Thường gặp khó khăn về dòng tiền do quỹ dự phòng hạn hẹp, song nhiều startup vẫn ý thức được chiến lược “tự lực cánh sinh”.
Nhưng không phải lúc nào và ở lĩnh vực, ngành hàng nào, việc “tự lực cánh sinh” của các doanh nghiệp yếu thế đều có thể đưa họ lướt qua khó khăn do dịch COVID-19.
“Cầm cự” mùa dịch
Go Hub, CTCP Giải pháp Du lịch của 2 bạn trẻ Start up có kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng trong mùa Tết và “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, cho đến cao điểm du lịch tại nhiều quốc gia Châu Âu hay Châu Á thường kéo dài hết mùa hoa anh đào. Nhưng dịch COVID-19 làm mọi thứ thay đổi.
Rất may, Go Hub đàm phán được chủ mặt bằng cho thuê chấp nhận giảm khá lớn, giúp doanh nghiệp “dễ thở” hơn nhiều khi doanh thu sụt giảm.
“Go Hub còn thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ khác như: Giảm bớt giờ làm của các nhân sự thời vụ, giảm chi phí marketing. Đặc biệt, Go Hub sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược “cầm cự”, và đẩy mạnh một số sản phẩm, dịch vụ thử nghiệm như esim – chuẩn bị đón đầu thị trường khi qua mùa dịch”, anh Lê Thái Bảo- Giám đốc Marketing của Go Hub cho biết.
Với hệ sinh thái đầu tư khởi nghiệp ở nhiều lĩnh vực, như nông nghiệp, thời trang, kiến trúc... của Shark Tank Lê Đăng Khoa, một số đơn vị đang có kinh doanh vẫn ổn, bất chấp dịch gồm: Công ty rau 3S, bánh The Factory, chuỗi cửa hàng hoa 38 Flowers Market...
Bao giờ cho đến... gói hỗ trợ?
Bên cạnh đó, một số dự án giáo dục của Shark Khoa, hoặc áp dụng dạy online hay tạm dừng chờ giai đoạn khó khăn đi qua.
Ghi nhận từ nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ khác, mặc dù ý thức phải tự cứu mình trước khi chờ Nhà nước cứu, song đại đa số các tổ chức vẫn khó tránh khỏi thiệt hại của dịch COVID-19 và chưa thể ra phương án tự “giải cứu”.
Một số doanh nghiệp cho biết hiện nay tuy Chính phủ đã có chủ trương ban hành gói hỗ trợ tín dụng- tài khóa trị giá 280.000 tỷ đồng, nhưng đến lúc này thực tế vẫn chưa đi vào hiện thực.
Có thể bạn quan tâm
18:45, 11/03/2020
22:05, 08/03/2020
13:20, 04/03/2020
06:49, 11/03/2020
16:04, 06/03/2020
“Một số ngân hàng đã phát động cho vay lãi suất ưu đãi, nhưng thú thật nếu soi kỹ thì mức lãi vay ưu đãi chẳng khác gì chương trình ngân hàng đã áp dụng khi chưa có dịch. Các điều kiện được vay ưu đãi thật, cũng vẫn “neo” rất cao và hầu như hiếm hoi cho vay tín chấp – điều mà nhóm doanh nghiệp yếu thế như startup hay SME luôn mong đợi nhưng lại khó tiếp cận”, một doanh nghiệp đánh giá.
“Dịch đã kéo dài tại Việt Nam và bước sang tháng thứ 3 tính theo dương lịch, thế nhưng đến hôm nay, dự thảo Nghị định gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề do dịch COVID-19 mới được công bố.
Từ dự thảo để thành Nghị định, rồi Nghị định ban hành xuống các cơ quan triển khai trực tiếp cần nhiều thời gian… Nói thật là quá trễ và quá chậm để doanh nghiệp xác định được đâu là vùng được hỗ trợ, đâu là vùng phải tự xoay mà có thêm động lực, có hướng chủ động tìm lối thoát, chưa nói đến liều lượng hỗ trợ có hiệu quả hay không, nặng nhẹ ra sao?…”, Giám đốc một Công ty TNHH vô cùng lo lắng bày tỏ.