Đạm Ninh Bình ngày càng "bế tắc"

Nguyễn Việt 06/03/2020 01:46

Dự án đạm Ninh Bình từ khi đưa vào hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài. Đặc biệt, lỗ lũy kế của dự án đến ngày 31/12/2018 là 4.946,94 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 2.633,211 triệu đồng.

Đây là kết quả Kiểm toán nhà nước vừa thực hiện kiểm toán dự án nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám công suất 1.760 tấn ure/ngày (560.000 tấn ure/năm) báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ.

Kiểm toán nhà nước chưa có đầy đủ hồ sơ, tài liệu, căn cứ, cơ sở, thông tin để đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp lý của số liệu nguồn vốn đầu tư, chi phí đầu tư đề nghị quyết toán tại Báo cáo tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành do Ban QLDA Nhà máy Đạm Ninh Bình lập ngày 29/6/2017.

Kiểm toán nhà nước chưa có đầy đủ hồ sơ, tài liệu, căn cứ tại Báo cáo tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành do Ban QLDA Nhà máy Đạm Ninh Bình lập ngày 29/6/2017.

Nhà máy được đầu tư theo Quyết định số 968/QĐ-HĐQT ngày 29/8/2005 của Hội đồng Quản trị Tổng công ty Hóa chất Việt Nam. Chủ đầu tư dự án là Tổng công ty Hóa chất Việt Nam (nay là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam), đại diện chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án Đạm Ninh Bình được Tổng công ty Hóa chất Việt Nam thành lập tại Quyết định 686/QĐ-HCVN ngày 25/12/2007 và Quyết định số 194/QĐ-HCVN ngày 11/3/2008 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban QLDA Nhà máy Đạm Ninh Bình.

Kỳ vọng khi xây dựng

Mục đích đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám công suất 1.000 tấn NH3/ngày, 1.760 tấn urê/ngày để cung cấp phân đạm cho sản xuất nông nghiệp các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Bắc, nhằm thay thế phân đạm nhập khẩu, tạo sự ổn định về nguồn cung cấp dài hạn và giá cả cho ngành nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước là than mỏ.

Có thể bạn quan tâm

  • Đạm Ninh Bình

    Đạm Ninh Bình "rối như tơ vò" vì điệp khúc lỗ và nợ

    14:15, 06/08/2019

  • [12 dự án thua lỗ] Bài 4: Đạm Ninh Bình có thể khởi kiện

    [12 dự án thua lỗ] Bài 4: Đạm Ninh Bình có thể khởi kiện

    07:30, 07/04/2019

  • “Giải cứu” Đạm Ninh Bình là nhiệm vụ bất khả thi?

    “Giải cứu” Đạm Ninh Bình là nhiệm vụ bất khả thi?

    06:00, 16/01/2019

  • Sao không sớm cổ phần hóa Đạm Ninh Bình?

    Sao không sớm cổ phần hóa Đạm Ninh Bình?

    07:00, 11/12/2018

  • Đạm Ninh Bình lại bị “tố” vì “chi phóng tay”

    Đạm Ninh Bình lại bị “tố” vì “chi phóng tay”

    09:31, 20/06/2018

  • Vinachem sẽ không cứu Đạm Ninh Bình kiểu “con dại cái mang”

    Vinachem sẽ không cứu Đạm Ninh Bình kiểu “con dại cái mang”

    08:00, 25/05/2018

  • Tiếp tục vào cuộc điều tra Đạm Ninh Bình

    Tiếp tục vào cuộc điều tra Đạm Ninh Bình

    05:58, 05/05/2018

  • Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý sai phạm tại Đạm Ninh Bình

    Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý sai phạm tại Đạm Ninh Bình

    06:20, 29/04/2018

Theo Kiểm toán nhà nước, dây chuyền chính của dự án được thiết kế bằng công nghệ Khí hóa than cám của hãng Shell (Hà Lan), với công suất 1.354 tấn than cám 4A/ngày. Công nghệ Tinh chế khí của Linde (Đức), rửa rectisol công suất 99,166Nm3/h, rửa nitơ lỏng công suất khí 162.000Nm3/h. Công nghệ Tổng hợp urê snamprogetti (Italia), công suất 1.760 tấn urê/ngày. Công  nghệ Phân ly không khí Air Liquide (Pháp), công suất 35.000 Nm3/h.

