Ronald O. Perelman là một doanh nhân, nhà đầu tư nổi tiếng với các thương vụ sáp nhập dùng đòn bẩy.
>>Doanh nhân và hội họa: Cuộc dạo chơi màu sắc
Nổi đình nổi đám với các vụ thâu tóm sử dụng nợ đầy tham vọng thời kỳ những năm 1980 và 1990, giờ đây vị tỷ phú này đang nhận ra rằng có quá nhiều nợ, đặc biệt là trong thời dịch bệnh như hiện nay, sẽ là thảm họa.
Vị tỷ phú này cũng bán cổ phần tại nhà sản xuất xe AM General, bán công ty hương liệu mà Perelman đã sở hữu trong nhiều thập kỷ qua, đồng thời thuê ngân hàng tìm người mua lượng cổ phiếu mà ông nắm giữ ở những công ty khác.
Điều gì đang diễn ra với Ronald Perelman?
Thương vụ đầu tiên của Ronald Perelman ở New York là Cohen-Hatfield, một công ty trang sức. Ông giành quyền kiểm soát công ty bằng khoản vay ngân hàng 1,9 triệu USD và chỉ 2 năm sau đã kiếm được 15 triệu USD.
Ronald Perelman tiếp tục khéo léo tận dụng mối quan hệ với các giám đốc điều hành tại Drexel, Burnham và Lambert. Đây đều là những trung tâm chuyên mua bán trái phiếu rác vào những năm 1980, từ đó giúp Perelman thực hiện nhiều thương vụ sáp nhập bằng đòn bẩy (mua lại công ty bằng vốn đi vay). Các thương vụ đòn bẩy nổi tiếng mà Perelman thực hiện có thể kể đến: MacAndrews & Forbes (nhà sản xuất kẹo), Technicolor (bộ xử lý phim), Cigar United (nhà sản xuất xì gà lớn nhất nước Mỹ) và Pantry Pride (chuỗi siêu thị).
Tuy nhiên, Revlon vẫn là "chiến tích" lớn nhất với Perelman. Thương vụ được tờ New York Times mô tả vào năm 1985 là "một trong những trận chiến quan trọng nhất của công ty thời hiện đại".
Revlon được thành lập vào năm 1932, và phát triển trở thành công ty trang điểm lớn thứ hai tại Mỹ, chỉ sau Estée Lauder. Năm 1975, người sáng lập Revlon qua đời và giám đốc điều hành mới của hãng, Michel Bergerac, đã sử dụng doanh thu từ các dòng mỹ phẩm Revlon để mở rộng sang các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và thiết bị y tế.
Bước đi này khiến Revlon bước vào tình trạng ế ẩm. Đến năm 1983, cổ phiếu Revlon giảm sâu xuống chỉ còn khoảng 35 USD, khiến giá trị vốn hóa thị trường thấp hơn nhiều so với giá trị thực.
Ban đầu, Perelman đã cố gắng thuyết phục Bergerac để mình tiếp quản Revlon. Sau khi bị từ chối, Perelman hợp tác với Gordon Gekko - một chuyên gia nổi tiếng Phố Wall với các thương vụ sáp nhập đình đám. Không lâu sau đó, vào tháng 11/1985, Perelman mua lại thành công Revlon và bắt đầu cải tổ công ty.
Thương vụ... đau đầu nhất
Từng là niềm kiêu hãnh, ít ai ngờ Revlon hiện là nguyên nhân chính dẫn đến khoản nợ khổng lồ mà vị tỷ phú 79 tuổi phải gánh chịu. Nhận thấy Revlon tỏ ra hụt hơi so với các dòng mỹ phẩm trẻ trung của các ngôi sao như Rihanna và Kylie Jenner, Perelman quyết định thực hiện nước đi táo bạo.
Năm 2016, Revlon sáp nhập công ty mỹ phẩm Elizabeth Arden với giá 1,034 tỷ USD. Cũng trong cùng năm, Revlon thuê Citigroup để cùng nhau thực hiện một gói cho vay trị giá 1,8 tỷ USD. Tiếp đó vào năm 2019 và 2020, Revlon đàm phán và tiếp tục vay được 1 tỷ USD từ một nhóm nhà đầu tư và dùng tài sản trí tuệ của công ty làm thế chấp.
Có thể hiểu các thương vụ trên của Revlon như khi bạn thế chấp nhà để đi vay. Khi nhận ra mình không thể thanh toán khoản nợ, bạn tiếp tục đi vay mượn từ người khác và dùng mảnh đất xây nhà làm thế chấp.
Sau khi nhận ra thủ thuật này, nhóm nhà đầu tư trên đã đệ đơn kiện Revlon và Citigroup, cáo buộc hai bên thông đồng "ăn cắp". Vụ kiện sau đó đã được bác bỏ và ông Perelman tuyên bố cáo buộc là "không có cơ sở và bằng chứng".
Dù thắng kiện, những thương vụ trên vẫn khiến Revlon nợ đến 3 tỷ USD - gấp 5 lần giá trị vốn hóa thị trường. Phần lớn khoản vay này được tỷ phú Perelman đảm bảo bằng tài sản, tác phẩm nghệ thuật,...
“Chúng tôi nhanh chóng ra động thái để đối phó với môi trường kinh tế khó lường hiện tại”, Perelman cho biết trong một tuyên bố. “Tôi đã công khai về dự định giảm bớt đòn bẩy, tinh giản hoạt động, bán một phần tài sản và chuyển những tài sản này thành tiền mặt để tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Đó là những gì chúng tôi đã và đang làm”.
Theo Bloomberg, ông Perelman cũng đưa ra nhiều lý do khá ngớ ngẩn, bao gồm cả việc dành thời gian cho gia đình trong thời gian bị phong tỏa và mong muốn có một cuộc sống giản đơn hơn.
“Tôi nhận ra rằng lâu nay, tôi đã níu giữ quá nhiều thứ mà tôi không dùng hoặc thậm chí là không muốn”, ông nói. “Do đó, tôi quyết định đây là lúc dọn dẹp nhà cửa, đơn giản hóa và cho những người khác cơ hội để tận hưởng những thứ đẹp đẻ như tôi đã tận hưởng trong nhiều thập kỷ qua”.
Graydon Carter, cựu Biên tập viên của Vanity Fair và quen biết Perelman trong 3 thập kỷ qua, cho rằng ông Perelman thật lòng muốn thay đổi.
“Thông thường, người ta nói những thứ này để che đậy những thứ khác. Trong trường hợp của Ronald, đó là nguyện vọng của ông ấy”, Carter – người hợp tác với Perelman để tái mở cửa quán Monkey Bar ở Midtown Manhattan – cho hay. “Ông ấy đã học được cách yêu và trân trọng gia đình và tổ ấm của bản thân”.
Carter mô tả Perelman là một “kẻ hung hăn đầy lôi cuốn”. Tuy nhiên, ông cho biết tỷ phú Perelman hiện đang "phát điên vì phải chôn chân ở nhà" với người vợ thứ năm Anna (một bác sĩ tâm lý) và hai người con trai nhỏ tuổi.
Richard Hack – từng viết tiểu sử của Perelman hồi năm 1996 – cảm thấy hoài nghi về sự thay đổi của ông Perelman.
“Nếu muốn cuộc sống giản đơn hơn, bạn sẽ đi mua một nông trại ở Oklahoma, chứ không phải bán một bức tranh nghệ thuật”, ông Hack cho biết. “Nếu ông ấy bán những tác phẩm nghệ thuật thì chỉ có một nguyên nhân thôi: Ông ấy cần tiền”.
Những bức tranh nghệ thuật mà ông bày bán bao gồm bức “0 Through 9” của tác giả Jasper John – được định giá khoảng 70 triệu USD, “Zwei Kerzen (Two Candles)” của tác giả Gerhard Richter – được định giá hơn 50 triệu USD, và “Leaving Paphos Ringed with Waves (I)” của tác giả Cy Twombly – định giá ở mức 20 triệu USD, dựa trên nguồn tin thân cận.
Theo nguồn tin thân cận, ông Perelman dùng tiền để trả bớt nợ tại Citigroup. Ngoài ra, vị tỷ phú này cũng đang nợ from JPMorgan Chase, Bank of America và UBS Group AG.
Đây không phải là những đợt bán tài sản cưỡng bức, nữ phát ngôn của Perelman cho biết. Bà cũng phủ nhận bài viết trên tờ New York Post rằng ông đang âm thầm rao bán “The Creeks” – bất động sản rộng 57 mẫu Anh của Perelman ở East Hampton – và cho biết ông vẫn muốn đóng góp cho dự án từ thiện.
Perelman hiện đang xây dựng trung tâm trưng bày ảnh nghệ thuật ở Financial District (Manhattan), đang là Phó Chủ tịch của Nhà hát Apollo và nằm trong ban điều hành của Trưởng Kinh doanh Columbia cũng như Bệnh viện New York-Presbyterian.
Đây là một bước ngoặt đáng chú ý đối với ông Perelman, người từng được ca ngợi vì đưa ra một số thương vụ đầy tham vọng trong thập niên 80 và 90. Tuy vậy, ông cũng nổi tiếng vì những vụ kiện tụng, ly hôn và các cuộc ẩu đả trong doanh nghiệp.
Ken Moelis, một cố vấn lâu năm của Perelman, cho biết: “Ông ấy giàu trí tưởng tượng, năng nổ và sáng tạo theo những cách làm thay đổi bối cảnh tài chính”.
Thế nhưng, giờ đây, một trong những người tiên phong cho kỷ nguyên thâu tóm trái phiếu rác – do “Vua trái phiếu rác” Michael Milken khởi xướng – dần nhận ra bản thân đang chìm ngập trong đống nợ nần.
Hãy nhìn vào Revlon – công ty quan trọng nhất trong đế chế của ông.
Vốn hóa của Revlon chỉ còn 365 triệu USD, thấp hơn rất nhiều so với mức 1.74 tỷ USD, cái giá mà ông bỏ ra để mua công ty trong năm 1986. Ông sở hữu 87% Revlon và kiểm soát hoàn toàn công ty này. Hiện Revlon đang do con gái của ông, Debra Perelman, điều hành.
Trong nhiều thập kỷ qua, Revlon bị đè nặng bởi “núi nợ chồng chất”, buộc Perelman phải đưa ra các khoản cho vay hoặc bơm vốn vào Công ty. Trong cuộc phỏng vấn với Wall Street Journal, vị tỷ phú thừa nhận ông “yêu Revlon” cho dù thế nào đi chăng nữa.
Chậm thay đổi để thích nghi với xu hướng từ 20 năm trước, Revlon đã đánh mất thị phần vào các công ty chăm sóc sắc đẹp nhỏ hơn – vốn thu hút khách hàng bằng mạng xã hội. Hiện tại, doanh thu còn giảm mạnh hơn vì phải đóng cửa hàng. Công ty hiện nợ 3 tỷ USD và trái phiếu của Relvon hiện được giao dịch ở mức 14 xu trên mỗi USD và công ty đang thiếu tiền mặt trầm trọng vào tháng 11/2020.
Vấn đề của ông không chỉ gói gọn trong những chiếc son môi. Perelman sử dụng cổ phiếu Revlon để làm tài sản đảm bảo cho khoản nợ của MacAndrews & Forbes, hồ sơ cho thấy. Cổ phiếu Revlon đã rớt 68% trong năm nay và buộc các chủ nợ yêu cầu ông Perelman phải bổ sung tài sản thế chấp hoặc trả bớt nợ.
Cổ phiếu của các công ty khác trong danh mục của ông – bao gồm Scientific Games và Vericast – cũng được thế chấp cho khoản nợ của MacAndrews & Forbes. Ít nhất 9 ngân hàng đã yêu cầu bán tài sản của Perelman bao gồm bộ sưu tập tranh ảnh nghệ thuật, ngôi nhà ở Hamptons và những chiếc máy bay của ông. Khoảng 267 triệu USD tài sản thế chấp gắn liền với trụ sở của Revlon ở khu Upper East Side (Manhattan) và những tòa nhà khác của ông Perelman.
Khi đại dịch bùng phát, giá cổ phiếu Revlon giảm từ 24 USD xuống còn 5 USD và Perelman buộc phải bán bớt tài sản để trả nợ ngân hàng, trong đó có tác phẩm nghệ thuật 'Miró và Matisse' (39 triệu USD), tác phẩm điêu khắc Giacometti (90 triệu USD), biệt thự (80 triệu USD),... Ông cũng phải thanh lý hai chiếc máy bay phản lực và một siêu du thuyền với giá 106 triệu USD.
Ngay khi Revlon trên bờ vực sụp đổ, Ronald Perelman nhận được sự giúp đỡ kịp thời từ cha. Tháng 12 năm ngoái, Bloomberg đưa tin Raymond Perelman, trong những ngày cuối đời đã cho con trai Ronald vay số tiền khoảng 120 triệu USD từ quỹ gia đình.
Dù đang chật vật với con tàu đắm Revlon, vị tỷ phú 79 tuổi vẫn tỏ ra hết sức lạc quan: "Nghỉ hưu chỉ là khởi đầu của sự kết thúc. Tôi sẽ tiếp tục làm việc cho đến năm 120 tuổi".
Có thể bạn quan tâm