“Lộ trình cắt giảm thuế quan khiến Việt Nam có lợi khi gia nhập CPTPP”

Diendandoanhnghiep.vn Các chuyên gia khẳng định, khi tham gia vào CPTPP Việt Nam sẽ có lợi thế rất lớn trong lộ trình cắt giảm thuế quan.

Theo đó, khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, nhiều nước phải dành tỷ lệ cắt giảm các dòng thuế rất cao, có những nước lên tới 95%. Trong khi Việt Nam chỉ phải cắt giảm ngay lập tức là 66%, 3 năm sau mới nâng lên 86%, có nhiều mặt hàng Việt Nam được quyền bảo lưu đến sau 10 năm.

Thách thức nguồn gốc nguyên liệu

Báo cáo thuyết minh Hiệp định CPTPP cho thấy thị trường của các nước tham gia CPTPP có quy mô lớn với GDP của cả khối, chiếm 13,5% GDP toàn cầu, gồm cả Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới. Vì vậy, việc tham gia CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thực hiện CPTPP có thể giúp GDP và xuất khẩu của Việt Nam tăng tương ứng là 1,32% và 4,04% đến năm 2035. Tổng kim ngạch nhập khẩu cũng có thể tăng thêm 3,8% thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu nên tác động tổng thể đến cán cân thương mại là thuận lợi.

Ngoài ra, việc có quan hệ FTA (hiệp định thương mại tự do) với các nước CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, từ đó giúp Việt Nam nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế, đồng thời thu hút được nhiều hơn dòng vốn FDI.

Nhiều chuyên gia khẳng định, CPTPP là cơ hội nhưng cũng là thách thức rất lớn của Việt Nam trong tiến trình hội nhập.

Nhiều chuyên gia khẳng định, CPTPP là cơ hội nhưng cũng là thách thức rất lớn của Việt Nam trong tiến trình hội nhập.

Nhìn nhận về cơ hội của Việt Nam trong CPTPP, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cho rằng nên nhìn thẳng vào sự thật là tiềm lực của các doanh nghiệp trong nước còn rất yếu, liên kết với nhau rất kém.

Do vậy, để tận dụng cơ hội từ CPTPP, ông Lịch cho rằng khối doanh nghiệp trong nước phải xây dựng chiến lược dài hạn, liên kết mới có thể giúp nhau tham gia vào chuỗi giá trị, trong đó doanh nghiệp lớn dẫn dắt các doanh nghiệp nhỏ vào chuỗi giá trị của mình. Nếu không sẽ mất cơ hội, trước khi các doanh nghiệp nước ngoài vào hưởng lợi tại Việt Nam.

ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đánh giá, điều tích cực lớn nhất là thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ được mở rộng. Việt Nam đang có những sản phẩm có thế mạnh và sức cạnh tranh tốt cho thị trường này, như ngành da giày, dệt may, đồ gỗ.

Một lợi thế nữa là hiệp định này có hiệu lực, các nước khác sẽ phải dành tỷ lệ cắt giảm các dòng thuế rất cao, có những nước lên tới 95%, thấp nhất như Mexico cũng tới 77,2%. Trong khi Việt Nam chỉ phải cắt giảm ngay lập tức là 66%, 3 năm sau mới nâng lên 86%, có nhiều mặt hàng Việt Nam được quyền bảo lưu đến sau 10 năm.

Ví dụ, thịt lợn, thịt gà, ô tô… đây là những sản phẩm có sức cạnh tranh yếu sẽ có thời gian “vực dậy”. Điều này cho thấy, Việt Nam có nhiều cơ hội và thời gian để thay đổi mô hình sản xuất trong nước, nâng cao trình độ về công nghệ, năng lực cạnh tranh.

Ngoài ra, ông Cường cũng cho rằng “sân chơi” này có một số thách thức, thậm chí thách thức ngay cải với những mặt hàng vốn coi là thế mạnh.

Theo đó, ông Cường cho hay trong CPTPP có nguyên tắc 1 đổi 1. Muốn xuất khẩu sản phẩm sang một nước trong khối thì nguồn gốc nguyên liệu đầu vào phải sử dụng trong khối. Còn nếu sử dụng nguyên liệu ngoài khối thì chỉ được quyền xuất khẩu 1 sản phẩm trong khối và 1 sản phẩm ngoài khối.

"Do đó, nếu chúng ta không thay đổi một số ngành đang được nhìn nhận là thế mạnh như dệt may, da giày thì sẽ không nắm bắt được cơ hội với CPTPP. Vì nguồn nguyên liệu hiện nay của Việt Nam chủ yếu phải nhập từ các nước ngoài khối. Đây chính là thách thức lớn nhất với Việt Nam”, ông Cường nói.

Thay đổi từ chính sách

Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng để toàn bộ nền kinh tế cũng như doanh nghiệp Việt được hưởng lợi từ hiệp định này thì Việt Nam tiếp tục cải thiện thể chế và thay đổi từ chính sách.

“Hiện tại, chúng ta đang cách xa các tiêu chuẩn của CPTPP. Với tốc độ cải cách như hiện nay thì hiện tại Việt Nam khó có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của hiệp định này. Phải mất ít nhất từ 5 tới 10 năm nữa mới có thể tiến đến được với các tiêu chuẩn của CPTPP. Điều này, đồng nghĩa với việc nếu như Việt Nam không thúc đẩy nhanh chóng quá trình cải cách thể chế và cải cách chính sách thì chúng ta rất có thể “bỏ lỡ” những cơ hội mà hiệp định thương mại tự do này mang lại”, ông Hiếu phân tích.

Theo ông Hiếu doanh nghiệp Việt sẽ gặp khó khăn trong thực hiện các quy định của CPTPP.

“Khó khăn lớn nhất trong việc thực hiện các quy định của CPTPP là phải chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Ví dụ như trong lĩnh vực dệt may, theo quy chuẩn CPTPP nếu doanh nghiệp sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi trong trường hợp nguyên liệu làm ra sản phẩm đó có nguồn gốc phần lớn từ nước bản địa, hoặc là nguyên liệu nhập khẩu từ các nước CPTPP. Nhưng trong ngành dệt may Việt Nam thì phần lớn nguyên liệu sản xuất lại được nhập khẩu Trung Quốc. Như vậy, trong trường hợp này, để doanh nghiệp có thể được hưởng lợi thì chính sách thuế của chúng ta buộc phải thay đổi, hạn chế sự nhập khẩu nguyên liệu từ các nước ngoài CPTPP”, ông Hiếu phân tích.

Ngoài ra, ông Hiếu cũng cho rằng để nhanh chóng bắt nhịp được với các tiêu chuẩn của CPTPP thì các thiếu sót trong lực lượng lao động của Việt Nam cần được cải thiện nhanh chóng.

“Lực lượng lao động của Việt Nam còn nhiều thiếu sót trong việc đào tạo các kỹ năng, đặc biệt khi đi vào giai đoạn công nghiệp 4.0 về công nghệ thông tin. Đây là thời đại mới, cần phải đào tạo lại lao động để có kỹ năng về công nghệ thông tin. Tất cả mọi lĩnh vực, sự thay đổi trước hết bắt đầu từ luật pháp, rồi cơ chế về thuế, về chính sách, về tổ chức, về kinh doanh, lao động, tất cả những quy định về luật pháp, những cơ chế liên quan đến những khâu đó cũng phải được thay đổi và đặc biệt nữa là chất lượng hàng hóa Việt Nam phải được nâng cấp”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Lộ trình cắt giảm thuế quan khiến Việt Nam có lợi khi gia nhập CPTPP” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714366304 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714366304 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10