Đà phục hồi của CTD có bền vững?

Ngọc Anh 16/02/2019 06:40

Giá cổ phiếu của CTCP Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) đang có xu hướng phục hồi trong ngắn hạn, nhưng chỉ tăng mạnh khi vượt qua MA100.

Chốt phiên giao dịch ngày 15/2, giá cổ phiếu CTD tăng 1,6% lên mức 139.500đ/cp.

Chốt phiên giao dịch ngày 15/2, giá cổ phiếu CTD tăng 1,6% lên mức 139.500đ/cp.

Hiệu quả kinh doanh giảm sút

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2018, lũy kế cả năm 2018, doanh thu thuần của CTD đạt 28.560 tỷ đồng, tăng hơn 5% so với năm 2017. Hệ số giá vốn hàng bán trên doannh thu thuần ở mức hơn 93,5%, tăng so với mức 92,4% của năm 2017. Theo đó, biên lợi nhuận gộp của CTD năm 2018 giảm xuống mức 6,4% từ mức 7,5% năm 2017, đây là mức thấp nhất kể từ năm 2008. Điều này cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này đã và đang sụt giảm.

Có thể bạn quan tâm

  • Coteccons đang đi đúng hướng?

    Coteccons đang đi đúng hướng?

    05:01, 06/06/2018

  • Coteccons và Công ty Vịnh Nha Trang: Bất đồng khó hóa giải

    Coteccons và Công ty Vịnh Nha Trang: Bất đồng khó hóa giải

    16:43, 08/12/2017

  • Ông Nguyễn Bá Dương bất ngờ nhường ghế CEO Coteccons

    Ông Nguyễn Bá Dương bất ngờ nhường ghế CEO Coteccons

    03:53, 05/07/2017

  • “Vua” xây dựng Coteccons sẽ nới room vốn ngoại lên 60%

    “Vua” xây dựng Coteccons sẽ nới room vốn ngoại lên 60%

    06:06, 30/06/2017

Sở dĩ biên lợi nhuận gộp của CTD giảm mạnh là do chi phí nguyên vật liệu (cát, gạch và sắt thép) tăng khá mạnh. Ngoài ra, tiền lương và tiền đóng bảo hiểm xã hội tăng trong năm 2018 cũng khiến chi phí nhân công của doanh nghiệp tăng.

Điểm tích cực ở CTD là doanh nghiệp này không sử dụng quá nhiều đòn bẩy tài chính, nên áp lực trả nợ lãi vay gần như không có. Trong năm 2018, chi phí tài chính của CTD chỉ ở mức hơn 256 triệu đồng, tăng gần 47% so với năm 2017.

Kết thúc năm 2018, lợi nhuận sau thuế của CTD đạt hơn 1.510 tỷ đồng, giảm gần 8,6% so với năm 2017.

Đáng lưu ý, các khoản phải thu của CTD đã tăng mạnh trong những năm gần đây, làm tăng rủi ro nợ khó đòi và trích lập dự phòng rủi ro. Đến cuối năm 2018, khoản phải thu của doanh nghiệp tăng lên gần 9.054 tỷ đồng, tăng gần 43% so với năm 2017, khiến lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh âm hơn 933 tỷ đồng lần đầu tiên kê từ năm 2011. Điều này làm dấy lên lo ngại về hiệu quả quản lý các khoản phải thu của doanh nghiệp này.

Ngoài ra, sức ép cạnh tranh đối với CTD ngày càng lớn do rào cản gia nhập ngành này khá thấp. Ngoài CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC), CTD còn đối mặt với các đối thủ lớn khác như CTCP Xây dựng Central (Central Cons), FLC Faros, VCG… Tuy nhiên, VCG đang chuyển hướng mạnh sang đầu tư dự án bất động sản, nên về dài hạn đây không phải là đối thủ đáng gờm của CTD.

Thách thức trong năm 2019

Trong giai đoạn 2018-2020, CTD triển khai 3 dự án lớn là Vincity Ocean Park (Hà Nội), Vincity Sportia (Hà Nội), Vincity Grand Park (TP.HCM). Bên cạnh đó, CTD còn triển khai các dự án Vincity khác ở Hải Phòng, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Khánh Hòa. Ngoài ra, mảng xây dựng khu công nghiệp của CTD được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng tích cực do các doanh nghiệp nước ngoài dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Trong khi đó, hoạt động M&A các công ty liên kết có thể sẽ là bước đệm cho sự phát triển của CTD trong giai đoạn tới. Đến cuối năm 2018, CTD có 4 công ty liên kết và đang lên kế hoạch M&A, dự kiến trình ĐHĐCĐ vào cuối quý 1/2019. Trong đó, đáng chú ý nhất là công ty Ricons, bởi doanh nghiệp này đạt doanh thu năm 2018 ở mức 9.300 tỷ đồng, tăng 42% và lợi nhuận sau thuế 431 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2017. M&A các công ty liên kết này sẽ giúp CTD gia tăng tiềm lực để cạnh tranh với các đối thủ hiện nay.

Tuy nhiên, ngoài áp lực cạnh tranh, CTD đang đối mặt với một số thách thức khác, như tín dụng bất động sản (BĐS) bị siết chặt (vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giảm từ 45% xuống 40% và hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay BĐS tăng từ mức 150% lên 200%), Chính phủ siết chặt quản lý cấp phép xây dựng… sẽ khiến thị trường BĐS tăng trưởng chậm lại, qua đó ảnh hưởng tới việc ký các hợp đồng mới của CTD trong năm 2019 và các năm tiếp theo.

Trong vòng 1 năm qua, cổ phiếu CTD đã giảm gần 24%, với khối lượng giao dịch bình quân khoảng 200.000 cổ phiếu/phiên. Tuy nhiên, trong khoảng 1 tháng qua, khối lượng giao dịch cổ phiếu CTD đã giảm khá mạnh chỉ còn khoảng 86.000 cổ phiếu/phiên. Chốt phiên giao dịch ngày 15/2, giá cổ phiếu CTD tăng 1,6% lên mức 139.500đ/cp.

Theo phân tích kỹ thuật, mặc dù giá cổ phiếu CTD đã rơi vào vùng vượt bán từ ngày 14/1/2019, nhưng các chỉ số MACD, ADX vẫn đang phân kỳ âm, đặc biệt MACD vẫn đang nằm dưới đường zero, cho thấy giá cổ phiếu này chưa thoát khỏi xu hướng điều chỉnh, củng cố trong trung hạn. Giá cổ phiếu CTD chỉ thực sự phục hồi mạnh mẽ khi vượt qua mức 154.000đ/cp (MA100). Tuy nhiên, mức 144.000đ/cp (MA20) vẫn đang là mức kháng cự mạnh. Trong khi đó, mức 116.000- 127.000đ/cp đang là vùng hỗ trợ mạnh của cổ phiếu này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đà phục hồi của CTD có bền vững?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO