Thierry Berger, TGĐ Công ty Du lịch TransTravel, người dành nhiều năm rong ruổi trên các cung đường từ nam ra bắc, đã thuyết phục các siêu thị Pháp chào bán tour đến Việt Nam.
Các siêu thị lớn như Auchan, Carrefour và Lidle cũng đồng ý bán sản phẩm đặc biệt này. Khách vào trang web của các nhà bán lẻ trên có thể xem chương trình, giá và chọn mua tour y như mua các sản phẩm khác của siêu thị.
Việc hợp tác này giúp công ty tiếp cận với đông đảo khách hàng tại Pháp và những người nói tiếng Pháp ở châu Âu, Canada... qua trang web bán hàng và khoảng 1.400 văn phòng du lịch của các siêu thị. Hiện có gần 30 sản phẩm tour đến Việt Nam được công ty bán tại đây. Khách hàng có thẻ thành viên của siêu thị sẽ được giảm giá khi mua tour.
Theo Thierry Berger: Chúng tôi có khách sau nửa năm bán dịch vụ qua kênh bán lẻ này. Đến năm ngoái, lượng khách cao hơn so với lúc làm việc cùng đối tác cũ và điều quan trọng là chúng tôi thấy đã thay đổi đúng hướng vì đến năm 2017, công ty du lịch truyền thống đã không thể cầm cự nổi.
Báo cáo của Tổ chức Du lịch thế giới nhận định, Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới trong ngành du lịch với tốc độ tăng trưởng du khách 25% mỗi năm trong giai đoạn 2015-2018. Năm 2019, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 18 triệu lượt người, tăng 16,2% so với năm 2018 và tăng gần 8 lần so với năm 2001. Cùng với đó, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 700.000 tỷ đồng, đóng góp trực tiếp hơn 8% GDP của Việt Nam.
Trước tình hình thực tại, Tổng cục Du lịch đã đưa ra các kịch bản phát triển khác nhau của ngành trong năm 2020. Nếu dịch bệnh kết thúc vào cuối tháng 6, khách du lịch quốc tế đến năm 2020 có thể giảm khoảng gần 70% so với năm 2019, chỉ còn khoảng 5,5 triệu lượt. Nếu dịch kéo dài đến cuối tháng 9, lượng khách du lịch quốc tế sẽ giảm khoảng gần 75%. Nếu tình hình diễn biến xấu hơn, đến hết tháng 12 mà dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam năm 2020 giảm khoảng 80% so với năm 2019.
Những con số trên cho thấy ngành du lịch đang đứng trước cơ hội lớn nhưng cũng đầy thách thức. Trở lại với câu chuyện của TransTravel, đến thời điểm hiện tại, dù chưa có khách để phục vụ vì thị trường quốc tế đang phải tạm đóng để ngăn dịch COVID-19 nhưng đây là một hướng đi mới, sáng tạo trong việc tiếp thị, phân phối sản phẩm du lịch Việt Nam ra thế giới góp phần thúc đẩy du lịch phát triển đột phá thời hậu COVID- 19. Đa dạng hoá chiến lược tiếp thị, phân phối sẽ làm cho sản phẩm được tiếp cận dễ dàng trước khi khách du lịch đưa ra quyết định. Đây là yêu cầu cấp thiết trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
06:00, 08/07/2020
01:00, 08/07/2020
14:30, 07/07/2020
12:31, 07/07/2020
09:56, 07/07/2020
04:23, 07/07/2020
17:59, 06/07/2020