COVID-19 và xu hướng ứng phó mới nhìn từ chỉ số Nikkei

Diendandoanhnghiep.vn Bảng xếp hạng của Nikkei thiên về xu hướng ủng hộ các quốc gia sớm mở cửa trở lại, thay đổi quan điểm từ “COVID zero” đến “chung sống với dịch bệnh”.

Bảng xếp hạng của Nikkei Asia

Bảng xếp hạng của Nikkei Asia

Ngày 4/9, Nikkei Asia - một trong những tờ báo uy tín và lâu đời nhất thế giới công bố bảng xếp hạng hiệu quả chống dịch của 121 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các quốc gia Đông Nam Á là Thái Lan, Myanmar, Philippines và Việt Nam bị liệt vào vị trí cuối cùng.

Các biên tập viên của Nikkei Asia căn cứ vào các yếu tố: (1) tỷ lệ nhiễm bệnh thấp, (2) tỷ lệ tiêm vaccine cao, (3) mức độ ít trầm trọng khi áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội.

Cố nhiên, đó chỉ là góc nhìn của một tòa soạn báo như từ trước tới nay vẫn có nhiều tổ chức quốc tế độc lập nghiên cứu và đánh giá các vấn đề khác. Chúng ta không việc gì lấy làm phiền lòng. Bởi vì các nước khá và giàu như Đức, Nhật, Thụy Sĩ, Australia, Kuwait, Malaysia, Nam Phi, Israel cũng nằm nửa sau bảng xếp hạng.

Chỉ số mà Nikkei đưa ra cho thấy, kết quả chống dịch, mức độ tiếp cận vaccine dường như không phụ thuộc quá lớn vào tiềm lực kinh tế. Có nghĩa là thái độ, phương pháp mới quan trọng!

Nhưng không thể không có vài điều suy nghĩ. Nikkei là tòa báo uy tín tầm vóc quốc tế, phải trả tiền để tiếp cận thông tin của họ. Bảng đánh giá này ít nhiều ảnh hưởng đến thái độ của nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam theo hướng không có lợi.

Về vaccine, hiện nay Việt Nam chỉ mới tiêm được hơn 21 triệu triệu liều, trong đó chỉ mới 3% tiêm đủ 2 mũi. Một con số khiêm tốn so với khu vực và thế giới, chỉ ngang mức trung bình khá so với châu Phi.

Hiển nhiên, khi khan hiếm vaccine, chúng ta phải dựa hoàn toàn vào biện pháp xã hội, truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm và tổ chức phong tỏa, cách ly nghiêm ngặt để giảm thiểu rủi ro. Đây là cách tốt nhất, và Việt Nam khó có thể làm khác được.

Tuy nhiên, việc cách ly, phong tỏa mỗi nơi hiểu mỗi khác, quan điểm Trung ương không hề cứng nhắc, nhưng càng về dưới càng nảy nở ra nhiều “ngoại lệ”, từng có tình trạng “ngăn sông cấm chợ” cực đoan.

Cận cảnh hơn, hiện nay trong phong tỏa nghiêm ngặt, tấm giấy đi đường phát sinh quá nhiều hệ lụy, thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp là không ít. Đây là vấn đề mang tính chủ quan nhiều hơn khách quan. Rất nhiều bất cập ở chính quyền cơ sở qua chuyến thị sát của Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa rồi.

Trung Quốc dùng phương pháp

Trung Quốc dùng phương pháp "vào hang bắt cọp" ra tay nhanh trước khi bùng phát

Bảng xếp hạng của Nikkei thiên về xu hướng ủng hộ các quốc gia sớm mở cửa trở lại, thay đổi quan điểm từ “COVID zero” đến “chung sống với dịch bệnh”, đạt được miễn dịch để bình thường trở lại.

Rõ ràng đây là xu hướng đang chiếm ưu thế. Vấn đề là Việt Nam không thể đồng loạt mở cửa như châu Âu, lợi thế có được là mật độ công nghiệp không dày, chủ yếu bố trí ở hai đầu lãnh thổ. Nghĩa là khúc giữa, miền Trung vẫn có thể hoạt động khi số ca mắc chưa phải ở mức bùng nổ.

Đối với Hà Nội và TP HCM, những nơi quan trọng không thể “lockdown” hoàn toàn có thể xem “mô hình bong bóng” của Nhật Bản trong thời gian tổ chức Thế vận hội Olympic.

Mô hình này tạo ra bức tường vô hình khổng lồ giới hạn vùng an toàn với vùng nguy hiểm, ra vào vùng an toàn được ưu tiên xét nghiệm, tiêm vaccine đủ liều. Tức là vẫn mở những “cánh cửa” đặc biệt đối với vùng cần thiết cách ly.

Mô hình “luồng vaccine” của Singapore cũng rất đáng quan tâm, theo đó những vùng miền, địa phương, nhóm người được tiêm chủng đầy đủ mới được hoạt động, không đặt nặng vấn đề tỷ lệ lây nhiễm.

Nikkei xếp hạng Trung Quốc đứng đầu bảng về chỉ số phục hồi. Ngoài hàng tỷ liều vaccine đã tiêm, Chính phủ nước này sử dụng phương pháp “vào hang bắt cọp”. Bằng xét nghiệm định kỳ, thường xuyên, lập tức dựng hàng rào khoanh vùng nghiêm ngặt khi có dấu hiệu ổ dịch mới xuất hiện. Ra tay trước để chủ động.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết COVID-19 và xu hướng ứng phó mới nhìn từ chỉ số Nikkei tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714323438 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714323438 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10