Bên cạnh các ưu đãi “vàng” thì thách thức rất lớn nằm ở nâng cao năng lực cạnh trong nước, nhưng muốn vậy phải có trình độ nguồn nhân lực đáp ứng quá trình phát triển.
ĐBQH Lê Thu Hà (Lào Cai) bày tỏ quan điểm khi Việt Nam tham gia CPTPP tại phiên thảo luận tại hội trường sáng 5/11. Theo bà Hà, đây vừa là cơ hội những cũng là thách thức, vì cải cách thể chế và môi trường đầu tư kinh doanh mới là lâu dài. Thời gian qua chúng ta đã có những nỗ lực trong cổ phần hóa DNNN, cắt bỏ những giấy phép con, cắt giảm các điều kiện kinh doanh... Tuy nhiên, đây chỉ là những mới bước đầu, chúng ta cần thực hiện mạnh hơn để thuận lợi cho việc hội nhập sâu rộng.
Phải khơi dậy sức sáng tạo, đổi mới
Bên cạnh các ưu đãi “vàng” thì thách thức rất lớn khi gia nhập CPTPP nằm ở nâng cao năng lực cạnh trong nước, nhưng muốn vậy phải có trình độ nguồn nhân lực đáp ứng quá trình phát triển, vì tăng trưởng cần có chất xám sáng tạo chứ không còn là lao động giá rẻ như trước đây nữa.
Có thể bạn quan tâm
09:12, 05/11/2018
06:30, 05/11/2018
11:00, 03/11/2018
05:33, 03/11/2018
Bà Hà phân tích, trước cuộc cách mạng 4.0 đòi hỏi các ngành cần đổi mới công nghệ, nếu chỉ phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI chỉ gia công cho họ thì không khác nào “xây tường trên móng nhà người khác”. Do đó phải khởi dậy sức sáng tạo đổi mới và thu hút FDI cần có chọn lọc chứ không thu hút bằng mọi giá. Sử dụng công cụ biện pháp phòng vệ để bảo hộ sản xuất trong nước, nông nghiệp công nghệ cao, thương mại điện tử, không phải chỉ của Chính phủ mà đội ngũ xung kích là doanh nghiệp cũng cần vào cuộc.
Thống nhất và phù hợp với điều kiện quốc tế, ĐBQH Bùi Sĩ Lợi (Thanh Hóa) cho rằng, việc gia nhập sẽ tác động mạnh tới một số ngành lĩnh kinh tế như đồ da, đồ uống có cồn, thuốc lá, nhưng đây đều là những ngành thâm hụt nhiều lao động cho nên chúng ta phải đánh giá thách thức lớn hơn cơ hội.
Trong vấn đề lao động và công đoàn thì xóa bỏ lao động trẻ em là phù hợp với ILO và hiệp định, tuy nhiên để thực thi nghiêm các cam kết cần dữ liệu như lao động trẻ em như: Lao động trẻ em hiện nay chủ yếu trong lĩnh vực nông thôn và các khu vực phi chính thức thì vẫn chiếm tỷ lệ lao động lớn, vì vậy cần xem xét điều chỉnh các hệ thống pháp luật cho phù hợp.
Thị trường "khó tính" nên giá rẻ không phải là cơ hội
ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, nền kinh tế có độ mở cao có nghĩa phụ thuộc vào thị trường bên ngoài, muốn ổn định phải giữ vững cam kết với các thị trường bên ngoài. Quan trọng cần làm rõ hành động thế nào mà lợi thế có được khi tham gia, và hạn chế tác động bất lợi đem lại sản xuất kinh doanh trong nước. Các ngành như dệt may, giầy da, đồ gỗ, thực phẩm chúng ta có lợi thế, có ưu đãi hơn, cắt giảm các dòng thuế chậm hơn và thời gian kéo dài hơn.
Bên cạnh đó, cần có cơ chế chính sách để thu hút đầu tư, vì cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có nhiều ngành sẽ rời Trung Quốc, nếu chúng ta thu hút đầu tư tốt sẽ có nhiều nhà đầu tư vào ta đầu tư, còn nếu không tốt thì hàng hóa các nước sẽ tràn vào làm “chết” nền sản xuất trong nước, khi đó hậu quả sẽ nặng nề. Cho nên, chúng ta phải đẩy mạnh cải cách hành chính, thu hút nhà đầu tư, tạo lập một môi trường đầu tư công khai minh bạch để thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
Theo ĐB Trần Hoàng Ngân (TP HCM), Việt Nam có nhiều cơ hội khi tham gia CPTPP, đó là thị trường lớn, GDP chiếm 13,5 GDP toàn cầu; 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu do đó xuất khẩu của ta sẽ tăng nhưng lưu ý là thị trường khó tính vì thu nhập bình quân đầu người trên 30.000 USD; như Australia trên 55.000 USD; Canada 45.000 USD, nên giá rẻ không phải là cơ hội, lựa chọn thu hút, do có cần cách thể chế đầu tư kinh doanh theo hướng minh bạch, thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư.