Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Dịch COVID-19 đã trao cho Trung Quốc một cơ hội để vươn lên giành ưu thế trong cuộc chạy đua phát triển mạng viễn thông 5G trên thế giới.
Bước chạy của Trung Quốc
Khi dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ tại Trung Quốc, quốc gia này đã nhanh chóng triển khai hàng loạt robot và áp dụng nhiều công nghệ tối tân nhờ trí tuệ nhân tạo (AI) và mạng 5G. Cụ thể, trong một Chỉ thị được đưa ra vào tháng 3 vừa qua, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) đã yêu cầu mạng 5G phải được xây dựng nhanh hơn để giảm thiểu tác động của dịch bệnh.
Ngay lập tức, chính quyền địa phương tại Trung Quốc đã thúc đẩy xây dựng các hệ thống y tế thông minh 5G, tối ưu hóa và thúc đẩy ứng dụng 5G trong cuộc chiến chống lại COVID -19. Lĩnh vực y tế của Trung Quốc là đối tượng đầu tiên được hưởng lợi. Hơn 100 bệnh viện đã áp dụng hệ thống 5G để tiến hành tư vấn y tế trực tuyến.
Với việc triển khai hệ thống giám sát nhiệt độ bằng hình ảnh nhiệt 5G đã được triển khai rộng rãi trên khắp Trung Quốc đặc biệt là ở những nơi đông người như sân bay, nhà ga và các trung tâm vận chuyển khác đã làm tăng đáng kể hiệu quả việc theo dõi nhiệt độ cơ thể trên một đám đông di chuyển để giảm nguy cơ phơi nhiễm virus.
Khi một làn sóng người dân quay trở lại làm việc, dự kiến sẽ có một lượng lớn người đi lại và hình ảnh nhiệt 5G + có thể được phát triển để thúc đẩy ứng dụng số hóa trong kiểm soát ổ dịch.
Việc phát triển mạnh mẽ mạng 5G tại nhiều địa phương đã cho phép chính quyền xử lý dịch bệnh một cách hiệu quả. Tỉnh Tứ Xuyên sử dụng máy bay không người lái đã bay vòng quanh bầu trời, phát sóng các biện pháp phòng chống đại dịch, phun thuốc khử trùng và thậm chí tiến hành kiểm tra hình ảnh nhiệt cho người dân.
Tương tự, máy bay không người lái chạy bằng sóng 5G tại Bắc Kinh cũng đã được vận hành để giao khẩu trang và cung cấp thức ăn cho người bệnh để hạn chế sự tiếp xúc gần.
Các ví dụ trên đã cho thấy cách thức Trung Quốc khai thác các mạng 5G cực nhanh để chống lại dịch bệnh COVID-19 và vượt lên các nước phương Tây trong mặt trận công nghệ nóng nhất trong những năm gần đây.
Trong khi việc triển khai 5G ở Mỹ và châu Âu chắc chắn sẽ bị trì hoãn khi đại dịch bùng nổ, thì cuộc khủng hoảng COVID-19 đã mang lại một cơ hội lớn để Trung Quốc đưa vào thử nghiệm rất nhiều ứng dụng 5G như máy bay không người lái, xe tự vận hành và thậm chí cả điện thoại 5G.
Như chuyên gia đánh giá, chiến tranh và đại dịch thường tạo ra sự thay đổi to lớn trong xã hội. Cụ thể, sự bùng phát của dịch bệnh lở mồm long móng vào đầu thế kỷ 20 đã tạo cơ hội cho động cơ đốt trong vươn lên đánh bại động cơ hơi nước. Đồng thời, chiến tranh thế giới thứ nhất chứng kiến nhiều cải tiến trong kỹ thuật hàng không và sản xuất máy bay so với thập kỷ trước.
Chính vì vậy, việc đóng cửa toàn cầu do đại dịch đã tạo ra sự bùng nổ trong nhu cầu sử dụng Internet băng thông rộng khi không chỉ đơn thuần để phục vụ mục đích giải trí. Trong khi nhiều quốc gia vẫn đang giới hạn ở mạng 4G, sự phát triển 5G tại Trung Quốc đã đáp ứng cơn khát của người dân và mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp như ZTE và Huawei.
Mục đích của Trung Quốc
Bắc Kinh đang kỳ vọng, mạng 5G sẽ trở thành bàn đạp để có thể nhanh chóng đạt được mục tiêu kinh tế khi nhu cầu về băng thông rộng sẽ tăng đáng kể trong những năm tới, đặc biệt là đối với các mạng 5G có khả năng xử lý luồng dữ liệu lớn với tốc độ nhanh. Đặc biệt, Trung Quốc hy vọng sẽ tận dụng nhu cầu lớn về băng thông rộng để đảm bảo Huawei sẽ được tích hợp vào hệ sinh thái thông tin toàn cầu.
Quan trọng hơn, thông qua việc chứng minh cho thế giới thấy tính hiệu quả của công nghệ 5G, Trung Quốc có thể dễ dàng khôi phục tầm ảnh hưởng tại các quốc gia, đặc biệt là những nơi đang thúc đẩy việc hợp tác xây dựng hệ thống mạng thế hệ mới này.
Không phải ngẫu nhiên mà một trong những nước nhận được sự hỗ trợ y tế sớm nhất của Trung Quốc là Italy. Do đó, việc thể hiện hình ảnh là một đối tác thân thiện và sẵn sàng trợ giúp Italy vượt qua đại dịch chắc chắn sẽ góp phần giúp chính phủ và người dân Italy cởi mở hơn với sự tham gia của Trung Quốc vào việc xây dựng mạng 5G.
Như vậy, Trung Quốc đang gửi hai thông điệp ngầm đến toàn cầu. Thứ nhất, Trung Quốc là một đối tác tốt khi luôn sẵn sàng cung cấp viện trợ và hỗ trợ khi các nước cần. Thứ hai, Trung Quốc là một đối tác đáng tin cậy và sẵn sàng cung cấp các thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) hay các mặt hàng công nghệ cao với độ bảo mật tối ưu.
Mặc dù vậy, hành vi thực tế của Trung Quốc đang làm các nhà lãnh đạo trên thế giới hoài nghi. Nếu COVID-19 có khả năng ảnh hưởng đến mọi thứ, từ đấu giá quang phổ đến tài trợ cơ sở hạ tầng, các quốc gia phương Tây nên tận dụng cơ hội để trì hoãn các quyết định quan trọng đối với việc xây dựng mạng 5G để tránh những cuộc thâu tóm thị trường của Trung Quốc trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm
20:48, 06/05/2020
16:00, 06/05/2020
15:25, 05/04/2020
00:00, 28/03/2020
14:39, 19/03/2020