Đại biểu Quốc hội: Xác định rõ cơ chế chia sẻ từng loại rủi ro của dự án PPP

Diendandoanhnghiep.vn Theo Đại biểu, cần có quy định cụ thể xác định cơ chế chia sẻ từng rủi ro, tránh hiện tượng chuyển đổi rủi ro vận hành sang dạng rủi ro mà Nhà nước và người dân phải chịu.

Thảo luận về trường về dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội), Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội nhận định, cần phân biệt các dự án PPP dựa vào 3 yếu tố mục đích đầu tư, giá dịch vụ và quyền tài sản.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội), Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) khẳng định quy định kiểm toán toàn bộ dự án PPP là không đúng.

Ba rủi ro cần quy định

Theo đó, mục đích của dự án PPP phải xác định là nhà nước phải tham gia đầu tư nhưng không đủ nguồn lực nên kêu gọi nguồn vốn tư nhân, phải phân biệt được với các dự án mà toàn bộ do tư nhân đầu tư.

Cùng với đó, giá dịch vụ dự án PPP phải được Nhà nước kiểm tra, thẩm định. “Tài sản nhà đầu tư được quyền chuyển nhượng nhưng Nhà nước phải có vai trò quy định vận hành tài sản chuyển nhượng đó, đây là tài sản nhà nước không phải là của tư nhân, phải trao trả nhà nước sau thời gian vận hành”, Đại biểu khẳng định.

Đồng tình với quy định chia sẻ rủi ro trong dự thảo luật, Đại biểu đoàn Hà Nội cho rằng với dự án PPP có 3 rủi ro. Thứ nhất, rủi ro chính sách, theo Đại biểu Cường đây là rủi ro do Chính phủ gây ra và Chính phủ phải chịu trách nhiệm, thậm chí bồi hoàn nếu có thiệt hại cho nhà đầu tư. Thứ hai là rủi ro tài chính. Thứ ba, rủi ro vận hành do khả năng quản lý vận hành của nhà đầu tư thì nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm.

“Cần có quy định cụ thể xác định cơ chế chia sẻ từng rủi ro, nếu không quy định rõ thì sẽ có hiện tượng chuyển đổi rủi ro vận hành sang dạng rủi ro nhà nước và người dân phải chịu trách nhiệm”, Đại biểu lưu ý.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT giải trình ý kiến của các Đại biểu.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT giải trình ý kiến của các Đại biểu.

Trao đổi sau đó về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ KK&ĐT Nguyễn Chí Dũng khẳng định, đây là cơ chế chia sẻ rủi ro không phải cơ chế bảo lãnh, nhà đầu tư cũng xác định là đầu tư lời ăn lỗ chịu, không phải chờ nhà nước ưu đãi. "Cũng chỉ một số ít dự án quan trọng mới áp dụng cơ chế chia sẻ rủi ro", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.

Kiểm toán toàn bộ dự án PPP là không đúng

Đặc biệt, về kiểm toán dự án PPP, Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, kiểm toán dự án PPP phải có quá trình triển khai khác với dự án công. “Trước khi đưa vào lựa chọn nhà đầu tư phải thẩm tra lựa chọn, nhà nước chỉ kiểm tra xem nhà đầu tư có thực hiện đúng như kế hoạch dự án hay không, còn chi phí cụ thể kiểm toán không can thiệp, đó là phần vốn của tư nhân quy định kiểm toán toàn bộ dự án là không đúng”, Đại biểu đoàn Hà Nội nhấn mạnh. Đồng thời cho rằng điều này mới khuyến khích nhà đầu tư.

Cũng chia sẻ về vấn đề thẩm định dự án, Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng cần có khung pháp lý ổn định cho các hợp đồng dài hạn, nhiều rủi ro, đầu tư quy mô lớn, đảm bảo lợi ích cho Nhà nước, nhà đầu tư và người dân là trọng tâm thiết yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện các dự án đầu tư cạnh tranh công khai, minh bạch, hiệu quả nhằm thu hút khu vực đầu tư tư nhân.

Đối với việc Thành lập Hội đồng thẩm định dự án, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng ngoài quyền lợi, phải tính đến trách nhiệm của mỗi thành viên Hội đồng để hạn chế việc dự án được thẩm duyệt, lại kém hiệu quả do yếu tố chủ quan.

“Không thể để đối tượng gây thiệt hại tài sản của nhà nước và nhân dân, thì bình an vô sự. Quyền lợi được hưởng, có sự cố lại không có trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu Hội đồng. Thực tế đã có không ít những dự án đã gây thiệt hại cho Nhà nước mà người thẩm định lại vô can”, Đại biểu đoàn Đồng Tháp chỉ rõ.

Đại biểu đoàn Đồng Tháp cũng yêu cầu làm rõ quy định Hội đồng được thuê tư vấn hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ thẩm định dự án. Bởi việc thuê tư vấn là cần thiết nhưng cần quy định rõ là Hội đồng thẩm định thuê hay cơ quan Nhà nước quản lý thuê để đảm bảo khách quan, phòng ngừa đơn vị tư vấn là “sân sau” của Hội đồng thẩm định.

Theo Đại biểu Phạm Văn Hòa, các dự án có hiệu quả hay không, công tác lựa chọn nhà đầu tư là tối quan trọng. Do đó, việc công khai, minh bạch, công tâm, không “sân sau”, lợi ích nhóm là rất cần thiết trong dự luật. Trong đó, cần tách bạch rõ ràng, cụ thể vốn của Nhà nước và vốn của nhà đầu tư.

“Nhà nước đóng góp bằng ngân sách hay tài sản khác. Nếu là tài sản khác, phải tính giá trị theo cơ chế thị trường, chứ không phải như thời gian qua góp vốn của Nhà nước bằng bất động sản cho các dự án BT. Nhà nước đổi những khu “đất vàng”, còn nhận lại công trình đầu tư giá trị thấp, làm thất thoát tài sản công và gây dư luận không tốt”, Đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đại biểu Quốc hội: Xác định rõ cơ chế chia sẻ từng loại rủi ro của dự án PPP tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714216464 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714216464 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10