Đặc khu cần có con người “đặc biệt”

Trương Khắc Trà 25/04/2018 05:31

Nếu chính quyền đặc khu và hoạt động của chính quyền đặc khu không khác mấy với mô hình hiện tại thì liệu những thế mạnh của đặc khu có được phát huy một cách tối đa?

Khá nhiều phương án nhân sự được đưa ra cho 3 đặc khu hành chính – kinh tế Phú Quốc, Vân Đồn và bắc Vân Phong. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra, ví dụ như mô hình chính quyền đặc khu được tổ chức như thế nào? Vận hành chính quyền đặc khu có gì khác với mô hình hiện tại…?

Nếu chính quyền đặc khu và hoạt động của chính quyền đặc khu không khác mấy với mô hình hiện tại thì liệu những thế mạnh của đặc khu có được phát huy một cách tối đa?

Vì đặc khu – nói một cách dễ hiểu là những khu vực có lợi thế đặc biệt, để vận hành đặc khu và khai thác hết những thế mạnh đặc biệt đó, yếu tố đầu tiên phải có con người “đặc biệt”.

Vì vậy, mô hình đặc biệt phải đặt sau yêu cầu chọn lựa con người “đặc biệt” vì có con người “đặc biệt” tất yếu có chính sách đặc biệt và sẽ có những kết quả đặc biệt. Bài học này xuất hiện nhiều nơi trên thế giới, chẳng hạn như Singapore, Lý Quang Diệu, Lý Hiển Long đều là những con người “đặc biệt”, đưa đảo quốc này từ một làng chài nhỏ bé thành trung tâm tài chính thế giới.

Đặc khu cần có con người

Đặc khu cần có con người "đặc biệt" (Nguồn:nhipcaudautu.vn)

Có thể bạn quan tâm

  • Đặc khu không đồng nghĩa với ưu đãi

    Đặc khu không đồng nghĩa với ưu đãi

    05:35, 20/04/2018

  • Không để "cò đất", xã hội đen lộng hành ở đặc khu

    16:00, 18/04/2018

  • Những băn khoăn về dự thảo luật “đặc khu”

    14:44, 14/04/2018

  • Cơ chế cho đặc khu - câu chuyện từ Vân Đồn

    05:37, 13/04/2018

Yếu tố đầu tiên phải đảm bảo Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý. Nhưng, nếu mô hình chính quyền đặc khu thực hiện nhất thể hóa chức danh Chủ tịch và Bí thư. Mô hình này đã thí điểm ở Quảng Ninh, tuy nhiên nếu nói đặc biệt cũng chưa hẳn. Vì hợp nhất chỉ diễn ra ở mặt “lượng” tức là giảm bớt biên chế, chức danh, còn về cơ bản hoạt động vẫn không khác nhiều ở những địa phương chưa nhất thể hóa.

Bí thư và Chủ tịch do một người đảm nhiệm, nhưng công việc chủ yếu của Bí thư vẫn lãnh đạo về đường lối, chủ trương của cấp ủy, phía UBND phải có một Phó Chủ tịch thường trực đảm nhiệm công việc “kiêm” của Bí thư. Người đảm nhiệm vị trí “thường trực” không khác mấy với một chức danh Chủ tịch thực thụ.

Có câu chuyện ở một Trung tâm Công nghệ sinh học lớn ở một tỉnh phía Nam, khi mới thành lập người ta hy vọng trung tâm này sẽ tạo cú hích cho nông nghiệp toàn vùng. Nhưng khi vào hoạt động trung tâm này dần dần rơi vào con đường “hành chính hóa”. Nhiều ban bệ, cấp bậc được thành lập, kéo theo là những cuộc họp làm mất thời gian nghiên cứu khoa học. Vì thiếu mô hình hoạt động đặc thù nên trung tâm chưa đạt được những kết quả như kỳ vọng.

Nếu coi đặc khu là một cấp hành chính như huyện, quận… thì phải tổ chức ra đầy đủ các phòng ban, ngành dọc từ cấp ủy đến Nhà nước, nhưng khi có quá nhiều bộ phận sẽ rơi vào chồng chéo, vướng víu thủ tục như những gì 713 quận huyện trên cả nước đang gặp phải.

Thêm một vấn đề đặt ra: Thành lập đặc khu hành chính – kinh tế để làm gì? Như đã nói, đặc khu nhằm mục đích khai thác những lợi thế đặc biệt, yếu tố then chốt ở đây là kinh tế. Phú Quốc, Vân Đồn và bắc Vân Phong đều là những khu vực phát triển vượt bậc về kinh tế so với các địa phương còn lại.

Vì thế, chọn con người điều hành đặc khu phải có thế mạnh về tư duy kinh tế giống như cách mà người dân Singgapore và nhiều quốc gia tiên tiến khác đã chọn cho mình những “người cầm trịch” có khả năng tạo đột phá.

Luật đặc khu sẽ được Quốc hội thảo luận và thông qua tại kỳ họp tới, hy vọng sẽ có một đạo Luật “đặc biệt” vì mô hình tổ chức bộ máy hiện tại đã được điều chỉnh bởi Luật tổ chức chính quyền địa phương.

Với đặc khu, mọi thứ liên quan phải có yếu tố “đặc biệt”, điều đó có thể thực hiện được, quan trọng là những nhà hoạch định chính sách có cái nhìn đặc biệt cho những đặc khu hay không!

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đặc khu cần có con người “đặc biệt”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO