Việc một lãnh đạo cực hữu lên nắm quyền ở Italy có thể tác động đến sự ủng hộ của quốc gia này và phương Tây đối với Ukraine.
>>Italy sẽ ra sao sau khi Thủ tướng Draghi từ chức?
Chiến thắng của bà Giorgia Meloni, lãnh đạo đảng Anh em trong cuộc tổng tuyển cử ở Itlay đã làm gia tăng lo ngại về sự trỗi dậy của phe cực hữu. Trước đó, phe minh cực hữu cũng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Hungary, Thụy Điển lần lượt vào tháng 4 và ngày 15/9 vừa qua và đang giành ưu thế tại một số quốc gia như Pháp.
Không chỉ riêng châu Âu, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng lo lắng trước sự thay đổi nói trên. Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết: “Italy là một đồng minh của Mỹ trong NATO, đối tác trong G7 và thành viên của EU, vì thế chúng tôi sẽ hợp tác với chính phủ mới của Italy để giải quyết tất cả các thành thức trên toàn cầu, trong đó có việc hỗ trợ Ukraine khi nước này tự vệ trước cuộc tấn công của Nga”.
Mặc dù bà Meloni đã bày tỏ sự ủng hộ với Kiev trong những tháng gần đây, nhưng các đồng minh chủ chốt của bà không giấu giếm mối quan hệ của họ với Điện Kremlin. Ông Matteo Salvini, người đứng đầu đảng Liên đoàn, đã khẳng định rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga không có tác dụng và kêu gọi châu Âu xem xét lại. Trước khi diễn ra chiến sự Nga- Ukraine, ông Salvini đã kêu gọi Italy đánh giá lại một cách tích cực mối quan hệ giữa Italy và Nga. Trong khi đó, cựu Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi đã lên tiếng bảo vệ Tổng thống Putin, một người bạn lâu năm của ông.
>>Khủng hoảng chính trị Italy đe dọa Châu Âu
Một cuộc khảo sát gần đây do Trung tâm Nghiên cứu Pew tiến hành cho thấy, các đảng cực hữu vẫn có quan điểm tích cực hơn đối với Nga. Do đó, khi chiến sự Nga- Ukraine kéo dài, sự hoài nghi của các đảng cực hữu về các lệnh trừng phạt đối với Nga có thể tăng lên, đồng thời làm suy giảm những cam kết viện trợ đối với Ukraine.
Ông Mackenzie Eaglen, một chuyên gia quốc phòng tại Viện Doanh nghiệp Trung ương của Mỹ, nói với Politico, nếu một quốc gia trong nhóm G7 muốn tìm kiếm một giải pháp thương lượng trái ngược với việc tài trợ cho cuộc xung đột Nga- Ukraine, các quốc gia khác có thể làm theo và quyết tâm của châu Âu có thể suy yếu.
Mặc dù vậy, kết quả bầu cử tại Italy có thể không làm thay đổi ngay lập tức các chính sách ở Italy, nhưng sẽ khó để một chính phủ cánh hữu mới có thể phớt lờ dư luận một cách vô thời hạn. Nếu chiến sự Nga-Ukraine tiếp tục kéo dài thêm nhiều tháng nữa, có khả năng chính phủ do bà Meloni lãnh đạo phải thay đổi lập trường của đất nước khi cuộc khủng hoảng năng lượng đang gây nhiều tổn thương đến nền kinh tế Châu Âu.
Đó là lý do vì sao Ukraine và các quốc gia chủ chốt trong liên minh phương Tây lại lo ngại trước luận điệu của các đảng cánh hữu tại Italy. Trong khi các nhà lãnh đạo chủ chốt như bà Meloni và ông Salvini đã tiết chế một số quan điểm của họ, vẫn còn kịch bản cho rằng Italy sẽ thay đổi chính sách của quốc gia về các vấn đề quan trọng như Ukraine, đặc biệt là khi Tổng thống Nga Putin quyết định gia tăng quan hệ với các nhà lãnh đạo mới của nước này.
Có thể bạn quan tâm
Khủng hoảng chính trị Italy đe dọa Châu Âu
04:00, 25/07/2022
Italy sẽ ra sao sau khi Thủ tướng Draghi từ chức?
16:57, 21/07/2022
Italy và tham vọng tìm lại hào quang với "Địa Trung Hải mở rộng"
12:04, 14/02/2021
Phó Thủ tướng khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam-Italy mở rộng hợp tác
00:00, 07/06/2019