"Đại gia" Golden Gate cũng "đau đầu" vì cơn địa chấn COVID-19

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù có nội lực mạnh hơn các hàng quán nhỏ lẻ, nhưng chuỗi cửa hàng ẩm thực của Golden Gate cũng đang có dấu hiệu xuống sức vì ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19.

Nhiều chuyên gia gọi COVID-19 là cơn địa chấn và ngành dịch vụ nhà hàng và ăn uống (F&B) có thể xem là ở tâm chấn khi chịu tác động nặng nhất. Hàng loạt nhà hàng, cửa hàng ăn uống không thể trụ lại và rời khỏi thị trường khi xuất hiện hàng loạt mặt bằng trống tại các vị trí đắc địa tại Hà Nội hay Tp. HCM. Rất nhiều khó khăn đang đè nặng lên doanh nghiệp.

Thiệt hại tới 50% doanh thu

Với 14 năm kinh nghiệm, được đánh giá có nội lực mạnh hơn các hàng quán nhỏ lẻ, nhưng chuỗi cửa hàng ẩm thực của Golden Gate cũng đang có dấu hiệu xuống sức.

Ông Hoàng Quốc Khánh, Giám đốc Vận hành Tập đoàn Golden Gate chia sẻ, từ sau Tết, khi dịch COVID-19 lan tới Việt Nam, Golden Gate đã bị ảnh hưởng, giảm khoảng 20-30% doanh thu.

Tuy nhiên, sau nhiều ngày Việt Nam không có ca mắc mới, do Chính phủ và người dân cả nước chung tay ngăn ngừa, kiểm soát dịch bệnh khá hiệu quả, thị trường F&B (Food and Beverage Service) đã bắt đầu có dấu hiệu ấm dần lên. Không may, đúng vào lúc này, Bộ Y tế công bố ca bệnh số 17 và sau đó là nhiều ca nhiễm mới khiến doanh thu của chúng tôi tiếp tục lao dốc, sụt giảm nghiêm trọng, ước tính mức lớn nhất lên tới 50%.

Với 14 năm kinh nghiệm, được đánh giá có nội lực mạnh hơn các hàng quán nhỏ lẻ, nhưng chuỗi cửa hàng ẩm thực của Golden Gate cũng đang có dấu hiệu xuống sức.

Với 14 năm kinh nghiệm, được đánh giá có nội lực mạnh hơn các hàng quán nhỏ lẻ, nhưng chuỗi cửa hàng ẩm thực của Golden Gate cũng đang có dấu hiệu xuống sức.

Theo ông Khánh, so với cùng kỳ năm 2019, quý đầu năm 2020, doanh nghiệp đã giảm 40% doanh thu và mức tăng trưởng trong năm 2020 sẽ giảm xuống chứ không thể đạt con số kỳ vọng 25% như dự tính ban đầu.

Trước những khó khăn vì dịch COVID-19, tại Hà Nội, Golden Gate đã đóng tạm vài nhà hàng ở các trung tâm thương mại, có thể cuối tuần ổn hơn thì mở lại. Lý do đóng cửa được đại diện Golden Gate cho biết là do quá ít khách. Miền Nam thì chưa đóng cửa hàng nào".

Còn người là còn tất cả

Nhận định về những khó khăn của DN F&B, ông Mai Trường Giang – chủ của 2 thương hiệu Otoke Chicken và Chewy Junior Việt Nam cho rằng: "Doanh nghiệp F&B và dịch vụ sẽ còn lỗ nặng nhiều tỷ đồng nữa trong thời gian 6 tháng tiếp theo, sau khi Hà Nội có ca mới… Chạy dọc ngoài đường, bạn sẽ thấy rất nhiều cửa hàng đóng cửa, hàng quán còn hoạt động thì vắng khách ngồi trong nhà hàng trong các giờ cao điểm.

Dịch vụ delivery – giao nhận thức ăn, đang giúp doanh nghiệp có doanh thu, nhưng không mang lại nguồn lợi nhuận đủ để cứu dòng tiền trong giai đoạn dịch này. Giải pháp nào để vượt qua giai đoạn khủng hoảng kéo dài 6 tháng nữa đây anh chị em?".

Theo ông Giang, thì cuộc chiến của ngành F&B sẽ trở nên khốc liệt hơn trong mùa dịch, các "tay to" cũng trụ được qua mùa dịch, sau đó thì phải đi "cày" lại kết quả từ đầu. Làn sóng khởi nghiệp lần 2 sẽ diễn ra sau 10 năm thị trường sôi động.

Nhiều chuyên gia cho rằng với Covid-19 các doanh nghiệp F&B sẽ phải học cách thích ứng nhanh - hồi phục nhanh, và không nơi đâu giải quyết vấn đề này tốt hơn môi trường số. Những mô hình mới với ngành F&B Việt Nam cũng sẽ thể hiện rõ hơn.

"Những mô hình hồi đó đến giờ mình nói rất nhiều về mô hình sử dụng công nghệ vào mô hình kinh doanh, mô hình nhà hàng ảo, mô hình phục vụ tận nhà InHome Delivery, mô hình nhận dịch vụ hàng hóa định kỳ… Những mô hình mới này trên thế giới đã chuyển động rất hot trong nhiều năm qua, mọi người có biết đến nhưng coi nó như là một món quà đẹp họ sẽ đụng vào khi có thời gian. Thì bây giờ nó bị lật ngược, những mô hình này sẽ trở thành những mô hình cứu sống họ trong cơn khủng hoảng này. Sau cơn khủng hoảng sẽ là sự chuyển đổi rất ngoạn mục về mô hình kinh doanh ", bà Nguyễn Phi Vân - Chủ tịch HĐQT Công ty Retail & Franchise Asia chia sẻ.

Từ một đại gia cung cấp sản phẩm dịch vụ trực tiếp tại nhà hàng, trước đây chẳng mấy khi mang đến phục vụ khách ship đồ mang đi, đợt dịch này đã khiến Golden Gate phải thay đổi hẳn chiến lược kinh doanh, bước đầu tìm đến bán hàng trực tuyến. Đội ngũ nhân sự trước kia phục vụ hệ thống nhà hàng giờ phải học lại những bước để giao hàng online. Doanh thu từ kênh mới chưa phải là lớn nhưng cũng đủ dòng thu để duy trì cho giai đoạn khó khăn.

Cả nền kinh tế toàn cầu sẽ sụt giảm, nếu không chấm dứt được dịch bệnh sớm trong 1 đến 2 tháng tới. "Nhưng còn người là còn tất cả, chỉ là sẽ mất hết giá trị thặng dư của bao nhiêu lâu của nhiều người", đại diện Golden Gate chia sẻ.

"Chúng tôi cũng đã bắt đầu từng bước chuyên nghiệp hóa dịch vụ delivery (giao hàng) bằng cách tạo ra những menu, combo với giá hợp lý để phục vụ đến tận các gia đình. Chúng tôi cũng đã chuyên nghiệp hóa tất cả các công cụ dụng cụ vận chuyển và đây cũng sẽ là kênh chúng tôi sẽ đẩy mạnh sau khi hết dịch. Và sẽ là một trong những kênh phát triển ngoài các nhà hàng hiện tại đang phục vụ khách hàng", ông Hoàng Quốc Khánh trả lời về cách ứng phó của tập đoàn này trước COVID-19.

Theo hãng nghiên cứu tư vấn Savills Việt Nam, dịch Covid-19 là một trong những yếu tố thúc đẩy nhiều hơn cho việc mua hàng, mua sắm trực tuyến. Đây cũng là thời điểm cho người sử dụng đánh giá được sự tác động của công nghệ đối với cuộc sống của mọi người và doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Đại gia" Golden Gate cũng "đau đầu" vì cơn địa chấn COVID-19 tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711712441 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711712441 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10