Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để hy vọng tin tưởng vào kịch bản thứ nhất, tức là đưa COVID-19 sang bệnh lưu hành.
>>Hai kịch bản phòng, chống COVID-19 trong thời gian tới
Tại cuộc gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế vừa qua, GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã đưa ra 2 kịch bản phòng chống dịch COVID-19 có thể triển khai thời gian tới.
Kịch bản thứ nhất: COVID-19sẽ thành bệnh lưu hành bình thường
Biến thể Omicron xuất hiện phổ biến trong cộng đồng và sẽ dần giảm bớt độc lực. Bên cạnh đó, với miễn dịch có sẵn từ việc tiêm vaccine phòng COVID-19 và mắc bệnh, số trường hợp chuyển nặng và tử vong sẽ giảm. Đây là kịch bản có xu thế xảy ra nhiều hơn.
Với kịch bản này, chúng ta chuyển sang trạng thái bình thường mới, tức là đưa COVID-19 sang bệnh lưu hành. Các hoạt động xã hội có thể trở về bình thường.
Kịch bản thứ 2: Dự phòng trong tình hình mới
GS.TS Phan Trọng Lân cho hay, đến nay hiểu biết về virus SARS-CoV-2 vẫn chưa được toàn diện. Khi giao lưu đi lại nhiều, việc xuất hiện liên tục các biến thể mới vẫn có khả năng xảy ra. Việt Nam sẽ triển khai lại các biện pháp khẩn cấp để phòng chống dịch và tiếp tục cập nhật thuốc điều trị, công nghệ sản xuất vaccine.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã yêu cầu tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác với những diễn biến mới của dịch bệnh. Vừa củng cố, thúc đẩy những việc đã làm được, vừa phải tiếp tục bám sát tình hình, dự báo, chuẩn bị các kịch bản, biện pháp để nếu có tình huống xảy ra thì không quá bị động, bất ngờ..
Thực tế cho thấy, câu chuyện COVID-19, ban đầu chưa có vaccine ngừa COVID-19 nguy cơ chuyển nặng, tử vong cao. Nhờ có vaccine cơ thể tạo ra hệ miễn dịch đa phần mọi người nhiễm bị nhẹ, ít nặng và tỷ lệ tử vong thấp. Nếu xem COVID-19 là bệnh lý chuyên khoa truyền nhiễm thành nhỏ hẹp, chúng ta có tục các biện pháp, đẩy mạnh sản xuất – kinh doanh.
Khi nào có triệu chứng làm xét nghiệm, có chẩn đoán vào bệnh viện, sẽ có bác sĩ chuyên khoa chữa trị một cách chuyên sâu nhất, lúc đó phải có sự tham gia chi trả của Bảo hiểm y tế, tự nguyện, các nguồn khác nhau thì vì chỉ có ngân sách Nhà nước, cơ chế chống dịch như hiện nay… như thế sẽ vận hành tốt hơn, bệnh viện sẽ cởi mở hơn.
Điều đáng mừng ở chỗ, chúng ta chuyển sang trạng thái bình thường mới. Các hoạt động xã hội đang dần trở về trạng thái bình thường. Vì thế, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để hy vọng tin tưởng vào kịch bản thứ nhất, tức là đưa COVID-19 sang bệnh lưu hành.
>>Thay đổi nhận thức để coi COVID-19 là bệnh đặc hữu
>>COVID-19, bệnh đặc hữu và xu hướng ứng xử mới
Những thông tin lạc quan nói trên dựa trên một cơ sở vững chắc đó là:
Thứ nhất: Tỷ lệ tử vong thấp
Theo số liệu từ Bộ Y tế, trên cả nước số tử vong do COVID-19 đã giảm mạnh. Tới nay Việt Nam đã ghi nhận hơn 10 triệu ca mắc COVID-19. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.878 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Theo Bộ Y tế, hiện nay một số nước Đông Nam Á đã đưa các tiêu chí để coi COVID-19 là bệnh lưu hành. Indonesia quy định để coi COVID-19 là bệnh lưu hành, tỷ lệ sử dụng giường bệnh phải dưới 5% và tỷ lệ dương tính phải dưới 1% dân số; Thái Lan từ ngày 1/7/2022 sẽ coi COVID-19 là bệnh lưu hành với điều kiện tỷ lệ tử vong không vượt quá 0,1% (hiện nay tỷ lệ này là gần 0,2%), theo đó sẽ bỏ yêu cầu xét nghiệm, bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang, ngoại trừ với những người đang nhiễm bệnh.
Số lượng F0 bị nhiễm hiện đã nhiều nhưng số lượng nhập viện đã ít đi, số ca nặng và tử vong không đột biến tăng lên, điều này làm cho chúng ta yên tâm một phần.
Thứ hai: Tốc độ bao phủ vaccine cao
Việt Nam tuy xuất phát sau về tiếp cận vaccine, nhưng bằng sự linh hoạt trong cách tiếp cận nên tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam cao nhất thế giới, về đích sớm hơn so với mục tiêu khuyến cáo của WHO.
Có được kết quả đó, bên cạnh chỉ đạo sát sao của Thủ tướng, Chính phủ, Bộ Y tế, thì các ác địa phương đã nỗ lực rà soát người chưa được tiêm chủng/chưa được tiêm đủ liều cơ bản hoặc không thể đến cơ sở tiêm chủng để tiêm bù, tiêm vét, tổ chức tiêm tại nhà (nếu cần thiết) đảm bảo không bỏ sót đối tượng.
Trong bối cảnh số ca nhiễm nặng và tử vong giảm, tỷ lệ bao phủ vaccine tăng, số ca mắc mới được ghi nhận giảm liên tục trên toàn cầu. WHO nhận định dịch COVID-19 sẽ không biến mất hoàn toàn, có thể sớm trở thành bệnh lưu hành.
Thứ ba: Sự kiên cường của ngành Y tế
Hệ thống y tế đã trụ vững trong đợt cao điểm của dịch với khả năng đáp ứng tối đa 200.000 giường điều trị. Bộ Y tế đã bảo đảm đủ thuốc điều trị, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các bệnh viện chủ động mua thuốc điều trị; phân bổ, hỗ trợ kịp thời thuốc điều trị cho các địa phương; đối với các loại thuốc thiết yếu, có cơ số dự phòng phù hợp cho tình huống dịch bệnh diễn biến xấu…
Thứ tư: Sự chung sức, chung lòng của toàn dân
Có được những thành quả trong công tác chống dịch như ngày nay, ngoài nỗ lực của ngành Y tế, chúng ta phải ghi nhận sự đồng lòng, hợp tác của người dân trong phòng, chống dịch như: Tiêm vaccine, tuân thủ các biện pháp khuyến cáo…
Năm 2022, cùng với việc tiếp tục bao phủ vaccine, Việt Nam phấn đấu sẽ chiến thắng dịch bệnh, từng bước “bình thường hóa” với dịch Covid-19, thúc đẩy phục hồi nhanh, phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Lạc quan theo kịch bản thứ nhất là vậy, nhưng cũng không nên “thả cửa” để cho ai cũng đều bị nhiễm hết. Nếu tất cả mọi người nhiễm COVID-19 cùng lúc sẽ để lại gánh nặng khi số ca nặng cao, làm “vỡ” hệ thống điều trị tại bệnh viện, tạo sự lo lắng không cần thiết. Vì vậy, thái độ của chúng ta vẫn thực hiện 5K, tốt nhất không nhiễm.
Có thể bạn quan tâm
04:00, 14/04/2022
04:00, 16/04/2022
03:00, 14/04/2022
11:19, 13/04/2022
02:00, 13/04/2022
03:00, 12/04/2022
01:04, 04/04/2022
01:36, 03/04/2022
03:29, 02/04/2022
01:42, 02/04/2022
05:15, 31/03/2022
00:00, 01/04/2022