Đại biểu Quốc hội lo lắng về đầu tư FDI

Thy Hằng 22/10/2019 17:58

Theo đó, các đại biểu chỉ rõ những nguy cơ về thất thoát thuế, ô nhiễm môi trường thậm chí bãi rác công nghệ đến từ các dự án FDI, trách nhiệm trong thẩm định dự án cần được phân định rõ ràng.

Mặc dù đồng thuận với những kết quả về phát triển kinh tế-xã hội năm 2019 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 mà Chính phủ đưa ra, tuy nhiên, các Đại biểu Quốc hội cũng thẳng thắn đưa ra hàng loạt những vấn đề tồn tại cần khắc phục. 

Đại biểu Nguyễn Hồng Diên (đoàn Thái Bình) đặt vấn đề lẩn tránh thuế của các doanh nghiệp FDI ngày càng rõ nét.

Đại biểu Nguyễn Hồng Diên (đoàn Thái Bình) đặt vấn đề lẩn tránh thuế của các doanh nghiệp FDI là tồn tại lớn.

Băn khoăn doanh nghiệp FDI trốn thuế

Đại biểu Nguyễn Hồng Diên (đoàn Thái Bình) Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình lấy dẫn chứng về một khu công nghiệp tại địa phương diện tích 159 ha với 25 doanh nghiệp, Đại biểu cho biết đóng góp thuế của các doanh nghiệp này chỉ 2-3 tỷ đồng/năm, có doanh nghiệp chỉ đóng góp 4-5 triệu đồng/năm.

Đại biểu đánh giá đây chỉ là một trong nhiều biểu hiện trốn tránh thuế, chuyển giá của doanh nghiệp FDI. “Mặc dù địa phương thấy được điều này nhưng để giải quyết phải từ chính phủ, chỉ địa phương thì không làm nổi”, Đại biểu nhấn mạnh.

Cùng băn khoăn về vấn đề đầu tư FDI, Đại biểu Phùng Đức Tiến (đoàn Hà Nam) Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, đã đến lúc các địa phương, bộ ngành khi kiểm định các dự án FDI thì cần chú trọng vào công nghệ chứ không phải mức đầu tư của dự án.

Theo các địa phương cần cân nhắc không phải là vốn đầu tư mà phải xem xét công nghệ

Theo Đại biểu Phùng Đức Tiến, các địa phương cần cân nhắc vấn đề công nghệ hơn là vốn đầu tư của dự án FDI.

“Một trong những thứ mà các dự án FDI để lại chính là rác thải, ô nhiễm môi trường. Khi khai thác hết tài nguyên, lúc ấy sẽ xoay vào trốn thuế và chuyển giá. Do đó, đánh giá tác động môi trường là thiết yếu. Thứ nữa, điều các địa phương cần cân nhắc không phải là vốn đầu tư mà phải xem xét công nghệ”, Đại biểu Phùng Đức Tiến nêu rõ. 

Nhận định xu thế rác thải đổ vào Việt Nam đã rất rõ, Đại biểu một lần nữa nhấn mạnh, cần phân định trách nhiệm của từng bộ ngành trong thẩm định công nghệ của các dự án FDI.

Có thể bạn quan tâm

  • Chính phủ vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng 6,8% năm 2020

    17:19, 22/10/2019

  • Vốn FDI "đổ mạnh" vào Hà Nội

    00:00, 10/10/2019

  • Cảnh báo của Bloomberg về hạ tầng của Việt Nam trước làn sóng FDI dồn dập và góc nhìn từ người trong cuộc

    09:52, 27/09/2019

  • FDI không thể thay thế cho đầu tư trong nước

    16:51, 24/09/2019

“Càng cải cách càng gặp nhiều vướng mắc”

Ngoài ra, các đại biểu nhận định, hiện có hàng loạt Luật, kể cả những luật mới ban hành đã bộc lộ nhiều chồng chéo, mâu thuẫn vướng mắc, gây khó khăn trong triển khai thực hiện cho các địa phương, các ngành.

Lấy ví dụ vướng mắc gần đây nhất liên quan huy động nguồn lực theo hình thức đầu tư đối tác công tư, Đại biểu Nguyễn Hồng Diên cho biết, hiện mới gỡ được vấn đề đầu tư theo BT, còn hình thức hợp đồng BOT vẫn rất khó khăn. 

“Chúng ta với quyết tâm, nỗ lực cải cách thể chế nhưng xem ra càng cải cách càng gặp nhiều vướng mắc. Đây là điểm nghẽn lớn nhất mà qua thực tiễn chúng tôi thấy được”, Đại biểu đoàn Thái Bình nhấn mạnh.

“Nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào nhập khẩu, sản phẩm đầu ra cũng tuỳ thuộc vào thị trường, thương hiệu cũng không phải của doanh nghiệp trong nước. đây là những vấn đề thách thức lớn”, Đại biểu Nguyễn Hồng Diên chỉ rõ đồng thời nhận định cần sớm giải quyết những tồn tại này.

Đồng quan điểm, Đại biểu Chẩu Văn Lâm (đoàn Tuyên Quang) cho rằng độ trễ của chính sách đang là rào cản lớn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đại biểu Quốc hội lo lắng về đầu tư FDI
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO