Khi đại dịch COVID-19 xảy ra, việc tạo ra được văcxin giúp phòng ngừa virus này là một điều cần ưu tiên để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Mặc dù tiến độ sản xuất vắc xin ngăn ngừa chủng virus SARS-CoV-2 được đẩy nhanh trên toàn cầu, tuy nhiên, điều này vô hình chung tạo ra một cuộc chạy đua giữa các doanh nghiệp y dược với các phương pháp khác nhau.
“Đường đua” toàn cầu
Chỉ trong thời gian ngắn, các nhà khoa học đã tạo ra được các nền tảng quan trọng cho việc phát triển vắc xin ngăn ngừa COVID-19 như: xây dựng hệ thống nuôi cấy virus corona chủng mới trong phòng thí nghiệm, giải mã toàn bộ bộ gen của virus và tìm hiểu cặn kẽ các cấu trúc phân tử của virus này.
Ngay lập tức, những doanh nghiệp hoạt động trong ngành y toàn cầu đã nhanh chóng bắt tay vào việc điều chế vắc xin với hàng loạt các tên tuổi lớn. Nổi bật nhất là công ty Công nghệ sinh học Moderna của Mỹ. Vừa qua, công ty này đã chính thức thử nghiệm lầm sàng vắc xin chống COVID-19 trên người.
Tiếp đó, công ty Johnson & Johnson đang thử với virus bị bất hoạt. Công ty công nghệ sinh học Moderna sử dụng một đoạn mã di truyền mã hóa cho protein S của virus để gắn kết nó với các hạt nano chất béo rồi tiêm vào cơ thể. Họ mới thử nghiệm lần đầu tiên trên người ngày 16-3 ở Seattle, Mỹ.
Có thể thấy, diễn biến khẩn cấp của đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh hơn tiến trình nghiên cứu và thử nghiệm vắc xin. Tuy nhiên, điều này cũng mang đến một cơ hội tiềm năng cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành y dược đẩy mạnh thu hút đầu tư trong tương lai thông qua hình thức đối tác công tư.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 25/03/2020
11:00, 25/03/2020
11:00, 25/03/2020
10:41, 25/03/2020
09:40, 25/03/2020
07:03, 25/03/2020
05:30, 25/03/2020
05:00, 25/03/2020
Mặt trái của cuộc đua
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng, bất kỳ loại vắc-xin mới nào chứng minh được khả năng chống lại sự lây lan của virus SARS-CoV-2 vào thời điểm hiện tại chắc chắn sẽ có những thiếu sót.
Bên cạnh đó, việc chạy đua sản xuất vắc xin cũng đã tạo điều kiện cho các loại vắc xin giả trôi nổi trên thị trường. Đặc biệt, nhiều thông tin được lan truyền về các loại thuốc Đông y, Tây y có thể điều trị virus COVID-19 đang khiến dư luận hoang mang cũng như làm ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu và sản xuất vắc xin của các doanh nghiệp uy tín.
Như ông Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện sốt rét, côn trùng và ký sinh trùng trung ương, cho biết, hiện nay có nhiều loại thuốc chữa các loại bệnh khác được cho là có thể ngăn ngừa COVID-19. Tuy nhiên, muốn sử dụng để điều trị thì phải có phác đồ do Bộ Y tế phê duyệt. Việc sử dụng không theo chỉ định có gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm tới sức khỏe.
Do đó, vì chạy đua để giữ thế độc quyền hoặc chiếm vị thế dẫn đầu, các doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội này để phát triển và nâng cấp trang thiết bị công nghệ tiên tiến trong điều chế vắc xin, thuốc chữa bệnh, cũng như thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức y tế toàn cầu để tạo dựng nền tảng vững chắc, sẵn sàng đối phó với những đại dịch lớn trong tương lai.