Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội loay hoay tìm cơ chế

Lê Sáng 04/06/2019 11:00

Được đánh giá là không thiếu dư địa, nhiều doanh nghiệp lớn cũng đã vào cuộc nhưng ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội vẫn đang loay hoay tìm và chờ cơ chế để bứt phá.

Mới đây, Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội (Hansiba) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo kết quả hợp tác và đề xuất một loạt cơ chế ưu đãi liên quan đến việc xúc tiến hợp tác và hình thành Tổ hợp Techno Park tại KCN Hỗ trợ Nam Hà Nội để phát triển ngành CNHT và công nghệ cao (Hanssip).

TechnoPark Việt Nam - Nhật Bản được kỳ vọng sẽ tạo ra bước tiến đột phá cho ngành CNHT Hà Nội

TechnoPark Việt Nam - Nhật Bản được kỳ vọng sẽ tạo ra bước tiến đột phá cho ngành CNHT Hà Nội

Cụ thể, Tổ hợp Techno Park là kết quả của hợp tác giữa giữa N&G Group, chủ đầu tư KCN Hanssip với đối tác Onaga, doanh nghiệp có tiếng trong lĩnh vực CNHT tại Nhật Bản đồng thời cũng là đại diện cho cho nhóm các nhà sản xuất linh kiện tàu bay, hàng không, robot, máy phát điện, máy dân dụng,… Tuy nhiên hợp tác này mới dừng ở việc ký kết thỏa thuận hợp tác (MOU) và để tiến tới triển khai thực địa thì dự án được kỳ vọng là sẽ tạo ra cú huých cho ngành CNHT Hà Nội vẫn đang chờ thêm cơ chế của Chính phủ.

Cơ chế đã có nhưng chưa đủ?

KCN Hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip) được Chính phủ Việt Nam phê duyệt thành lập với mục tiêu là khu công nghiệp hỗ trợ chuyên sâu đầu tiên ở Việt Nam và mong muốn HANSSIP trở thành khu công nghiệp điển hình tại văn bản số 1150/TTg-KTN ngày 6/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung Hanssip vào quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp trong cả nước. Bắt đầu triển khai từ tháng 12/2012, cơ chế ưu đãi đã có, sau nhiều thỏa thuận hợp tác đã được công bố, tuy nhiên đến nay Hanssip vẫn đang trên hành trình “chạy đà” cho mục tiêu trở thành KCN hỗ trợ chuyên sâu hàng đầu.

Tại văn bản do Hansiba gửi Thủ tướng Chính phủ bên cạnh báo cáo sơ bộ về việc đạt được thỏa thuận hợp tác với đối tác Nhật Bản đã tập trung đề xuất hàng loạt kiến nghị, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng các cơ chế, chính sách đột phá - cụ thể - theo hướng “thí điểm” dành cho đối tác Nhật Bản (công ty Onaga); doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm N&G Group) và đề xuất cho KCN Hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip).

Cụ thể, đối với doanh nghiệp Nhật Bản, Hansiba đề xuất một số cơ chế như cho phép áp dụng thủ tục chuẩn bị đầu tư và đầu tư theo hướng “1 cửa 1 cấp” của cơ quan cấp phép Việt Nam liên quan đến các nội dung về giấy phép đầu tư, thành lập Doanh nghiệp, tác động môi trường, Giấy phép xây dựng (bao gồm cả quy hoạch), Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng, chứng chỉ sản phẩm và các loại quy định khác của Việt Nam. Ngoài ra, trong văn bản của Hansiba cũng nêu một số đề xuất như cho phép xây dựng nhà máy vượt quy định mật độ xây dựng hiện hành trên lô đất thuê tại Hanssip và một số đề xuất ưu đãi khác.

Đối với doanh nghiệp Việt Nam, Hansiba tập trung đề xuất vào một số điểm như được phép vay lại vốn ODA và nhà nước hỗ trợ 100% lãi xuất trong thời gian xây dựng dự án (không quá 24 tháng), được đào tạo lao động miễn phí và hỗ trợ kinh phí nghiên cứu phát triển thông qua vườn ươm doanh nghiệp tại Hanssip cùng một số đề xuất ưu đãi khác.

Đối với cụ thể KCN Hanssip, Hansiba có nội dung đề nghị Thủ tướng cho phép Hanssip được thu hút đầu tư mở rộng ngành nghề ngoài CNHT và CNC là các Doanh nghiệp sản xuất - chế tạo - chế biến (thuộc tất cả các ngành phục vụ dân sinh không ảnh hưởng đến môi trường). 

Có thể bạn quan tâm

  • Techno-Park Việt Nam - Nhật Bản có tạo ra “cú hích” cho công nghiệp hỗ trợ Hà Nội?

    Techno-Park Việt Nam - Nhật Bản có tạo ra “cú hích” cho công nghiệp hỗ trợ Hà Nội?

    11:05, 15/05/2019

  • “Thuốc” tăng trưởng công nghiệp hỗ trợ ô tô

    “Thuốc” tăng trưởng công nghiệp hỗ trợ ô tô

    01:00, 21/02/2019

  • Giải pháp để ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển

    Giải pháp để ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển

    11:30, 27/12/2018

  • Cần những giải pháp thực tế hơn để công nghiệp hỗ trợ phát triển

    Cần những giải pháp thực tế hơn để công nghiệp hỗ trợ phát triển

    04:17, 20/12/2018

  • Sẽ có tổ hợp sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam-Hàn Quốc tại Hà Nội

    Sẽ có tổ hợp sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam-Hàn Quốc tại Hà Nội

    01:36, 16/12/2018

Theo công bố của Hanssip, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT và CNC, cụ thể là sản xuất các linh kiện điện tử; sản xuất các chi tiết phục vụ ngành công nghiệp lắp ráp, sản xuất ô tô,… khi đầu tư vào Hanssịp sẽ được hưởng khá nhiều ưu đãi như có thời gian thuê đất lên tới 70 năm, tới năm 2082 (hơn 20 năm so với các khu công nghiệp thông thường khác), miễn 20 năm tiền thuế sử dụng đất phải trả cho nhà nước, được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong 15 năm đầu ở mức 10%, trong đó 4 năm đầu được miễn hoàn toàn 100%, giảm 50% ở 9 năm tiếp theo tương đương mức 5%, và áp dụng mức 10% kể từ khi có thu nhập chịu thuế.

Ưu đãip/liệu có hấp dẫn các nhà đầu tư vào Hanssip

Ưu đãi liệu có hấp dẫn các nhà đầu tư vào Hanssip

Ngoài ra, theo thông tin từ chủ đầu tư, tất cả các doanh nghiệp đầu tư tại HANSSIP được Chính phủ miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải đặc biệt nhập khẩu để tạo tài sản cố định của các dự án được khuyến khích đầu tư và miễn thuế nhập khẩu với các nguyên vật liệu, vật tư mà trong nước không sản xuất được.

Ưu đãi đã có, tuy nhiên, đến nay, sau gần 7 năm triển khai, các yếu tố hạ tầng đã sẵn sàng, dự án cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước với nhiều biên bản ghi nhớ đã được ký kết nhưng đến nay vẫn chưa có dự án CNHT nào đi vào hoạt động chính thức tại HANSSIP. Câu hỏi được đặt ra là phải chăng các ưu đãi như trên vẫn là chưa đủ lớn và có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Lời giải nào cho công nghệ hỗ trợ?

Có một thực tế là Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội (Hansiba) với gần 200 hội viên vẫn có những doanh nghiệp hoạt động rất tốt trong lĩnh vực CNHT và CNHT công nghệ cao như HIKARI, PMTT, TOMECO,… các công ty này cũng đều đã có quan hệ đối tác với nhiều nhà sản xuất tại Việt Nam như Canon, Panasonic, Samsung,… và có một điểm chung đây đều là các doanh nghiệp không nằm trong một KCN chuyên về CNHT nào.

Như vậy lời giải cho bài toán CNHT Hà Nội, ngoài vấn đề về cơ chế, nhiều chuyên gia cho rằng đó chính là sự chủ động của mỗi doanh nghiệp trong việc nhận biết, tiếp cận nhu cầu của khách hàng nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là phát triển sản xất kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Một điểm nữa cũng cần lưu ý là vai trò của những “sếu lớn”, khi một doanh nghiệp lớn như Samsung hay Vingroup,… đặt nhà máy ở đâu thì tự nhiên các khu vực lân cận sẽ hình thành các công ty vệ tinh về CNHT.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội loay hoay tìm cơ chế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO