Cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu thay đổi cách thế hệ Z (sinh sau năm 1998) tiếp cận công việc, lựa chọn nhà tuyển dụng, theo đuổi học vấn.
Vì Covid-19, bạn bè tổ chức các bữa tiệc trực tuyến trên Instagram. Giáo viên tải các bài học lên Youtube. Bác sĩ khám bệnh từ xa qua FaceTime hoặc Google Duo. Các nghệ sĩ tổ chức các buổi hòa nhạc trực tiếp trên Facebook. Người tiêu dùng sử dụng ứng dụng ví điện tử để mua các dịch vụ thiết yếu từ xa. Nhưng có lẽ những thay đổi lớn nhất sẽ làm ảnh hưởng đến lực lượng lao động trong tương lai - thế hệ Z, những người sinh sau năm 1998.
Do cuộc khủng hoảng này, 290 triệu sinh viên trên khắp thế giới và 4,9 triệu sinh viên Mỹ bị ảnh hưởng bởi các trường học đóng cửa. Buộc phải học qua mạng, bản thân các giáo viên cũng cảm thấy lạ lẫm vì 70% giáo viên ở Mỹ chưa từng giảng dạy trực tuyến. Tuy nhiên, chính các sinh viên lại thấy rất quen thuộc vì 62% thuộc Gen Z nước này sẽ chọn không có bằng đại học và truy cập Internet không giới hạn hơn là có bằng đại học và không có Internet.
Do ngày nay có nhiều lựa chọn thay thế cho việc học đại học hơn trước đây, Gen Z có thể xem xét từ bỏ hoàn toàn việc học đại học theo truyền thống để đi làm ở một công ty có đào tạo như đại học và phát triển. Trên thực tế, 62% Gen Z tại Mỹ thoải mái với ý tưởng gia nhập lực lượng lao động trước khi hoàn thành bằng đại học.
Đối với Gen Z, khó phân biệt rõ ràng lúc kết thúc công việc và lúc cuộc sống bắt đầu, vì đối với họ tất cả chỉ là cuộc sống. Công việc và cuộc sống luôn hài hòa. Nơi làm việc trong tương lai không chỉ là nơi dành cho công việc, nó còn là nơi cuộc sống diễn ra. Các nhân viên dịch vụ thuộc Gen Z mất nhiều giờ làm việc hơn bất kỳ thế hệ nào và 29% nhân viên thuộc Gen Z (18 đến 24 tuổi) tại Mỹ bị mất việc so với chỉ 13% các thế hệ khác. Với những con số này, thật không ngạc nhiên khi Gen Z quan tâm đến việc đa dạng hóa các nguồn thu nhập.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 07/08/2020
11:00, 06/08/2020
13:00, 07/08/2020
11:23, 07/08/2020