Coupang và bước thâm nhập vào Đông Nam Á

NGUYỄN CHUẨN 16/04/2021 04:00

“Gã khổng lồ” thương mại điện tử Hàn Quốc Coupang đang có những động thái để mở rộng sang thị trường Đông Nam Á.

Coupang được coi là “Amazon của Hàn Quốc”, một nền tảng thương mại điện tử uy tín cùng chính sách bán hàng ưu đãi, hàng hóa đa dạng, chính hãng và giá  thành tốt. Ngoài các mặt hàng có xuất xừ từ Hàn Quốc, Coupang còn cung cấp đến người dùng các loại hàng hóa đến từ các quốc gia trên thế giới.

Coupang nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Hàn Quốc.

Coupang nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Hàn Quốc.

Mới đây, tập đoàn này đã đăng thông tin tuyển dụng một số vị trí quan trọng trên Linkedin cho văn phòng của mình tại Singapore, đồng thời cũng đang thuê những kỹ sư cấp cao cho nền tảng phát trực tuyến video Coupang Play của mình.

Các chuyên gia phân tích cho rằng, với các động thái nhân sự nói trên, Coupang đang thiết lập một kế hoạch mở rộng hoạt động sang các quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có Việt Nam, Thái Lan, Indonesia.

Thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á đã tăng 63% lên 69 nghìn tỷ won (khoảng hơn 60 tỷ USD) vào năm 2020 và dự kiến đạt 172 tỷ USD vào năm 2025. Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ này có thể là một trong những lý do mà Coupang tiến vào thị trường này. Hơn nữa, khu vực Đông Nam Á cũng có những điểm tương đồng với Hàn Quốc ở chỗ các khu dân cư và khu kinh doanh nằm gần nhau, giúp Coupang dễ dàng thử nghiệm hệ thống phân phối và hậu cần của mình hơn.

Mặc dù vậy, nếu thâm nhập thị trường Đông Nam Á, Coupang sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh khốc liệt với các nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất, như Shoppe, Lazada… Do đó, Coupang sẽ phải tham gia vào cuộc đua “đốt tiền” để cạnh tranh với các nền tảng này.

Coupang có trụ sở tại Seoul, Hàn Quốc.

Coupang có trụ sở tại Seoul, Hàn Quốc.

Tại Việt Nam, cuộc chơi trên thị trường thương mại điện tử giờ đây chỉ gói gọn trong bốn cái tên là Shopee, Sendo, Tiki và Lazada. Và khi thị trường đã có bước chuyển mạnh mẽ, cuộc đua đốt tiền cũng đã thay đổi từ cạnh tranh về khuyến mại và những sự kiện mua sắm giống hệt nhau sang những hướng đi riêng.

Những động thái này cho thấy cuộc chơi thương mại điện tử dù thay đổi, nhưng vẫn xoay quanh theo phương thức "đốt tiền". Điểm khác biệt là tiền được đốt vào những dự án mới, những cách thức thu hút người dùng mới. Và dù thị trường đã dần được định hình, cuộc chiến này sẽ còn gay gắt hơn trước.

Có thể bạn quan tâm

  • Thách thức quản lý thương mại điện tử

    Thách thức quản lý thương mại điện tử

    11:10, 31/03/2021

  • Đề xuất sàn thương mại điện tử phối hợp để “đánh” thuế kinh doanh online

    Đề xuất sàn thương mại điện tử phối hợp để “đánh” thuế kinh doanh online

    04:30, 25/03/2021

  • Giám đốc Chính sách Tiktok Việt Nam: Luật Thương mại điện tử cho chúng tôi có rất nhiều quyền

    Giám đốc Chính sách Tiktok Việt Nam: Luật Thương mại điện tử cho chúng tôi có rất nhiều quyền

    05:03, 24/03/2021

  • Trưởng Ban Pháp chế VCCI: Thương mại điện tử trên mạng xã hội có nhiều vấn đề pháp lý đang bị chồng lấn

    Trưởng Ban Pháp chế VCCI: Thương mại điện tử trên mạng xã hội có nhiều vấn đề pháp lý đang bị chồng lấn

    23:06, 23/03/2021

  • Dự thảo Nghị định về thương mại điện tử: Nhiều quy định làm khó doanh nghiệp

    Dự thảo Nghị định về thương mại điện tử: Nhiều quy định làm khó doanh nghiệp

    04:50, 14/03/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Coupang và bước thâm nhập vào Đông Nam Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO