Đà Nẵng đề xuất 2 phương án xây dựng mô hình chính quyền đô thị

Diendandoanhnghiep.vn Tại Hội thảo đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động chính quyền các cấp và đề xuất đổi mới theo mô hình chính quyền đô thị, TP Đà Nẵng đã đưa ra 2 phương án phù hợp nhất để thực hiện trong tương lai.

Trong bối cảnh cải cách nền hành chính nhà nước, bộ máy chính quyền thành phố, quận, huyện, phường, xã đã được củng cố, kiện toàn và điều chỉnh lại về tổ chức (chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy) và hoạt động theo tinh thần Hiến pháp 2013, Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 và trên thực tế đã có những bước tiến bộ đáng ghi nhận về năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phù hợp hơn với đặc điểm, tính chất của quản lý đô thị và phục vụ nhân dân trên địa bàn.

Trước sự phát triển mạnh mẽ đòi hỏi tất yếu phải xây dựng CQĐT thì Đà Nẵng còn được đánh giá là TP có những điều kiện thuận lợi nhất để áp dụng chính quyền đô thị (CQĐT). TS Huỳnh Năm, nguyên Chủ tịch UBND TP cho rằng, để giúp cho Đà Nẵng phát triển nhanh và bền vững, phục vụ tốt hơn nhu cầu cho người dân, việc xây dựng CQĐT là cần thiết, phù hợp và ở Đà Nẵng là thành phố có điều kiện chín muồi nhất. Hệ thống hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, hệ thống truyền tải, cấp điện cấp nước... thuộc diện tốt nhất cả nước. Do đó, Đà Nẵng là địa phương có điều kiện tốt nhất để xây dựng CQĐT.

Ông Đặng Công Ngữ Chủ tịch Chi hội khoa học Hành chính Đà Nẵng cho rằng do đặc thù bộ máy nhà nước ở nước ta hiện nay đòi hỏi phù hợp với đường lối, yêu cầu quản lý của hệ thống chính trị

Ông Đặng Công Ngữ - Chủ tịch Chi hội khoa học Hành chính Đà Nẵng cho rằng, do đặc thù bộ máy nhà nước ở nước ta hiện nay đòi hỏi phù hợp với đường lối, yêu cầu quản lý của hệ thống chính trị

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị Khoá IX về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đã có bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, quá trình xây dựng và phát triển, thành phố Đà Nẵng đang gặp nhiều khó khăn và nảy sinh nhiều áp lực, trong đó, hạn chế, bất cập của mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương hiện nay đã bộc lộ nhiều hạn chế về phân định nhiệm vụ, quyền hạn; cơ cấu tổ chức bộ máy; phương thức hoạt động, cơ chế điều hành, chính sách phân cấp quản lý, ủy quyền trên một số lĩnh vực chưa phù hợp với đối tượng, đặc thù quản lý ở đô thị và quá trình đô thị hóa ở khu vực nông thôn đang thay đổi nhanh chóng.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Đặng Công Ngữ - Chủ tịch Chi hội khoa học Hành chính Đà Nẵng cho rằng, do đặc thù bộ máy nhà nước ở nước ta hiện nay đòi hỏi phù hợp với đường lối, yêu cầu quản lý của hệ thống chính trị, những đặc trưng của đô thị là nguyên nhân khách quan gây ra sự bất cập của mô hình quản lý hành chính nhà nước hiện nay và yêu cầu thực tiễn đặc ra là một bài toán cần phải nghiên cứu kĩ. Phải làm sao vừa đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng được thông suốt , tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo được việc phát huy quyền dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện của nhân dân, đảm bảo được tính tập trung thống nhất và hoạt động nhanh nhạy của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Việc xây dựng áp dụng các đề án thí điểm là rất cần thiết vừa bảo đảm tuân thủ theo Hiến pháp vừa đáp ứng sự đòi hỏi của sự phát triển nhanh, bền vững của địa phương.

ông Võ Ngọc Đồng Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng nói rằng quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhất là các lĩnh vực liên quan đến quản lý đô thị của UBND quận, huyện, phường, xã còn nhiều hạn chế, lúng túng trong việc thực hiện các một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp của chính quyền thành phố

Ông Võ Ngọc Đồng - Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng nói rằng quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhất là các lĩnh vực liên quan đến quản lý đô thị của UBND quận, huyện, phường, xã còn nhiều hạn chế, lúng túng trong việc thực hiện các một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp của chính quyền thành phố

Tương đồng ý kiến, ông Võ Ngọc Đồng - Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng nói rằng quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhất là các lĩnh vực liên quan đến quản lý đô thị của UBND quận, huyện, phường, xã còn nhiều hạn chế, lúng túng trong việc thực hiện các một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp của chính quyền thành phố. Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của một số cơ quan chuyên môn của UBND thành phố còn có nhiều tồn tại, hạn chế; chức năng, nhiệm vụ giữa một số sở còn trùng lắp, chồng chéo, chưa rõ ràng.

“Trên thực tế vai trò, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, trong một số việc đã làm hạn chế tính nhanh nhạy, thông suốt của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Còn thiếu cơ chế cụ thể đảm bảo quyền dân chủ trực tiếp của người dân trong giám sát bộ máy chính quyền đô thị. Mối quan hệ trên dưới giữa bộ máy chính quyền các cấp trong thành phố, giữa chính quyền quận, huyện, với các sở, ngành của UBND thành phố chưa thực sự thống suốt, nhanh nhạy, có chỗ chưa phù hợp với đặc điểm, tính chất của quản lý đô thị.” Ông Đồng cho biết.

Để khắc phục những hạn chế, bất hợp lý ở hiện tại, ông Đồng cho rằng, việc đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của các cấp chính quyền thành phố phù hợp hơn và theo hướng mô hình tổ chức chính quyền đô thị, nhằm nâng cao năng lực thực hiện có hiệu lực, hiệu quả các quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công là việc cần thiết phải làm.

Xây dựng mô hình chính quyền đô thị sẽ giúp thành phố Đà Nẵng khắc phục được những hạn chế, khó khăn hiện tại cũng như tinh giảm được số lượng biên chế

Xây dựng mô hình chính quyền đô thị sẽ giúp thành phố Đà Nẵng khắc phục được những hạn chế, khó khăn hiện tại cũng như tinh giảm được số lượng biên chế

Thông qua Hội thảo, TP Đà Nẵng đã đưa ra 2 phương án phù hợp nhất với tình hình của thành phố hiện tại để tìm kiếm giải pháp phù hợp để thực hiện trong tương lai như sau:

Phương án 1: Xây dựng mô hình tổ chức 01 cấp chính quyền (cấp thành phố) và 02 cấp hành chính (quận, huyện và phường, xã). Phương án này được đề xuất căn cứ vào tình hình đặc điểm, quy mô, tính chất đô thị thành phố Đà Nẵng (6 quận nội thành, 1 huyện Hòa Vang có 11 xã và huyện Hoàng Sa); kinh nghiệm từng thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường giai đoạn 2009 - 2016.

Phương án 2: Xây dựng mô hình tổ chức 02 cấp chính quyền (cấp thành phố và cấp quận, huyện) và 01 cấp hành chính (áp dụng đối với phường), cụ thể: không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Đà Nẵng. Đây là mô hình thí điểm đã được Bộ Chính trị cho phép thành phố Hà Nội thực hiện theo Kết luận số 46-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2019: “thực hiện thí điểm mô hình không tổ chức HĐND phường ở các quận và thị xã Sơn Tây”.

Trong thời gian tới, TP Đà Nẵng sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến của các chuyên gia, ghi nhận ý kiến của nhân dân để có những điều chỉnh về Đề án thực hiện mô hình chính quyền đô thị. Trong kì họp Quốc hội sắp tới, TP Đà Nẵng cũng sẽ trình bày Đề án chính quyền đô thị lên Chính phủ để có thể triển khai mô hình trong thời gian sớm nhất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đà Nẵng đề xuất 2 phương án xây dựng mô hình chính quyền đô thị tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714364428 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714364428 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10