Đa phần các mẫu xe điện hiện nay chỉ đi được từ 400 – 700 km mỗi lần sạc. Các công ty Trung Quốc công bố công nghệ pin mới, với phạm vi hoạt động từ 1.000-2.000 km, khiến nhiều người hoài nghi.
>> Dư thừa sản lượng, xe điện Trung Quốc khó bỏ qua thị trường Việt Nam
FinDreams, phân nhánh phát triển pin điện của BYD xác nhận chuẩn bị ra mắt thế hệ pin điện Blade đời thứ 2. Thời điểm ra mắt cụ thể dự kiến vào tháng 8. Pin điện Blade đời thứ 2 có trọng lượng nhẹ hơn, kích thước nhỏ hơn nhưng mật độ năng lượng cao hơn 25%, hứa hẹn đẩy tầm vận hành xe BYD từ 600 lên 1.000km sau mỗi lần sạc.
Pin Blade, với công nghệ lithium sắt phosphate, có mật độ năng lượng ngang pin NCM (Nickel - Cobalt - Mangan) trong khi rẻ hơn đáng kể pin lithium-ion. Pin đời thứ nhất đã được đưa vào sử dụng từ năm 2020. Mật độ năng lượng của Blade đời thứ nhất là 150Wh/kg, sang đến đời thứ 2tăng lên 190Wh/kg. Pin Blade đời thứ 2 nhỏ hơn, nhẹ hơn và có tốc độ tiêu thụ năng lượng chậm hơn. Với quãng đường đi được 1.000km mỗi lần sạc, ngang bằng thông số của pin thể rắn, đang được các hãng xe toàn cầu phát triển.
Công ty IM Motor, thuộc Tập đoàn SAIC Motor Corp (Trung Quốc) đã công bố mẫu xe điện IM L6, có phạm vi hoạt động đạt 1000km sau mỗi lần sạc. IM Motor cho biết mẫu xe điện L6 sử dụng loại pin thể rắn, dung lượng 130 kWh.
Loại pin thể rắn này có trạng thái bán rắn, nghĩa là vẫn có chất lỏng mang năng lượng và chất điện phân rắn, khác biệt so với pin lithium-ion chứa chất điện phân dạng lỏng. Với công suất trụ sạc 400kW, dòng xe IM L6 sử dụng pin thể rắn có thể di chuyển quãng đường 400km chỉ với 12 phút sạc.
Trong khi đó một công ty khởi nghiệp của Trung Quốc có tên Talent New Energy đã tuyên bố, phát triển thành công mẫu pin lithium thể rắn giúp cho xe ô tô có thể di chuyển quãng đường tới 2.000 km sau một lần sạc.
Mẫu pin này có dung lượng mỗi cell là 120Ah và mật độ năng lượng thực tế 720 Wh/kg. Đây là kỷ lục mới về dung lượng pin mỗi cell và mật độ năng lượng pin lithium cao nhất.
Talent New Energy cho biết họ cũng đã đạt được thêm những bước đột phá trong một số công nghệ cốt lõi của pin lithium thể rắn. Bao gồm chất điện phân thể rắn oxit tổng hợp siêu mỏng, vật liệu cực âm và cực dương công suất cao cũng như quy trình đúc pin thể rắn.
Điện cực dương của pin mới được công bố sử dụng vật liệu dựa trên mangan giàu lithium công suất cao, chu kỳ dài. Trong khi đó, điện cực âm sử dụng vật liệu dựa trên kim loại lithium tổng hợp siêu rộng, siêu mỏng và kết hợp độ ổn định chu kỳ cao và hiệu suất cao.
Talent New Energy cũng tuyên bố cải thiện sự di chuyển của các hạt tích điện bên trong điện cực dương bằng cách xây dựng mạng lưới vận chuyển ion và điện tử hiệu quả. Các lớp vật liệu linh hoạt được phát triển nội bộ bởi công ty cũng đã đem lại sự cải thiện về hiệu suất toàn diện của pin, dự kiến sẽ giải quyết cơ bản mối lo ngại về phạm vi hoạt động và độ an toàn của pin lithium-ion truyền thống trên xe ô tô.
Hiện nay, đa phần các mẫu xe điện trên toàn thế giới đều có phạm vi hoạt động trung bình từ 400 – 700 km mỗi lần sạc. Việc các Công ty Trung Quốc tuyên bố đạt được thành tựu trong việc phát triển công nghệ pin mới với phạm vi hoạt động ấn tượng như vậy, cũng khiến nhiều người hoài nghi. Tuy nhiên, nếu những thành tựu này là thật và được đưa vào sản xuất hàng loạt, chắc chắn sẽ mở ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp ô tô điện.
Thị trường xe điện thế giới hiện đang chững lại. Những hãng xe tạo ra sự khác biệt mang tính đột phá, có thể tạo ấn tượng với người dùng và đem lại doanh số mơ ước.
Có thể bạn quan tâm
Cuộc đua tìm giải pháp sạc pin xe điện của các starup
10:43, 14/04/2024
Ngành xe điện toàn cầu sắp bước vào thời "giông bão"?
03:00, 08/04/2024
Xe điện Trung Quốc tham vọng thống lĩnh thị trường nhờ sáng kiến mới
03:30, 06/04/2024
Đẩy nhanh phát triển xe điện, nếu không muốn bị “bỏ lại phía sau”
12:00, 28/11/2023
Cuộc cách mạng xe điện đang đứng trước khủng hoảng
04:42, 31/10/2023
Ô tô điện sạc 10 phút đủ chạy hơn 1.000km, không lo cháy nổ, sắp ra đường
04:39, 22/09/2023