Đà Nẵng đặt mục tiêu có gần 9000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2030

TUẤN VỸ 23/08/2023 00:10

Tại Kế hoạch phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn đến năm 2030, Đà Nẵng đặt mục tiêu đạt tối thiểu 8.950 doanh nghiệp công nghệ số và 115.000 nhân lực.

>>Đà Nẵng thiếu nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Tại kế hoạch phát triển công nghiệp công nghệ thông tin do ông Lê Quang Nam - Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng vừa ký ban hành thể hiện giai đoạn 2016 - 2020, công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) đã có bước tăng trưởng nhanh, bền vững về cả doanh thu và sản lượng. Cụ thể, mức tăng trung bình 11%/năm, từng bước khẳng định là một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của Đà Nẵng.

Theo thông tin, xuất khẩu phần mềm tăng bình quân 15%/năm, trong đó, Nhật Bản và Mỹ là những thị trường xuất khẩu lớn nhất. Đến cuối năm 2022, Đà Nẵng có tỷ lệ 2,3 doanh nghiệp công nghệ số/1.000 dân, các doanh nghiệp CNTT và các khu CNTT thành phố hoạt động trong các lĩnh vực bao gồm thiết kế vi mạch, sản xuất phần cứng (PCB, Máy tính...), thiết kế và sản xuất Game, gia công phần mềm – ITO, kiểm thử, tự động hóa...

Khu CNTT Đà Nẵng đang từng bước hình thành.

Khu CNTT Đà Nẵng đang từng bước hình thành.

Đáng chú ý, trong lĩnh vực phần cứng, điện tử, Đà Nẵng đã thu hút nhiều doanh nghiệp tiêu biểu (chủ yếu là doanh nghiệp FDI) chuyên sản xuất các sản phẩm điện tử công nghệ cao như: động cơ điện siêu nhỏ, tai nghe, linh kiện điện thoại di động,... Cùng với đó, trong lĩnh vực phần mềm, nội dung số, TP. Đà Nẵng cũng đã hình thành một số doanh nghiệp phần mềm lớn, có thương hiệu, uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế thực hiện cung cấp dịch vụ gia công phần mềm cho các thị trường nước ngoài.

Theo số liệu thống kê, Đà Nẵng có 47.500 nhân lực CNTT, trong đó có 22.000 lao động trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số, chiếm 7,7% trong tổng lực lượng lao động toàn thành phố. Tổng doanh thu toàn ngành thông tin truyền thông Đà Nẵng năm 2022 đạt 34.293 tỷ đồng, trong đó, doanh thu công nghiệp CNTT năm 2022 đạt 20.920 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu phần mềm đạt 132 triệu USD.

Mặc dù vậy, vấn đề phát triển công nghiệp CNTT tại Đà Nẵng hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn như các doanh nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng khu CNTT tập trung chưa được áp dụng chính sách ưu đãi theo quy định, các khu CNTT, công viên phần mềm chưa thu hút được nhà đầu tư, tập đoàn quốc tế quy mô lớn. Một yếu tố khiến lĩnh vực này chưa thực sự phát triển bắt nguồn từ vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực CNTT có trình độ chuyên môn cao.

Doanh nghiệp CNTT tại Đà Nẵng đặt nhiều kỳ vọng vào hoạt động của công viên phần mềm số 2.

Doanh nghiệp CNTT tại Đà Nẵng đặt nhiều kỳ vọng vào hoạt động của công viên phần mềm số 2.

Ông Vy Văn Việt, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Đà Nẵng địa phương cần tiếp tục tạo điều kiện, chính sách để các trường mở rộng quy mô đào tạo, thu hút sinh viên theo học, sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Về phương án, ông Việt cho rằng các trường đại học cần thay đổi nhanh chóng chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu và doanh nghiệp nên đầu tư phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên sâu, từng bước nâng cao chất lượng, năng suất lao động.

“Tại Đà Nẵng, lĩnh vực dự kiến có nhu cầu nhân lực cao như AI, Big Data, IoT, Blockchain chưa được đào tạo nhiều và chưa có môi trường phát triển. Hiện nay các doanh nghiệp phải chuyển đến các địa phương như Thừa Thiên - Huế, Hà Nội, TP.HCM... để tìm kiếm thêm nguồn nhân lực. Vì vậy, Đà Nẵng cần tiếp tục có chính sách để các trường mở rộng quy mô đào tạo, thu hút sinh viên theo học ngành CNTT đến Đà Nẵng học tập và làm việc”, ông Việt đề xuất.

Tại một bảng số liệu dự báo của Đề án Quy hoạch chung thành phố, trong giai đoạn 2022 - 2025, Đà Nẵng cần bổ sung tối thiểu 7.500 nhân lực CNTT/năm. Trong giai đoạn 2026 - 2030, con số này là 8.000 nhân lực/năm.

Ở nhiều cuộc hội thảo, ông Trần Ngọc Thạch,  Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cho biết địa phương đang thiếu hụt nhân lực CNTT có trình độ chuyên môn cao và kinh. Ngoài ra, vị này cũng cho rằng nhân lực CNTT trong các cơ quan nhà nước mỏng, chưa bảo đảm triển khai chuyển đổi số.

Vì vậy, vị này cho rằng cần xây dựng cơ chế riêng thu hút nhân lực chuyển đổi số (CĐS) về khu vực công làm theo thời gian ngắn, giải quyết bài toán của thành phố. Đồng thời, cần có chính sách ưu đãi đối với các chuyên gia, nhà khoa học, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ và thu hút, trọng dụng người có tài năng để phát triển nhân lực khu vực công đến 2030.

Đà Nẵng cần bổ sung nguồn nhân lực CNTT để sớm đáp ứng được nhu cầu thực tế.

 Ứng dụng CNTT trong phát triển quản lý đô thị tại Đà Nẵng, thời gian tới, địa phương cần bổ sung nguồn nhân lực CNTT để sớm đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Trong thời gian tới, Đà Nẵng đặt mục tiêu tập trung phát triển tập trung phát triển nền Kinh tế số đóng góp tối thiểu 20% GRDP. Cụ thể, công nghiệp CNTT- truyền thông chiếm tối thiểu 10% GRDP thành phố vào năm 2025. Đến năm 2030, kinh tế số chiếm tối thiểu 30% GRDP thành phố, trong đó công nghiệp CNTT chiếm tối thiểu 15% GRDP thành phố.

Ngoài ra, Đà Nẵng cũng sẽ hỗ trợ khởi nghiệp và thành lập doanh nghiệp công nghệ. Qua đó phát triển số lượng doanh nghiệp công nghệ số đạt mức tỷ lệ 3 doanh nghiệp/1.000 dân.

Đến năm 2030, Đà Nẵng đạt tối thiểu 8.950 doanh nghiệp công nghệ số và 115.000 nhân lực công nghệ số. Tốc độ tăng trưởng doanh thu công nghiệp CNTT bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 10%/năm, tốc độ tăng trưởng doanh thu xuất khẩu phần mềm giai đoạn 2021-2030 đạt 12%/năm và có tối thiểu 7 Khu CNTT, công viên phần mềm.

Dưới góc độ doanh nghiệp, tại “Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng 2022” Giám đốc trung tâm phát triển giải pháp về kinh kiện cho xe hơi của tập đoàn LG tại Đà Nẵng Lee Jong Wook đề xuất địa phương cần có kế hoạch dài hạn để đảm bảo nguồn nhân lực, cần phải có sự hợp tác với các công ty toàn cầu. Ngoài việc bồi dưỡng năng lực phát triển kỹ năng cơ bản của học sinh ở các cơ sở giáo dục phổ thông, cần đi kèm những chương trình đào tạo về quy trình và giao thức để lực lượng này có thể hợp tác với các chuyên gia hàng đầu thế giới.

“Việc đẩy nhanh tiến độ thi công và bàn giao đúng thời hạn công trình Khu Công viên phần mềm số 2 là nguyện vọng cấp thiết của nhiều công ty CNTT tại Đà Nẵng. Theo thời gian, ngày càng có nhiều công ty CNTT đầu tư vào thành phố Đà Nẵng, nhu cầu về Khu công nghệ cao để ổn định nguồn nhân lực và phát triển các dự án mới. Khu Công viên phần mềm số 2 là tòa nhà lý tưởng - nơi đáp ứng hầu hết các mong muốn của các công ty CNTT nói chung”, ông Lee Jong Wook kiến nghị.

Có thể bạn quan tâm

  • Quỹ Đầu tư sáng tạo CMC tăng cường kết nối Start-up công nghệ thông tin

    Quỹ Đầu tư sáng tạo CMC tăng cường kết nối Start-up công nghệ thông tin

    21:02, 09/07/2023

  • Ứng dụng Công nghệ thông tin chặn gian lận thương mại

    Ứng dụng Công nghệ thông tin chặn gian lận thương mại

    03:00, 07/07/2023

  • Ngành Công nghệ thông tin: Không thiếu việc làm, chỉ lo không làm được việc

    Ngành Công nghệ thông tin: Không thiếu việc làm, chỉ lo không làm được việc

    01:00, 01/07/2023

  • CMC Global tham vọng tạo cú hích lớn để thu hút nhân tài công nghệ thông tin phía Nam

    CMC Global tham vọng tạo cú hích lớn để thu hút nhân tài công nghệ thông tin phía Nam

    16:48, 09/06/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đà Nẵng đặt mục tiêu có gần 9000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2030
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO