Cuộc so tài của top 10 dự án Khởi nghiệp Quốc gia 2021 phần 3

Diendandoanhnghiep.vn Được sự chỉ đạo của VCCI, chiều nay (06/12), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với UNDP Việt Nam tổ chức Vòng bán kết chương trình Phát triển dự án khởi nghiệp Quốc gia 2021.

>> DIỄN ĐÀN CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP: Tối ưu tiềm lực hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp

gfg

 Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với UNDP Việt Nam tổ chức Vòng bán kết chương trình Phát triển dự án khởi nghiệp Quốc gia 2021.

Chương trình Phát triển dự án khởi nghiệp Quốc gia tiền thân là Cuộc thi khởi nghiệp Quốc gia. Việc đổi tên chương trình đi kèm với thông điệp của BTC rằng, các dự án đã vào đến vòng Bán Kết của Chương trình, kể cả khi các vòng thi đã khép lại, các dự án vẫn tiếp tục nhận được sự đồng hành của BTC và hỗ trợ của cộng đồng khởi nghiệp.

Trong suốt 19 năm qua, Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức thực hiện, dưới sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã là một người bạn đồng hành quen thuộc với các bạn trẻ mong muốn lập thân, lập nghiệp bằng con đường kinh doanh. Năm 2021, các hoạt động khởi nghiệp được thực hiện đa dạng, tập trung vào đào tạo, huấn luyện, tư vấn, như đào tạo giảng viên nguồn TOT, tập huấn và huấn luyện về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội; tư vấn – hỗ trợ khởi nghiệp. 

Phần lựa chọn ra TOP 10, TOP 6, quán quân cũng như các đội nhì, ba nhằm tìm kiếm, tôn vinh những dự án khởi nghiệp xuất sắc của các doanh nghiệp khởi nghiệp trên khắp mọi miền đất nước và tiếp tục đồng hành hỗ trợ các họ trên những hành trình tiếp theo.

DỰ ÁN THỨ 7:  AUTOMOW - CUNG CẤP GIẢI PHÁP HIỆN ĐẠI CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Đại diện nhóm thuyết trình dự án:

Trình bày tại Vòng Bán kết Chương trình phát triển dự án Khởi nghiệp quốc gia 2021, đại diện Dự án Đinh Tuấn Anh cho biết, số người tàn tật do tai nạn giao thông gây ra là một con số lớn tăng dần qua các năm. Số lượng người già và người khuyết tật ở Việt Nam cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Những số liệu thống kê đều cho thấy nhu cầu sử dụng xe lăn để di chuyển của người khuyết tật, người cao tuổi ở Việt Nam rất lớn.  Nhắm được thực trạng hiện tại này, nhóm dự án đã đưa ra giải pháp thiết bị Automov chuyển đổi xe lăn thường thành xe lăn điện với dạng Module gắn ngoài bao gồm: Động cơ, ắc quy, xích, đĩa, bộ điều khiển.

Với phân khúc khách hàng lớn gồm những người khuyết tật, người già cần sử dụng xe lăn thì đây là sản phẩm vô cùng quan trọng, tiện lợi trong sinh hoạt hằng ngày. Nhiều doanh nghiệp cũng nắm bắt được nhu cầu và phân khúc thị trường này. Số xe lăn tay từ nhiều nhãn hàng đang tràn ngập trên thị trường với nhiều mức giá. Tuy giá rẻ nhưng xe lăn tay hạn chế về mặt di chuyển, người khuyết tật hay người cao tuổi phải dựa vào sự giúp đỡ của người thân là chủ yếu. Chính vì vậy, giải pháp xe lăn điện Automov sẽ góp phần giải quyết những vấn đề trên.

“Khi sở hữu một chiếc xe lăn điện, người dùng có thể tự mình di chuyển mà không cần đến sự trợ giúp của người thân. Việc di chuyển bằng xe lăn điện cũng giúp người dùng tránh được các bệnh lý về tay, vai… so với dùng xe lăn bằng tay. Tuy nhiên, nhiều người khuyết tật, người cao tuổi có điều kiện kinh tế thấp không thể tiếp cận được xe lăn điện vì giá thành cao. Khác với xe lăn tay, xe lăn điện có giá bán khá cao, trung bình từ 10 triệu đồng – 100 triệu đồng. Đối với những người khuyết tật thuộc diện khó khăn thì càng khó tiếp cận tới”, anh Tuấn Anh cho biết.

Bên cạnh đó, AutoMov còn giải quyết vấn đề dư thừa xe lăn tay trên thị trường hiện nay; đồng thời, với giá thành ưu đãi và cạnh tranh trên thị trường, dự kiến Automov sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh bày bán trên thị trường hoặc tiếp cận với các trung tâm bảo trợ, quỹ từ thiện… dưới các hình thức bán hàng hoặc cho thuê. Dự kiến, Automov hướng đến việc kết hợp với các bệnh viện và các phòng khám trên khắp các tỉnh thành phố trong thời gian tới; đồng thời trong năm 2022 sẽ đẩy mạnh cho thuê xe lăn điện và phát triển thị trường Đông Nam Á.

Hiện tại, dự án Automov đã được hình thành và phát triển qua 6 giai đoạn bao gồm khảo sát được nhu cầu người dùng, xác định được các đối tượng liên quan để có thể phát triển sản phẩm dựa trên nhu cầu người dùng, từ đó xây dựng dự án và lên kế hoạch hoạt động; Phát triển đặc điểm kỹ thuật dự án; Thiết kế ý tưởng; Thiết kế chi tiết; Thiết kế giao hàng và cuối cùng là dịch vụ và bảo trì.

Nhận định về những khó khăn, thách thức của dự án, anh Tuấn Anh đánh giá, hiện nay Automov vẫn còn gặp vướng mắc trong việc đưa sản phẩm tiếp cận đến các phân khúc đối tác ngoài thị trường. Bên cạnh đó, là dự án còn đang phát triển nên Automov cần đạt được sự tin tưởng của khách hàng về chất lượng, khả năng hoạt động,... của sản phẩm khi sản phẩm mới bước vào thị trường. Đồng thời, vấn đề cạnh tranh với các sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường cùng cần chú ý trong thời gian tới. Mặt khác, hiện tại dự án Automov vẫn đang trong quá trình kêu gọi đầu tư vốn để nhập vật tư để có thể đẩy mạnh sản xuất.

Phần phản biện: 

Trả lời câu hỏi của giám khảo về tính mới của dự án, anh Tuấn Anh chia sẻ, hiện nay trên thị trường xe lăn điện có khá nhiều sản phẩm, tuy nhiên AutoMov là bộ Kit có thể chuyển xe lăn tay thành xe lăn điện chỉ trong 20 phút lắp đặt. Sản phẩm là Module gắn ngoài bao gồm: Động cơ, ắc quy, xích, đĩa, bộ điều khiển. Sau khi lắp đặt, xe lăn tay có thể hoạt động như một xe lăn điện giá cao gấp 2, 3 lần với những thông số kỹ thuật tương tự.

Ông Trần Trí Dũng hỏi: về tiềm năng bán sản phẩm khi có 10.000 xe lăn được tặng một năm?

gf

Ông Trần Trí Dũng.

Trả lời: đại diện dự án Automov cho biết, Automov có hai dòng sản phẩm là bộ Kit chuyển xe lăn thành xe lăn điện và xe lăn điện hoàn chỉnh. Hiện tại Automov đã làm việc với các quỹ từ thiện từ các tỉnh thành và đây sẽ là một kênh được phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Đặc biệt, trả lời câu hỏi của giám khảo về giải pháp thay thế cho những người khuyết tật không thể sử dụng bằng tay, anh Tuấn Anh, đại diện dự án Automov cho biết, Automov có bộ điều khiển bằng đầu thay vì bằng tay cho người khuyết tật không sử dụng được tay. Theo khảo sát của nhóm dự án, tại Việt Nam hiện nay chỉ có khoảng 2% khách hàng không sử dụng được bằng tay và bằng đầu. 

DỰ ÁN THỨ 8: MARIE'S NHÀ LÀ XƯỞNG (WORK AT HOME)

Đại diện nhóm thuyết trình dự án:

Dự án nhấn mạnh vào tác động tích cực cho xã hội theo nghiên cứu cụ thể các mục tiêu của UN goals: Góp phần giảm nghèo, tạo thu nhập ổn định cho người phụ nữ nông thôn, Nâng cao tiếng nói của họ trong gia đình, Cân bằng hệ sinh thái, Duy trì nghề truyền thống quý giá ở nông thôn giúp giảm di cư cho người trẻ từ vùng quê đang ồ ạt lên thành phố.

Marie’s là một thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ được ra đời và lớn lên từ xứ Huế, là tiếng nói của một và nhiều người phụ nữ khác nơi chúng tôi đang sống và sẽ lan tỏa. Cám ơn cuộc đời vì Marie’s được sinh ra là một người nữ, được trao cho đặc quyền thấu hiểu, yêu thương và đồng cảm với những người nữ khác, vừa phải làm trọn vẹn vai trò của người mẹ, người vợ, người bà, vừa khao khát lao động kiếm tiền chân chính.

Sản phẩm chính của Marie’s là những sản phẩm được làm từ Cỏ bàng như Túi, Mũ, Ví, Nón...

Trong quá trình sản xuất, chúng tôi lại nhận thấy còn có rất nhiều nghệ nhân sản xuất được các sản phẩm đẹp nhưng chưa tìm được đầu ra, bởi vậy Marie’s lại tiếp tục làm thương mại cho những ngành nghề truyền thống khác như may, đan, chằm nón…

Dự án Marie’s Nhà Là Xưởng (Work at home) là giải pháp hữu ích và hợp lý giúp phụ nữ nông thôn có thu nhập ổn định tại các làng nghề truyền thống. Chúng tôi đang tập trung tìm kiếm khách hàng đa kênh, tạo quy mô lớn hơn cho dự án. Xây dựng kế hoạch thu mua bao tiêu nguồn nguyên liệu của người dân nếu chúng tôi có thể đạt được ước tính về thị trường đầu ra. Tối ưu chi phí để có giá thành hợp lý nhất cho các sản phẩm.

Chú trọng đến chất lượng, thiết kế mới lạ, độc đáo, có thể cạnh tranh được các thương hiệu cao cấp khác. Và quan trọng hơn hết là vẫn luôn tiếp tục đầu tư cho kênh marketing vì đây xác định là cửa ngõ duy nhất đưa sản phẩm nông thôn, sản phẩm Việt ra thị trường trong nước và quốc tế.

Marie’s mong muốn và dần chuẩn bị cho các dự án đào tạo nghề cho người trẻ và những người muốn làm nghề trong thời gian sắp tới nhằm duy trì làng nghề truyền thống và giúp ổn định nguồn nhân lực trong làng.

Về kế hoạch phát triển, Marie’s dự kiến trong năm 2022 sẽ mở đại lý tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, và sang 2023 sẽ xuất khẩu ra các nước như Canada, Nhật Bản, Mỹ, Australia, Singapo.

Marie’s cũng định hướng phát triển giải quyết đầu ra cho Bà Con đang sở hữu gần 10ha Cỏ bàng tại 3 thôn của Phong Bình( Thôn Hóp, Thôn Đông Mỹ, Thôn Triều Quý);  Có kế hoạch đào tạo người lao động nâng cao tay nghề thông qua các hợp đồng cố định với các nghệ nhân làng nghề từ Quỹ đào tạo của Công ty( để có tính kế thừa và giữ nghề); Nhân rộng mô hình dự án Marie’s – Nhà Là Xưởng ra các làng nghề truyền thống khác.

Phần phản biện:

Ông Đàm Quang Thắng hỏi: Bạn có kế hoạch như thế nào để có nguồn nguyên liệu bền vững khi cỏ bàng không phải nguồn nguyên liệu chủ lực được địa phương chú trọng?

Trả lời: Trong quá trình nghiên cứu, Huế đang tập trung phát triển các làng nghề, nghiên cứu nguồn nguyên liệu 10 ha, mỗi năm địa phương cho phép trồng thêm 1-2ha. Việc trồng mới sẽ được Marie’s tiếp tục sau khi phát triển được đầu ra được thành công bởi với diện tích 10ha hiện đã đủ cho các đơn hàng.

Ông Trần Trí Dũng hỏi: Dự án sẽ xuất khẩu như thế nào trong thời gian tới?

Trả lời: Hiện Marie’s đang định hướng bán trực tiếp hoặc trên sàn online như Amazon, nếu bán online tốt hơn sẽ tập trung vào mảng online. Và về mặt bán hàng trực tiếp, Marie’s có kế hoạch mở đại lí tại các địa phương: Hà Nội, Quảng Ninh, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.

DỰ ÁN THỨ 9: HERAPO -  KIẾN TẠO MÔI TRƯỜNG CHO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DẠY VÀ NGƯỜI HỌC ONLINE

Đại diện nhóm thuyết trình dự án:

Dự án HERAPO được triển khai với mục tiêu tham gia hỗ trợ người học online để có sự tương tác với giáo viên mang tính sư phạm; đồng thời cung cấp công cụ kết nối giúp người dạy biết được tiến trình, kết quả của học viên.

Theo khảo sát của đội ngũ dự án HERAPO, thị trường giáo dục Edtech có độ tăng trưởng lớn với trị giá 2 tỷ USD trong năm 2019 với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm 20,2%. Đặc biệt, với tác động từ dịch COVID-19, dối tượng người học và người dạy học dự kiến sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới. Nắm bắt được cơ hội đó, dự án HERAPO ra đời xuất phát từ nhu cầu học tập trọn đời, tự học để phát triển bản thân của chính các sáng lập viên và sau đó lan tỏa tới cộng đồng.

Theo đại diện dự án HERAPO, các phương thức dạy học trực tuyến hay trên truyền hình không phải chỉ là đối phó với hoàn cảnh đại dịch COVID-19 mà đây là xu hướng phát triển tất yếu của giáo dục trong kỷ nguyên 4.0. “Thấu hiểu được vấn đề này, HERAPO tự hào là một nền tảng học tập tương tác trực tuyến hiệu quả, cung cấp một hệ sinh thái giáo dục phục vụ cho các hoạt động: Giới thiệu và đăng ký khoá học; Quản lý hoạt động dạy và học, tiến trình và kết quả học tập; Tổ chức lớp học trực tuyến với nhiều tính năng tương tác, công cụ hỗ trợ mang tính sư phạm cao; Cung cấp dịch vụ tư vấn đào tạo, xây dựng nội dung, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp”, ông nhấn mạnh.

Hiện nay, HERAPO tập trung vào phân khúc đối tượng thuộc khối THPT và đào tạo các kỹ năng và ngoại ngữ từ cấp phổ thông trở lên. Trong thời điểm ban đầu, HERAPO sẽ cho sử dụng miễn phí các tính năng và khóa học cơ bản và thu tiền khóa học nâng cao. Bên cạnh đó, HERAPO đang sử dụng mô hình kinh doanh Thu phí người dạy sử dụng nền tảng và người học trả phí trên từng khóa học; cũng như bán nền tảng giáo dục trực tuyến tùy chỉnh cho các đơn vị giáo dục.

Đáng chú ý, HERAPO còn tận dụng nền tảng 4.0 sẵn có để xây dựng nền tảng cộng đồng cho những người sử dụng hệ thống. Tính đến Quý III/2021, HERAPO đã có 154 khóa học online với sự tham gia của hơn 4000 học viên với mục tiêu xây dựng hệ thống học tập trực tuyến hoàn chỉnh và tương tác hiệu quả; đồng thời hỗ trợ người học đầy đủ trong suốt quá trình học tập.

Bên cạnh đó, HERAPO kết hợp với các đối tác giáo dục uy tín, đã đưa ra thị trường nhiều khoá học trực tuyến phục vụ nhu cầu học tập an toàn trong mùa dich. Với đội ngũ lập trình trình độ cao, HERAPO không ngừng cải tiến, nâng cấp giải pháp đáp ứng được xu hướng dạy và học thời đại mới mang tính tất yếu, từng bước trở thành nền tảng học tập được mọi người tin dùng tại Việt Nam... Ngoài ra, các hoạt động talkshow với các chủ để bổ ích từ các chuyên gia, người nổi tiếng được tổ chức định kỳ. HERAPO chú trọng đến việc xây dựng cộng đồng học tập thông qua các nhóm học tập, kho học  liệu mở, các khóa học cộng đồng.

Được biết, nền tảng HERAPO ra mắt vào tháng 4/2021. Người dạy có thể có cơ hội sử dụng miễn phí nền tảng dạy trực tuyến HERAPO, được hỗ trợ quảng bá tuyển sinh học, sinh viên, hợp tác cung cấp khóa học trên trang thương mại điện tử HERAPO. Nhiều thầy cô, trung tâm đào tạo đang sử dụng giải pháp, nền tảng HERAPO để dạy học đã đánh giá cao tính năng chuyên dụng cho giáo dục, dễ sử dụng, đường truyền ổn định.

Phần phản biện: 

Trả lời câu hỏi của Ban Giám khảo về nguồn chuyên gia, học liệu, đại diện HERAPO cho biết, các trung tâm là đối tác của dự án sẽ cung cấp các chuyên gia và tài liệu và HERAPO chịu trách nhiệm nền tảng kinh doanh.

Với câu hỏi về điểm hòa vốn, hiện tại doanh thu của HERAPO là 250 triệu, dự kiến sang năm 2022 , dự án sẽ hòa vốn ở mức doanh thu 500 triệu/tháng.

DỰ ÁN THỨ 10: HAPINUT - MANG HƯƠNG VỊ XỨ QUẢNG LAN TỎA KHẮP MỌI MIỀN

Đại diện nhóm thuyết trình dự án:

Dự án Hapinut – Sợi ngọc xứ Quảng kỳ vọng nâng tầm giá trị sản phẩm bún, mì trở thành đặc sản Quảng Nam. Đồng thời thương mại hoá sản phẩm với công nghệ làm khô nhưng vẫn giữ nguyên vị xứ Quảng đặc trưng.

Theo đại diện dự án Hapinut, Quảng Nam là vùng đất có vùng nguyên liệu và giữ vững an ninh lương thực miền Trung rất quan trọng. Tuy nhiên, cho đến nay, hoạt động sản xuất còn lạc hậu, phương pháp sản xuất chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phụ thuộc điều kiện thời tiết; đồng thời việc mua nguyên liệu khó khăn, thời hạn ngắn, không sử dụng để mang ra nước ngoài hoặc mang tặng.

Chính vì vậy, Hapinut là  dự án được ra đời với mục tiêu Phát triển các sản phẩm hướng đến nền Nông Nghiệp hữu cơ (Organic) và phát triển bền vững. Ngoài ra cho ra đời hệ sinh thái sản phẩm sợi từ hạt gạo làm giàu văn hoá ẩm thực quảng Nam; đặc biệt là dòng sản phẩm mì Quảng ăn liền cao cấp không những tiện lợi mà còn dinh dưỡng giúp tôn vinh văn hoá ẩm thực con người Việt Nam vươn ra năm châu.

Mặt khác, Hapinut cũng nhắm tới xây dựng làng nghề, xây dựng văn hoá cho người dân xứ Quảng để làm giàu văn hoá ẩm thực địa phương; nâng cao năng suất sản xuất đặc sản bún, mì Quảng cũng như cải tiến công nghệ giúp tăng năng suất và bền vững: bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, nguồn nguôn nước vệ sinh.

Theo đại diện Hapinut Kiều Bảo Hân, các sản phẩm của dự án đều được sản xuất và phát triển thương hiệu SỢI NGỌC XỨ QUẢNG trên hương vị, công thức truyền thống gia truyền, để nâng tầm giá trị đặc sản quê hương.

Đặc biệt, Hapinut dựa trên công thức gia truyền kết hợp cải tiến về công nghệ, quy trình sản xuất để sản xuất sản phẩm bún, mì Quảng tươi- khô đóng gói tiện lợi để tiến tới thương mại hoá sản phẩm phân phối trên toàn quốc.

Hiện nay, đối với thị trường tỉnh Quảng Nam hầu như chưa có thương hiệu mì quảng tươi nào đảm bảo các chất lượng để thương mại cũng như phân phối rộng khắp. Đối với sản phẩm mì quảng khô thì chưa có đơn vị nào trên thị trường làm tốt và thương mại được. “Đặc biệt, sản phẩm hầu như rất mới, và được tìm mua số lượng lớn mỗi ngày nhất là trong đợt dịch bệnh COVID-19”, chị Kiều Bảo Hân cho biết.

Tuy nhiên, đánh giá về những rủi ro, đại diện dự án Kiều Bảo Hân cho biết, Hapinut không đủ chi phí hoàn thiện công nghệ, vận hành cho sản phẩm cần cung cấp số lượng lớn mỗi ngày .

Mặt khác, Hapinut chọn việc lấy sản phẩm ngách là mì quảng để xây dựng hệ sinh thái sợi từ hạt: phở, bún, miến đặc sản,... Do đó, cần xây dựng tính đặc trưng và tạo sự khác biệt qua tính vừng miền, vị nguyên bản và giá trị câu chuyện thương hiệu của sản phẩm làm yếu tố cốt lõi.

Ông Nguyễn Tiến Trung hỏi: Tại sao phân khúc khách hàng của dự án lại chỉ tập trung vào Quảng Nam mà chưa mở rộng toàn Việt Nam? 300 Đại lý ở Quảng Nam có quá nhiều?

Trả lời: đại diện Hapinut cho biết rằng hiện thị trường miền Trung vẫn còn nhiều hạn chế trong việc phân phối sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, do đó, Hapinut đang mở rộng chi nhánh tại các tỉnh, thành phổ miền Trung và phía Nam và đẩy mạnh ra toàn quốc vào thời gian tới.

Sau hơn 3h làm việc, Ban Giám khảo vòng Bán kết gồm 5 thành viên đều là những cố vấn và chuyên gia cao cấp về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia, đồng thời họ cũng là các doanh nhân có kinh nghiệm và thành công trong nhiều lĩnh vực và đã có nhiều kinh nghiệm trong việc cố vấn – hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp… đã chọn ra được Top 6 dự án tham gia vào Chung kết khởi nghiệp Chương trình Phát triển dự án khởi nghiệp Quốc gia 2021.

Bao gồm:

- Marie's Nhà Là Xưởng( Work at Home)    

- HERAPO - Nền tảng học tập trực tuyến tương tác hiệu quả

- Phát triển ngành sợi chuối bằng công nghệ ABACA      

- CyberPurify       

- ECOSOI-nguyên liệu bền vững - thời trang cao cấp

- Cô gái Bh.nong - Mang hương rừng ra phố

Vòng Chung kết sẽ được diễn ra vào 14h00 thứ Sáu ngày 10/12/2021.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cuộc so tài của top 10 dự án Khởi nghiệp Quốc gia 2021 phần 3 tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714054900 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714054900 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10