Hệ thống lò hơi nhiệt điện, với công nghệ lò tầng sôi có 4 lò, công suất mỗi lò 130 tấn/h hơi có áp suất 9,8 MPa, nhiệt độ 540 độ C. Hệ thống phát điện 3 máy phát công suất 36Mwh, hệ thống nước tuần hoàn công suất 50.000 Nm3/h. Cảng bốc dỡ than 4.000 tấn/ngày, cảng xuất urê 300.000 tấn/năm. Kho chứa urê rời vi khí hậu sức chứa 44.000 tấn, kho chứa urê bao sức chứa 7.392 tấn, kho than khô sức chứa 46.700 tấn. Thùng chứa NH3 lỏng trung gian 7.400 m3, bãi chứa urê bao 26.400 tấn, hệ thống xử lý nước thải vi sinh công suất 100 m3/h, trạm bơm nước thô đầu nguồn 1.080 m3/h.

Tổng mức đầu tư của dự án, theo báo cáo của Kiểm toán nhà nước dự án đã điều chỉnh 2 lần và lần điều chỉnh gần nhất đến thời điểm kiểm toán theo Quyết định số 646/QĐ-HĐQT ngày 17/11/2007 của Tổng công ty Hóa chất Việt Nam là 667.046.503 USD, tương đương 10.806.153.350.000 đồng.

Báo cáo tình hình lập Báo cáo quyết toán của dự án, Kiểm toán nhà nước cho biết, Ban quản lý dự án đã lập Báo cáo tổng hợp quyết toán của dự án với giá trị chi phí đầu tư đề nghị quyết toán là 12.431.696 triệu đồng. Tuy nhiên, do gói thầu EPC của dự án còn một số hạng mục đầu tư không đầy đủ hồ sơ, thiếu hồ sơ tài liệu theo quy định, một số nội dung chưa thống nhất giữa chủ đầu tư và nhà thầu, nhà thầu EPC đã về nước mà không lập và gửi đầy đủ hồ sơ hoàn công, cũng như một số hồ sơ quản lý chất lượng.

Một số hạng mục thi công không đúng thiết kế chưa được thống nhất nghiệm thu, nên theo ý kiến của Bộ Xây dựng tại Văn bản số 585/BXD-KTXD ngày 27/3/2019, Bộ Tài chính tại Văn bản số 8365/BTC-ĐT ngày 19/7/2019, thì Báo cáo quyết toán của dự án chưa đủ điều kiện quyết toán theo quy định hiện hành. Báo cáo quyết toán của dự án cũng đã được đơn vị kiểm toán độc lập (công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC) kiểm toán và từ chối đưa ra ý kiến do không có đủ số liệu, hồ sơ tài liệu và không có đủ căn cứ, cơ sở, bằng chứng xác nhận.

Số liệu báo cáo tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành do Ban quản lý dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình lập ngày 29/6/2017 bao gồm, tổng chi phí đầu tư đề nghị quyết toán là 12.431.695.949.672 đồng. Tổng nguồn vốn đầu tư đề nghị quyết toán là 11.618.186.856.474 đồng. Tuy nhiên, qua công tác kiểm toán, Kiểm toán nhà nước nhận thấy dự án còn nhiều tồn tại, sai sót, hạn chế, ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đến toàn bộ tình hình, số liệu đề nghị quyết toán dự án hoàn thành do Ban QLDA lập.

Mắc kẹt với nhà thầu Trung Quốc

Các sai sót, tồn tại, hạn chế được Kiểm toán nhà nước nêu ra chủ yếu như: tổng giá trị chi phí đề nghị quyết toán là 12.431.695.949.672 đồng lớn hơn tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Theo Quyết định số 646/QĐ-HĐTV ngày 27/11/2007 của Hội đồng thành viên Tổng công ty Hóa chất Việt Nam về việc điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi, tổng mức đầu tư dự án là 10.806.153.350.000 đồng.

Hồ sơ chi tiết của gói thầu EPC chưa đầy đủ, còn nhiều tồn tại, không phù hợp, chưa đủ điều kiện cáp Chứng chỉ nghiệm thu hoàn thành theo quy định của Hợp đồng EPC, chưa đủ điều kiện quyết toán Hợp đồng.

Cụ thể, không có hồ sơ hoàn công của từng hạng mục (xưởng), cũng như hồ sơ hoàn công của toàn bộ gói thầu EPC. Không có hồ sơ quyết toán A –B, hiện nay chỉ có các bảng tổng hợp giá trị quyết toán do Ban QLDA lập, không có xác nhận của nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát là chưa phù hợp với quy định tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/10/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng  và Thông tư 64/2018/TT-BTC ngày 30/7/2018 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

Về vấn đề này, Bộ Xây dựng cũng đã khẳng định tại Văn bản số 585/BXD-KTXD ngày 27/3/2019 là “bản vẽ hoàn công chỉ có đơn vị tư vấn lập và Ban quản lý dự án nhà máy Đạm Ninh Bình ký là chưa đủ cơ sở pháp lý theo quy định tại Nghị định 209/2004/NĐ-CP”. Bộ Tài chính cũng khẳng định tại Văn bản số 8365/BTC-ĐT ngày 19/7/2019 là “chưa đủ căn cứ pháp lý để lập hồ sơ quyết toán và không đủ cơ sở pháp lý để chủ đầu tư thực hiện quyết toán theo quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 1, Thông tư 64/2018/TT-BTC”.

Một số nhà chế tạo, cung cấp thiết bị tại xưởng urê thể hiện tại đơn hàng (PO) do nhà thầu EPC gửi và được chủ đầu tư xác nhận không phù hợp với danh sách nhà cung cấp thiết bị theo đề xuất của nhà thầu tại hợp đồng EPC và danh sách các nhà chế tạo do nhà bản quyền công nghệ đề xuất tại Hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Một số hạng mục xây dựng tại xưởng tổng hợp urê, xưởng nhiệt điện, xưởng nước, xưởng than, xưởng thành phẩm…chưa được nghiệm thu nhưng vẫn đưa vào đề nghị quyết toán như móng đường ống, móng, mái nhà xưởng…là chưa phù hợp với Điều 21 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ quy định về Hợp đồng xây dựng và khoản d, Điều 8 Thông tư số 09/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Một số hạng mục thi công không phù hợp với thiết kế chưa được nghiệm thu, chưa thi côn nhưng đã đưa vào giá trị quyết toán, còn tồn tại về chất lượng chưa được sửa chữa, khắc phục.

Một số phụ lục của hợp đồng EPC ký giữa Ban QLDA và nhà thầu khi chưa được ủy quyền, chấp thuận từ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (chủ thể ký hợp đồng EPC số 628 ngày15/11/2007), do đó không đảm bảo tính pháp lý và hiệu lực của phụ lục hợp đồng này.

Chưa thương thảo, xem xét điều chỉnh giá trị hợp đồng EPC đối với danh mục máy móc, thiết bị thay đổi về thông số kỹ thuật, nguồn gốc xuất xứ, nhà chế tạo, số lượng… so với danh mục tại hợp đồng ban đầu và danh sách nhà chế tạo của nhà bản quyền theo quy định của hợp đồng EPC.

Dự án chưa được bàn giao đưa vào sử dụng chính thức, chỉ tạm bàn giao quyền điều hành theo Biên bản bàn giao ngày 23/9/2012 giữa Ban QLDA và nhà thầu EPC; tạm bàn giao nguyên trạng cho công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình đưa vào vận hành khai thác thương mại ngày 15/10/2012.

Chưa làm rõ, đầy đủ nguyên nhân, trách nhiệm của nhà thầu EPC và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan đối với việc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng EPC 750 ngày (tính đến ngày 18/11/2013 là thời điểm kết thúc chạy khảo nghiệm 72h lần thứ 2); chưa tính toán và thực hiện phạt chậm tiến độ theo quy định của hợp đồng.

Không có Biên bản đối chiếu số liệu nguồn vốn tự có cấp cho dự án; hồ sơ, chứng từ quản lý và sự dụng vốn chủ sở hữu không được cung cấp đầy đủ để kiểm tra chi tiết; nguồn vốn vay tại báo cáo quyết toán bao gồm các phát sinh do chênh lệch tỷ giá; Ban QLDA chưa thực hiện đối chiếu công nợ với một số nhà thầu; số liệu tổng hợp một số chi phí đề nghị quyết toán không phù hợp, có chênh lệch so với sổ sách kế toán, báo cáo tài chính của dự án.

Trên cơ sở hồ sơ, tài liệu của dự án do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Ban QLDA Nhà máy Đạm Ninh Bình, công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình và các đơn vị có liên quan cung cấp; những tồn tại, hạn chế, sai sót của dự án được xác định qua công tác kiểm toán như đã nêu trên; các bằng chứng kiểm toán thu thập được và quy định về căn cứ, cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán tại Chuẩn mực kiểm toán nhà nước số 100, 200 và 1705.

Kiểm toán nhà nước chưa có đầy đủ hồ sơ, tài liệu, căn cứ, cơ sở, thông tin để đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp lý của số liệu nguồn vốn đầu tư, chi phí đầu tư đề nghị quyết toán tại Báo cáo tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành do Ban QLDA Nhà máy Đạm Ninh Bình lập ngày 29/6/2017.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đạm Ninh Bình ngày càng "bế tắc"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO