[COVID-19] Làm gì khi bị kẹt ở nước ngoài?

Diendandoanhnghiep.vn Tôi muốn chia sẻ chút kinh nghiệm cho các con của YFU Vietnam chúng tôi và các bà mẹ, các cháu đang kẹt... COVID-19 ở nước ngoài.

người Việt mắc kẹt ở sân bay Dallas, Mỹ vì Covid-19

Một số người Việt mắc kẹt ở sân bay Dallas, Mỹ vì COVID-19

Vật bất ly thân

Đầu tiên, Passport là cái mà bạn cần giữ gìn cẩn thận và luôn kè kè bên mình, đánh mất nó lúc này tức là "đại khủng hoảng".

Thứ hai, cần có thẻ tín dụng và ít tiền mặt. Nếu bạn không có thẻ tín dụng, mà tiền mặt quá ít thì sẽ rất khó khăn.

Tuy nhiên, một dịch vụ như mua sắm online, đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn có thể vẫn thực hiện được khi bạn xài thẻ của... ba mẹ ở quê nhà.

Vì vậy, bạn cần thuộc số thẻ, hạn sử dụng và 3 số code sau lưng thẻ. Các dịch vụ phần lớn đều cho thanh toán mà không cần 6 số OPT nhắn tin vào số điện thoại bố mẹ.

Vì thế, nếu bạn vừa online mua sắm, vừa nói chuyện với bố mẹ để nhận 6 chữ số OPT cho đồng bộ càng tốt. Hãy cẩn thận, coi chừng đọc các chữ số này qua lời thoại, có thể mất an toàn, tốt nhất là "thông báo" số bằng ngón tay qua hình ảnh video.

Đường bay bị đóng đột ngột

Thông thường từ nước ngoài về Việt Nam, bạn phải bay 2-3 điểm, tức 3-4 chặng bay và quá cảnh ở nước thứ 3.

Nếu ở Mỹ bay về, thường bạn bắt đầu một thành phố nào đó ở Mỹ, sau đó bay đến các sân bay quốc tế tại Mỹ, rồi bay về Japan, Korea, Đài Loan, Dubai, HongKong... chẳng hạn.

Các hãng hàng không thường chia sẻ chỗ cho nhau trong liên minh. Hiện nay trên thế giới có 3 liên minh hàng không: Sky Team; One World và Star Alliance. Vì vậy, họ thường "share" chỗ cho chặng cuối nếu về Việt Nam hoặc nước đó chưa có đường bay thẳng.

Ví dụ khi bạn lên máy bay từ Salisbury/ Maryland đến Washington Dulles/ IAD của hãng bay United. Sau đó từ IAD bay về Narita/ Japan và nối chuyến trên All Nippon Airline (ANA) về Sài Gòn.

Hai chặng đầu bạn bay với United rất bình thường và khi đang trên đường đi (20-30 giờ di chuyển, nối chuyến) thì đột ngột ANA dừng bay đến Tân Sơn Nhất.

Và như vậy, bạn sẽ kẹt tại Narita là điều hoàn toàn xảy ra. (Các bạn DHS bị kẹt ở Paris và Dallas mà báo vừa đăng tải đúng với hoàn cảnh này).

Trong tình huống này, tất nhiên bạn phải vật vạ chờ United/ ANA sắp đặt chuyến mới, gửi bạn về TP HCM qua hãng khác, nếu có.

Nhưng thông thường là bạn sẽ phải mua vé khác, chuyện hoàn phí cho bạn bởi United sẽ tính toán sau. Hoặc bạn phải cầu cứu Đại sứ quán Việt Nam tại Japan, vì lúc đó Nhật Bản cũng phong tỏa nên việc xin visa tại cửa khẩu nhập cảnh tạm Tokyo cũng đã ngưng.

Vì vậy, dù bạn có vô cùng cẩn thận kiểm tra kỹ đến mấy tại điểm bắt đầu khởi hành thì bạn cũng không thể biết trước cả chặng bay dài sẽ xảy ra "nghẽn" ở chặng nào.

Tất cả là do dịch bệnh bùng phát, diễn biến xấu từng ngày (giống như bão lũ vậy), chẳng thể tiên đoán được hay biết trước các chính sách hạn chế đi lại của mỗi nước trong chuỗi di chuyển toàn cầu.

Đối mặt chứ đừng... bỏ chạy

Nếu cuộc "bỏ chạy về nhà" ấy mà không thể kiểm soát được thì chính bạn tạo ra gấp đôi khủng hoảng cho mình.

Điều chắc chắn nhất trong khủng hoảng là... không có gì chắc chắn! Tất nhiên, trong lúc dịch bệnh như vậy, nếu về nhà được với bố mẹ thì tốt biết mấy. Nhưng nếu việc khởi hành mà không thể kiểm soát sự an toàn thì hãy ở lại như mọi công dân nước sở tại ra tay chống dịch đến cùng.

Thông thường, trong khủng hoảng thì cái quật ngã ta đầu tiên chính là tinh thần hoảng loạn. Nếu bạn đã xác định ở lại, thì coi như bạn đang cùng với công dân nước ấy chiến đấu với nỗi sợ khủng hoảng.

Những người thân ở quê nhà, đặc biệt là cha mẹ, do thiếu thông tin ở bên kia và tâm lý muốn bảo vệ con lúc dịch bệnh, thường hay gọi điện thoại, nhắn tín... Lúc này, rất nhiều luồng tin thiếu nhất quán từ bố mẹ, anh chị, ông bà... mỗi người một ý kiến càng làm cho bạn hoảng loại thêm.

Tốt nhất bạn hãy chọn một người duy nhất trong gia đình mà bạn tin tưởng để... giao tiếp và chia sẻ thông tin. Số còn lại, thông báo "tạm gián đoạn" để tránh gây nhiễm niềm tin khi bạn ra quyết định. Bởi ra trận mà lắm chỉ huy thì lính tráng chả biết tuân lệnh ai để...bóp cò.

Về hay ở là tốt nhất? Chẳng có cái nào tốt hơn cái nào trong lúc dịch bệnh liên tục biến chuyển trên toàn cầu nhanh hơn bão cấp 12.

Một khi bạn chọn "đường ở" thì hãy xác định hành trang như thực phẩm, tài chính, tăng sức đề kháng thể dục, vui vẻ hưởng thụ phim ảnh tại nhà suốt nhiều tháng để tránh nguy cơ lây nhiễm là ưu tiên số 1.

Cuối cùng tôi muốn nói: Niềm tin và tinh thần là vô cùng quan trọng để kháng cự với khủng hoảng COVID-19. Đời dài lắm, chưa bao giờ "kết thúc" khủng hoảng đâu ạ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [COVID-19] Làm gì khi bị kẹt ở nước ngoài? tại chuyên mục Mạng xã hội của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713994263 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713994263 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10