp pháp vào tháng 4/2022 và lục địa này là một trong những khu vực sử dụng tiền điện tử phát triển nhanh nhất. Tốc độ tăng trưởng nhanh đến mức Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) phải bày tỏ lo ngại rằng "việc sử dụng rộng rãi tiền điện tử cũng có thể làm suy yếu hiệu quả của chính sách tiền tệ, tạo ra rủi ro cho sự ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô".

Chỉ riêng Nigeria là đang tiến hành triển khai CBDC tích cực nhất cho đến nay, đặt ra giới hạn rút tiền mặt từ máy ATM vào tháng 12/2022 sau khi phát hiện ra rằng, chỉ 0,5% trong số 217 triệu công dân Nigeria đang sử dụng eNaira của ngân hàng trung ương; trong khi tới 35% dân số Nigeria là từ 18 tuổi trở lên. Nigeria cũng là một trong những quốc gia đầu tiên tại châu lục triển khai CBDC vào ngày 25/10/2021.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Còn cơ hội bùng nổ của CBDC? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711690672 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711690672 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10