Đại hội đồng cổ đông 2022: Ngân hàng rục rịch vào "mùa" M&A

Diendandoanhnghiep.vn Ngay sau Ngân hàng MB dự kiến trình cổ đông chủ trương sáp nhập bắt buộc một tổ chức tín dụng, nhiều tổ chức cũng có tờ trình bán vốn, mua công ty… trong bộ tài liệu Đại hội.

>> MB có thể “nhận chuyển giao bắt buộc” ngân hàng nào?

Trong tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) 2022 của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB), xuất hiện tờ trình về thoái  vốn tại Công ty con FCCOM. Đây là Công ty Tài chính TNHH MTV Cộng Đồng, thuộc MSB, đã được ngân hàng rục rịch lên phương án thoái vốn mấy năm nay.

MSB lại tiếp tục lên kế hoạch tìm đối tác chiến lược hợp tác bán vốn FCCOM

MSB lại tiếp tục lên kế hoạch tìm đối tác chiến lược hợp tác bán vốn FCCOM

Vào cuối năm ngoái, trong một Diễn đàn về M&A tại TP HCM, một chuyên gia về M&A thông tin thương vụ bán vốn công ty đã có thể sắp sửa được ghi nhận. Khi đó, ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng Giám đốc MSB cũng cho biết ngân hàng sẽ bán toàn bộ 100% vốn ở Công ty Tài chính FCCOM. Lãnh đạo MSB đang tiếp xúc với 2-3 nhà đầu tư và sẽ tiến hành ký hợp đồng chuyển nhượng trong tháng 11. "Giá trị thương vụ ước tính không thấp hơn 100 triệu USD và MSB có thể thu về 1.800-2.000 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2022. Nếu đạt kỳ vọng và không có gì thay đổi, ngân hàng sẽ hoàn tất chuyển nhượng trong năm sau và ghi nhận lợi nhuận”, ông Linh chia sẻ.

Tuy nhiên trên thực tế và theo báo cáo tại ĐHĐCĐ, MSB mới chỉ bán thoái phần vốn góp tại Công ty TNHH Quản lý nợ và khai thác tài sản MSB (MSB AMC). Kết thúc 2021, giao dịch chuyển nhượng đã hoàn tất và MSB chỉ còn một công ty con là FCCOM. Trong năm nay, MSB dự kiến sẽ tìm đối tác chiến lược để: i) Chuyển nhượng một phần vốn tại FCCOM, cùng hợp tác đường dài với đối tác chiến lược hoặc ii) Chuyển nhượng 100% số vốn góp FCCOM để ngân hàng tập trung toàn bộ nguồn lực vào lĩnh vực kinh doanh chính.

Cũng theo MSB, FCCOM tại cuối 2021 có 23 điểm giới thiệu dịch vụ (POS), khoảng 13.000 khách hàng với đa phần là nông dân, tiểu thương kinh doanh, cá thể nhỏ lẻ. FCCOM được ghi nhận có tổng dư nợ 358 tỷ đồng; doanh thu 151 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1,97 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 0,98 tỷ đồng. So với các công ty tài chính top đầu trên thị trường như FE Credit, HD SAISON, Home Credit hay nhóm “mới nổi” Mirae Asset Finance, EVF Finance, Viet Credit… thì rõ ràng FCCOM có quy mô còn vô cùng khiêm tốn. Song với tiềm năng của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam được đánh giá còn nhiều dư địa phát triển, cơ hội bán vốn FCCOM của MSB vẫn được giới chuyên môn đánh giá cao. “Điều quan trọng là tìm được đối tác chiến lược như thế nào và bán với giá nào để cân đối được kỳ vọng giữa 2 bên”, một chuyên gia về M&A gợi ý.

Trong khi MSB vẫn đang muốn thoái vốn, ở chiều ngược lại, tổ chức đã bán vốn đình đám, “ẵm tiền to” suốt năm qua – Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, VPBank – lại lên kế hoạch “mua sắm” công ty. Năm trước, sau khi thực hiện xong thương vụ bán 49% FE Credit cho đối tác Nhật, ngân hàng này đã sắm một công ty chứng khoán. Trong kế hoạch năm nay, VPBank muốn tăng vốn lên hơn 79. 300 tỷ đồng và mua lại CTCP Bảo hiểm OPES.

>> “Tiền nhiều để làm gì?”, VPBank sắm ngay công ty chứng khoán cho chiến lược 5 năm

Theo kế hoạch VPBank dự kiến trình cổ đông, VPBank dự kiến nhận chuyển nhượng toàn bộ (100%) hoặc phần lớn (dự kiến trên 90%) vốn cổ phần của công ty với giá dự kiến không quá 1,5 lần giá trị sổ sách của công ty. ĐHĐCĐ sẽ xem xét uỷ quyền cho HĐQT được toàn quyền quyết định, tổ chức thực hiện, tìm kiếm các doanh nghiệp phù hợp để VPBank tham gia phương án này. Cùng với đó, Ngân hàng sẽ xin phép cấp bổ sung các ngành nghề kinh doanh mới và sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong điều lệ.

VPBank lên kế hoạch mua Công ty Bảo hiểm OPES

VPBank lên kế hoạch mua Công ty Bảo hiểm OPES

Được biết, OPES là công ty bảo hiểm phi nhân thọ, được thành lập năm 2018, có vốn góp của VPBank và một số cổ đông khác. Chủ tịch HĐQT của OPES, ông Bùi Hải Quân, là Phó Chủ tịch HĐQT của VPBank.

Từ 2019, VPBank và OPES cũng đã có ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược, VPBank giới thiệu và phân phối các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ của OPES tới cán bộ, khách hàng cùng các dịch vụ khác. Trong mục tiêu tuy còn non trẻ, OPES tham vọng trở thành doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực bảo hiểm số, cung cấp các sản phẩm bảo hiểm tích hợp công nghệ, nâng tầm trải nghiệm người dùng, mang đến diện mạo mới cho thị trường bảo hiểm trong nước và vươn tầm quốc tế.

Với mối quan hệ như vậy, việc VPBank lên kế hoạch mua OPES là dễ hiểu, đặc biệt trong bối cảnh bản thân VPBank đang nỗ lực mở rộng và hoàn thiện hệ sinh thái; cũng như xu thế đẩy mạnh bán chéo bảo hiểm, phát triển bancassurance đang ngày một được các ngân hàng ưa chuộng và đua cạnh tranh khốc liệt.

Cũng trong chiều thông tin về M&A ngân hàng mùa ĐHĐCĐ 2022, một nguồn tin dự đoán Ngân hàng TMCP Quân đội MBBank (MB) dự kiến nhận chuyển nhượng bắt buộc tổ chức tín dụng khác, và đó có thể là một trong những ngân hàng TM TNHH MTV. Tuy đây chỉ là tin dự đoán song qua giới thạo tin có chuyên môn cũng nhấn mạnh, đây có lẽ sẽ là nhà băng “có chất” và có thể sẵn sàng đẩy bắt buộc về tay một nhà băng khác nhất - tính đến thời điểm hiện nay, xét trong nhóm 3 ngân hàng đang được tái cơ cấu bắt buộc. Những dịch chuyển mới nhất về cơ cấu nhân sự lãnh đạo tại nhà băng từng được mua bắt buộc 0 đồng này gần đây dường như cũng là tín hiệu khởi phát của tin này. Dù thế nào đi nữa, câu chuyện chính xác vẫn phải đợi chính “người trong cuộc” công bố cụ thể và đây sẽ là thương vụ chuyển nhượng bắt buộc đáng được thị trường chờ đợi trong năm.

Trong khi đó, nguồn tin khác của DĐDN lại tiết lộ một nhà băng có trụ sở phía Nam cũng đang cân nhắc trình ĐHĐCĐ thương vụ M&A một tổ chức tín dụng theo kế hoạch đã “đeo đuổi từ lâu”. Tuy nhiên, khả năng về việc công bố chi tiết thương vụ này hiện tại vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn; mặc dù đã có một số cổ đông 2 bên nắm bắt thông tin sớm, đón lõng và giao dịch chuyển nhượng cổ phiếu.

Theo đánh giá của TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, xu thế chuyển đổi số đang ngày càng mạnh mẽ trong nền kinh tế các doanh nghiệp cũng đang đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số (cả kênh bán hàng và quy trình nội bộ); hình thành hệ sinh thái tài chính với các ngân hàng thương mại/doanh nghiệp lớn hay Bigtech giữ vai trò điều phối; dữ liệu khách hàng được sử dụng để tạo ra những sản phẩm "cá thể hóa"; các Bigtech, Fintech, doanh nghiệp bán lẻ trên nền tảng số... sẽ có ảnh hưởng lớn hơn tới thị trường: cạnh tranh hoặc hợp tác với các doanh nghiệp truyền thống; các mô hình kinh doanh mới xuất hiện nhiều hơn. Điều này cũng ảnh hưởng và dẫn dắt cả xu thế M&A của các tổ chức trên thị trường tài chính, ngân hàng. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đại hội đồng cổ đông 2022: Ngân hàng rục rịch vào "mùa" M&A tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713919156 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713919156 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10