Mở cửa phiên giao dịch 15/3, giá cổ phiếu YEG của Công ty cổ phần Tập đoàn Yeah1 tiếp tục rơi vào trạng thái giảm sàn khi chỉ còn giao dịch ở mức giá 118.800 đồng/cổ phiếu.
Tính từ đầu tháng 3/2019 đến nay, sau 11 phiên giảm sàn liên tiếp, YEG đã mất gần 50% thị giá. Vốn hóa công ty này cũng đã giảm về mức chỉ còn 3.716 tỷ đồng vào phiên sáng ngày 15/3, giảm khoảng 3.400 tỷ đồng so với chỉ hai tuần trước đó.
Đáng chú ý, tình trạng bán tháo tiếp tục diễn ra khá mạnh trong phiên hôm qua (14/3) khi có tới 2,23 triệu cổ phiếu YEG bị giới đầu tư rao bán ở giá sàn. Trong khi cả phiên sáng mới có hơn 12.000 cổ phiếu khớp lệnh giao dịch. Đặc biệt, mức cổ phiếu dư bán ở giá sàn lên tới hơn 7% vốn cổ phần niêm yết, trong khi lực mua không đủ mạnh. Nhiều chuyên gia nhận định, đà giảm sàn của YEG chắc chắn sẽ còn tiếp diễn trong nhiều phiên tới.
Có thể bạn quan tâm
11:01, 12/03/2019
12:01, 12/07/2018
11:10, 29/06/2018
14:30, 09/03/2019
00:00, 11/01/2019
16:48, 28/08/2018
Theo phân tích kỹ thuật, thì cổ phiếu YEG đã thuộc dạng không có đáy nên các chuyên gia khuyến nghị các nhà đầu tư không nên tham lam vội ôm cổ phiếu YEG vào lúc này, vì cổ phiếu này hiện đang tiềm ẩn rủi ro rất lớn.
Trên thực tế, mô hình hoạt động kinh doanh của YEG còn khá mới tại Việt Nam khiến nhiều nhà đầu tư không hiểu rõ. Bên cạnh đó, định giá của cổ phiếu này ngay từ khi niêm yết đã "quá cao" nên rất khó để biết được giá cổ phiếu này sẽ giảm về mức giá nào...
Trước đó, YEG niêm yết tổng cộng 31 triệu cổ phiếu lên sàn, trong đó "tay to" nắm tổng cộng khoảng 24 triệu cổ phiếu (theo số liệu từ cafef), như vậy hàng trôi nổi còn 7 triệu cổ phiếu.
Trước khi lên sàn vào ngày 26/6/2018, YEG đã có 10 lần tăng vốn. Các lần tăng vốn này đều diễn ra khá thần tốc. YEG phát hành cho các cổ đông và lãnh đạo của công ty với giá trị bằng mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu). Thậm chí, tại đợt phát hành lần thứ 7, nhằm sáp nhập Công ty cổ phần Công nghệ Đại sứ trẻ, có 10.000 cổ phiếu YEG được "in" ra với giá 0 đồng.
Chính điều này khiến nhiều chuyên gia, nhà đầu tư lo ngại. Liệu đây có phải là việc tăng vốn không được kiểm soát và lãnh đạo công ty cố tình che giấu, in giấy ra để bán lấy tiền?.
Trước đó, ngày 4/3/2019, YEG nhận được thông tin từ YouTube về việc chấm dứt Thỏa thuận lưu trữ nội dung (CHSA - Content Hosting Agreement) sau ngày 31/3/2019 đối với các công ty con, công ty đầu tư tài chính có hoạt động kinh doanh liên quan tới mảng YouTube Adsense của Tập đoàn, bao gồm SpringMe Pte. Ltd., Yeah1 Network Pte Ltd và ScaleLab LLC.
Ngày 3/3, YEG gửi đi thông báo về việc YouTube sẽ ngừng thỏa thuận lưu trữ nội dung với đơn vị này từ sau ngày 31/3. Điều này có nghĩa hơn 1.500 kênh YouTube mà YEG đang quản lý sẽ không thể tiếp tục có tiền quảng cáo từ YouTube...