Đại hội Hiệp hội Bất động sản Việt Nam: 11 nhiệm vụ trọng tâm, 6 kiến nghị nổi bật

PHƯƠNG UYÊN 09/06/2022 06:00

Tại Đại hội Hiệp hội Bất động sản Việt Nam lần thứ V nhiệm kỳ 2022 - 2027 diễn ra mới đây, VnREA đã đề ra 11 nhiệm vụ trọng tâm, 6 kiến nghị nổi bật trong nhiệm kỳ tới.

>>> Khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản là cấp thiết

Đại hội Hiệp hội Bất động sản Việt Nam lần thứ V nhiệm kỳ 2022 - 2027 vừa họp phiên thứ nhất tại Hà Nội và TP.HCM. Trên cơ sở những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ IV (2016 - 2022), Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) tổ chức Đại hội nhiệm kỳ V (2022 - 2027) với tinh thần đánh giá toàn diện, sâu sắc những thành quả đạt được trong nhiệm kỳ qua cùng những vấn đề cần khắc phục để hướng đến mục tiêu cao hơn trong giai đoạn tới.

Ông Nguyễn Văn Khôi - Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách Hiệp hội Bất động sản Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Khôi - Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách Hiệp hội Bất động sản Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Khôi - Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách Hiệp hội Bất động sản Việt Nam khẳng định: Đại hội lần thứ V của VNREA là một sự kiện quan trọng trong quá trình phát triển Hiệp hội, có ý nghĩa định hướng và tầm nhìn phát triển trong thời kỳ mới – đất nước đang thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Với phương châm “Đổi mới – Trí tuệ – Phát triển”, Đại hội thể hiện ý chí quyết tâm hơn vì mục tiêu Hiệp hội ngày càng phát triển, hoạt động thiết thực, hiệu quả, đóng góp vào lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản Việt Nam lành mạnh, phát triển bền vững.

Tại Đại hội, ông Đỗ Viết Chiến – Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam trình bày Báo cáo tổng kết hoạt động Nhiệm kỳ IV (2016 – 2022) và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm Nhiệm kỳ V (2022 – 2027). Các kết quả đạt được của Hiệp hội trong nhiệm kỳ IV như sau:

Thứ nhất, về công tác tư vấn, phản biện, giám định xã hội, Hiệp hội đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng, sửa đổi bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật đối với lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản; tích cực tham gia xây dựng những kế hoạch và giải pháp thực hiện Chiến lược Phát triển nhà ở quốc gia. Hiệp hội đã kiến nghị về chính sách thuế - tài chính. Cụ thể là kiến nghị Chính phủ về nội dung khoản 3, Điều 8 của Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Có thể bạn quan tâm

  • Sửa đổi Nghị định 20/2017 tác động thế nào đến các doanh nghiệp niêm yết?

    Sửa đổi Nghị định 20/2017 tác động thế nào đến các doanh nghiệp niêm yết?

    05:30, 30/06/2020

  • Nghị định 20 sau sửa đổi lại đưa doanh nghiệp vào “thế khó” khác

    06:08, 09/11/2020

Thứ hai, về các hoạt động nghiên cứu khoa học có giá trị lý luận và thực tiễn cao, hàng năm, Hiệp hội tham gia vào một số đề tài nghiên cứu khoa học do Bộ Xây dựng giao. Hiệp hội đã cung cấp số liệu về thị trường, các luận cứ khoa học và thực tiễn, từ đó nâng cao chất lượng công tác, tham mưu cho Bộ Xây dựng và các ngành trong quá trình hoạch định chính sách, pháp luật có liên quan.

Hiệp hội chỉ đạo Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam nghiên cứu đề tài “Bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam - Vai trò và khuyến nghị chính sách” từ nguồn kinh phí xã hội hóa, do hội viên Hiệp hội tài trợ.

Thứ ba, về các hoạt động kết nối để cộng đồng doanh nghiệp hợp tác phát triển hiệu quả hơn, Hiệp hội đã bước đầu tổ chức được một số buổi gặp gỡ hội viên, nắm thông tin thực tiễn, tiếp thu ý kiến và tư vấn cho hội viên bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Thứ tư, chất lượng quan hệ hợp tác quốc tế được nâng cao. Trong đó, Hiệp hội tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các tổ chức quốc tế. Đáng chú ý là việc Hiệp hội đăng cai tổ chức các sự kiện quốc tế quy mô lớn và có sức ảnh hưởng. Hiệp hội cũng tham gia tích cực các sự kiện, xúc tiến đầu tư, hoạt động tại nước ngoài nhằm thúc đẩy và lan tỏa thị trường bất động sản Việt Nam.

Ông Đỗ Viết Chiến – Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam

Ông Đỗ Viết Chiến – Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam 

Theo đó, trong báo cáo, ông Đỗ Viết Chiến cũng chỉ ra một số bài học kinh nghiệm cho nhiệm kỳ tới:

Một là, bám sát Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, Chiến lược Phát triển nhà ở và Thị trường bất động sản, chỉ đạo của Chính phủ và sự chỉ đạo của các Bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Xây dựng trong lĩnh vực xây dựng nói chung, bất động sản nói riêng;…

Hai là, lãnh đạo Hiệp hội phải tập hợp đội ngũ cán bộ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn có đủ năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực bất động sản.

Ba là, phải thiết lập và ban hành chiến lược hành động theo nhiệm kỳ của Hiệp hội và từng giai đoạn;…

Bốn là, cần thường xuyên phối hợp, cung cấp, trao đổi thông tin và tư vấn với các cơ quan, đơn vị của Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan, nhằm tìm ra định hướng và giải pháp phát triển thị trường ổn định, minh bạch và bền vững.

Năm là, cần có chương trình, kế hoạch và cơ chế huy động đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản, kinh tế, tài chính, luật... tham gia sâu rộng, hiệu quả trong hoạt động nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội về pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến bất động sản…

Sáu là, nên thường xuyên phối hợp với các doanh nghiệp hội viên nhằm lắng nghe các khó khăn, vướng mắc, bài học kinh nghiệm để xây dựng chương trình hành động, đề xuất giải pháp.

Bảy là, thường xuyên tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo và sự kiện liên quan thị trường bất động sản.

Tám là, chú trọng công tác phối hợp với các chi hội, Hiệp hội địa phương trong nước.

Chín là, từ Hiệp hội đến các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thành viên cần đổi mới tư duy trong công tác quản lý và kinh doanh, phát huy tối đa các nguồn lực, coi khoa học công nghệ... là động lực của ngành bất động sản trong thời đại Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi sang nền kinh tế số, cơ cấu lại doanh nghiệp...

Mười là, chú trọng công tác kết nối và kết hợp tổ chức các hoạt động giữa Hiệp hội và các tổ chức thành viên của Hiệp hội để lan tỏa và phát triển kết quả của phong trào thi đua, phát huy hết năng lực và vai trò của các thành viên.

Trình bày báo cáo, ông Đỗ Viết Chiến cũng nêu những phương hướng nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ V:

Thứ nhất, về công tác phát triển hội viên và Hiệp hội Bất động sản cơ sở địa phương, Hiệp hội tiếp tục công tác tuyên truyền, phát triển hội viên theo nguyên tắc chất lượng và hiệu quả hoạt động, đồng hành chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi hội viên trong các hoạt động. Hiệp hội phấn đấu kết nạp thêm khoảng 200 hội viên tổ chức đầu mối và kết hợp chính quyền địa phương để thành lập khoảng 20 - 28 chi hội bất động sản ở địa bàn phát triển bất động sản như khu vực biển miền Trung, khu vực Tây nguyên, Tây Bắc… trong nhiệm kỳ V.

Thứ hai, xây dựng chương trình hoạt động theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và Chương trình phát triển nhà ở quốc gia, Chương trình hành động và chỉ đạo của Bộ Xây dựng.

Thứ ba, thực hiện tốt công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội, hoàn thiện thể chế pháp luật.

Thứ tư, phối hợp với các cơ quan có liên quan như Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng, Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Xúc tiến đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư…, các hội, hiệp hội nghề nghiệp khác có liên quan như ngân hàng, các tổ chức tài chính để nghiên cứu mối quan hệ giữa thị trường bất động sản với các thị trường khác và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

Thứ năm, tham gia xây dựng dữ liệu và góp phần hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý nhà ở và thị trường bất động sản. Công khai, minh bạch, thúc đẩy quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Thứ sáu, tiếp tục tham gia nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, giải pháp để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội tại khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp;…

Thứ bảy, về công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế, duy trì và tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chức bất động sản quốc tế và mở rộng với một số tổ chức khác.

Thứ tám, hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp tham gia tích cực vào các hoạt động liên quan đến lĩnh vực bất động sản theo quy định pháp luật…

Thứ chín, về công tác truyền thông, đẩy mạnh công tác truyền thông theo đúng tôn chỉ, mục đích, dẫn dắt những xu hướng mới, định hướng đủ sâu rộng về diện mạo và bản chất của thị trường bất động sản Việt Nam - là ngành quan trọng, gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng cuộc sống…

Thứ mười, về công tác tổ chức thực hiện các chương trình, sự kiện, nghiên cứu khoa học, tổ chức ký kết hợp tác với Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng và Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường về thực hiện các đề án, chương trình nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các Luật, Nghị định, Thông tư… liên quan đến thị trường bất động sản...

Thứ mười một, về công tác tổ chức, cán bộ và đào tạo, sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam và các điều lệ, quy chế, của các chi hội, câu lạc bộ trực thuộc và các hội thành viên ở địa phương thống nhất, hiệu quả, rõ ràng. Sửa đổi quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, dân chủ, công khai.

“Trên cơ sở tình hình thực tế và nguồn lực huy động của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, sau Đại hội V, Thường trực Hiệp hội lên kế hoạch, chương trình hành động để thực hiện các nhóm phương hướng nhiệm vụ trọng tâm trên”, ông Đỗ Viết Chiến cho hay. 

Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng nhấn mạnh 6 kiến nghị nổi bật:

Thứ nhất, Hiệp hội đề nghị các Bộ, ngành hoàn thiện cơ chế chính sách đồng bộ, cụ thể, nhằm thúc đẩy thị trường phát triển minh bạch, lành mạnh và ổn định, chính quyền địa phương có chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở.

Thứ hai, để thị trường bất động sản Việt Nam phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0 và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn, Hiệp hội đề nghị các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu sửa đổi luật, cơ chế, chính sách đồng bộ, thống nhất để phát triển bền vững và khơi thông nguồn lực.

Thứ ba, các cơ quan chức năng của Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước… tiếp tục phối hợp thường xuyên với Hiệp hội trong việc thông tin các dữ liệu liên quan đến nhà ở, thị trường bất động sản, đất đai, tài chính...

Thứ tư, các cơ quan chức năng của Bộ Xây dựng tiếp tục giao cho Hiệp hội các đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ cho thị trường bất động sản Việt Nam theo các chuyên đề về thị trường.

Thứ năm, các doanh nghiệp phối hợp với các đơn vị công nghệ để thực hiện việc chuyển đổi số trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, chủ động hợp tác, xúc tiến đầu tư.

Thứ sáu, dành đầy đủ nguồn lực để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp; tập trung cải tạo chung cư cũ xuống cấp, nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm

  • Sửa đổi Nghị định 20: VNREA tiếp tục kiến nghị Thủ tướng cho hồi tố với doanh nghiệp đã nộp thuế

    Sửa đổi Nghị định 20: VNREA tiếp tục kiến nghị Thủ tướng cho hồi tố với doanh nghiệp đã nộp thuế

    17:16, 06/04/2020

  • Điêu đứng vì COVID-19, VNREA đề xuất “giải cứu” doanh nghiệp bất động sản

    Điêu đứng vì COVID-19, VNREA đề xuất “giải cứu” doanh nghiệp bất động sản

    05:00, 25/03/2020

  • Đừng

    Đừng "siết" doanh nghiệp bất động sản “nghẹn thở”

    00:30, 17/05/2022

  • Thanh lọc trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

    Thanh lọc trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

    03:00, 05/05/2022

  • 29 doanh nghiệp bất động sản kêu cứu về thủ tục pháp lý

    29 doanh nghiệp bất động sản kêu cứu về thủ tục pháp lý

    16:18, 04/05/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đại hội Hiệp hội Bất động sản Việt Nam: 11 nhiệm vụ trọng tâm, 6 kiến nghị nổi bật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO