Quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW

Diendandoanhnghiep.vn Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Kinh tế Trung ương, VCCI tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW.

>> Đưa Nghị quyết số 41-NQ/TW vào cuộc sống

Thực hiện nhiệm vụ của Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Đảng đoàn VCCI tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Hội nghị được triển khai trên toàn quốc với điểm cầu Trung ương tại Hội trường A2, số 9 Nguyễn Cảnh Chân, Ba Đình, Hà Nội; Điểm cầu các ban, bộ, ngành, cơ quan trực thuộc Trung ương; Điểm cầu tại các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; Điểm cầu Đảng đoàn VCCI (Địa điểm 1: Tầng 7, tòa nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội. Địa điểm 2: Hội trường Chi nhánh VCCI khu vực TP Hồ Chí Minh, số 171 Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh). Tổng số các điểm cầu là 4.322, trong đó điểm cầu Trung ương 1, điểm cầu cấp tỉnh 75, điểm cầu cấp huyện 735, điểm cầu cấp xã 3.150 với tổng số đại biểu là 206.926 đảng viên.

Điểm cầu Trung ương tại Hội trường A2, số 9 Nguyễn Cảnh Chân, Ba Đình, Hà Nội.

Điểm cầu Trung ương tại Hội trường A2, số 9 Nguyễn Cảnh Chân, Ba Đình, Hà Nội.

Hội nghị gồm các báo cáo chính:

- Báo cáo nội dung chủ yếu của Nghị quyết số 41-NQ/TW: Đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

- Báo cáo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW: Đồng chí Trần Duy Đông - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Báo cáo Chương trình hành động của Đảng đoàn VCCI thực hiện Nghị Quyết số 41-NQ/TW: Đồng chí Phạm Tấn Công, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

- Phát biểu chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.  

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã trình bày Báo cáo nội dung chủ yếu của Nghị quyết số 41-NQ/TW. Về nội dung của các nhiệm vụ và giải pháp, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương thông tin ngoài việc kế thừa các nhiệm vụ giải pháp vẫn còn nguyên giá trị của Nghị quyết 09-NQ/TW, Nghị quyết số 41-NQ/TW đã sắp xếp, bổ sung một số nhiệm vụ giải pháp mới; nhiều nội dung trong các nhiệm vụ giải pháp được đổi mới, hoàn thiện để đáp ứng quan điểm, mục tiêu và phù hợp với bối cảnh mới, cụ thể là:      

Thứ nhất, về nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước. Nghị quyết số 41-NQ/TW tiếp tục đề cao nhiệm vụ đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, Nhân dân, tạo sự thống nhất cao trong Đảng và xã hội về vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ doanh nhân trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước.

gfgf

Đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng chú trọng hơn vào tập trung tuyên truyền, vận động đội ngũ doanh nhân nhận thức sâu sắc, đầy đủ về vai trò, sứ mệnh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, nêu cao tinh thần yêu nước, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh.

Ngoài ra, Nghị quyết cũng bổ sung việc phát huy vai trò của các cơ quan báo chí trong việc thông tin, tuyên truyền, cổ vũ đội ngũ doanh nhân Việt Nam.  Khuyến khích đội ngũ doanh nhân phấn đấu, xây dựng đạo đức, văn hoá kinh doanh; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nêu cao trách nhiệm xã hội, tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước. Chú trọng tôn vinh, biểu dương các tấm gương doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu.

Thứ hai, về hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến. Bên cạnh việc khẩn trương rà soát, thể chế hoá kịp thời, đầy đủ, đồng bộ đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp, Nghị quyết số 41-NQ/TW đã nhấn mạnh việc tạo môi trường kinh doanh an toàn để doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến: tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, pháp luật về sở hữu, quyền tự do kinh doanh, bảo hộ quyền tài sản hợp pháp, khởi nghiệp, bổ sung chế tài kinh tế phù hợp để xử lý vi phạm, không hình sự hoá quan hệ kinh tế... bảo đảm khuôn khổ pháp luật ổn định, đồng bộ, thống nhất, minh bạch, bình đẳng, nhất là trong tiếp cận nguồn lực về đất đai, tài chính, công nghệ; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, đối tượng phục vụ; kiểm soát, xoá bỏ đặc quyền, độc quyền trong sản xuất, kinh doanh.

Để mở rộng không gian phát triển cho doanh nghiệp, doanh nhân trong bối cảnh mới, Nghị quyết số 41-NQ/TW nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện thể chế gắn với 2 quá trình chuyển đổi quan trọng của đất nước trong thời gian tới, đó là chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, theo đó Nghị quyết nêu rõ yêu cầu: quan tâm xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, các mô hình, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mới để mở rộng không gian phát triển cho doanh nhân, doanh nghiệp… Nghiên cứu triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để tạo điều kiện cho doanh nhân, doanh nghiệp có bước đột phá trong một số lĩnh vực mới, có lợi thế, tiềm năng.

Để nâng cao hiệu quả thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết cũng đề ra nhiệm vụ tăng cường quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính. Từng bước mở rộng, hoàn thiện cơ chế đối thoại, tham vấn của các cơ quan dân cử, cơ quan quản lý nhà nước với đội ngũ doanh nhân trong quá trình xây dựng, hoạch định, tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát, bảo đảm công khai, minh bạch trong quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, công chức, viên chức với doanh nhân, doanh nghiệp; có cơ chế ngăn ngừa, xử lý nghiêm hành vi nhũng nhiễu, cản trở, tham nhũng, tiêu cực đối với doanh nhân, doanh nghiệp. Đây là điểm khác biệt so với Nghị quyết số 09-NQ/TW khi yêu cầu phải có cơ chế rõ ràng để ngăn ngừa và xử lý.

Phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến doanh nhân, doanh nghiệp.

gf

Điểm cầu Đảng đoàn VCCI tại Tầng 7, tòa nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội

Thứ ba, về phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Khác với Nghị quyết số 09-NQ/TW khi tách 2 nhiệm vụ phát triển đội ngũ doanh nhân về số lượng và chất lượng, Nghị quyết số 41-NQ/TW đã gộp các nhiệm vụ này lại để đưa ra nhiệm vụ, giải pháp toàn diện hơn.

Đầu tiên là đi từ chiến lược, Nghị quyết yêu cầu “ban hành chiến lược phát triển đội ngũ doanh nhân quốc gia, ngành, địa phương gắn với mục tiêu tổng quát, mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới”.

Tiếp đó, Nghị quyết đưa ra các nhiệm vụ để phát triển từ các doanh nghiệp lớn đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa: “Có chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt một số ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu, có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp”. Đây là lần đầu tiên trong các nghị quyết của Đảng sử dụng thuật ngữ “doanh nghiệp dân tộc” để nhấn mạnh các doanh nghiệp do người Việt làm chủ, góp phần nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế. Nghị quyết số 09-NQ/TW chỉ nêu “thúc đẩy hình thành và phát triển doanh nghiệp lớn, có khả năng dẫn dắt, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, khẳng định vị trí tại thị trường trong nước và thâm nhập có hiệu quả vào thị trường thế giới”.

Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng đưa ra các nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách cụ thể và toàn diện hơn so với Nghị quyết số 09-NQ/TW. Đó là: Có chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mở rộng quy mô, nâng cao sức cạnh tranh, năng lực sản xuất, phát triển mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu (Nghị quyết số 09-NQ/TW chỉ nêu: Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa).

Nghị quyết số 41-NQ/TW cũng đưa ra các nhiệm vụ cụ thể để hỗ trợ cho từng nhóm doanh nghiệp, doanh nhân cần được ưu tiên như: Khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong toàn xã hội, nhất là trong các lĩnh vực mới, trong thế hệ trẻ. Có chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển doanh nhân nữ, doanh nhân trẻ, doanh nhân dân tộc thiểu số, doanh nhân hoạt động ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Quan tâm phát triển kinh tế hợp tác với vai trò nòng cốt của hợp tác xã.

Nghị quyết số 41-NQ/TW còn đề ra nhiệm vụ “Nghiên cứu, ban hành chính sách động viên, tạo điều kiện cho doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tăng cường trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước.”

Về nâng cao năng lực cho đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và hội nhập hiện nay, Nghị quyết số 41-NQ/TW đề ra nhiệm vụ: Xây dựng Chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân, khuyến khích doanh nhân ở tất cả các thành phần kinh tế tham gia, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng các vấn đề mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp, quản trị kinh doanh hiện đại, kiến thức pháp luật, kinh nghiệm thực tiễn, xu hướng kinh doanh mới… Đồng thời, khuyến khích doanh nhân thành đạt tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, truyền cảm hứng, chia sẻ kinh nghiệm. Đa dạng hoá các hoạt động hợp tác, liên kết đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước. Triển khai các chương trình hỗ trợ pháp lý, nâng cao năng lực cho doanh nhân, doanh nghiệp tham gia có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Thứ tư, về xây dựng đạo đức, văn hoá kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Nghị quyết yêu cầu phải hoàn thiện và vận động đội ngũ doanh nhân phấn đấu thực hiện chuẩn mực đạo đức, văn hoá kinh doanh, gắn với bản sắc dân tộc và tiếp cận được tinh hoa văn hoá kinh doanh thế giới là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài trong xây dựng đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Lấy đạo đức, văn hoá kinh doanh làm cốt lõi, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật; nâng cao vai trò của doanh nhân đóng góp cho ngoại giao kinh tế, đối ngoại nhân dân, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hoá Việt Nam. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của doanh nhân, doanh nghiệp đối với xã hội, nhất là trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ bảo đảm chất lượng; giữ gìn uy tín, thương hiệu doanh nghiệp; chú trọng bảo vệ môi trường; lên án, ngăn chặn, kiên quyết xử lý doanh nhân, doanh nghiệp vi phạm đạo đức, văn hoá kinh doanh, vi phạm pháp luật. Đồng thời, khuyến khích doanh nhân, doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội, tham gia tích cực các hoạt động giúp đỡ cho người có hoàn cảnh khó khăn, địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Thứ năm, về tăng cường đoàn kết, hợp tác, liên kết giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là nội dung mới, một mặt cho thấy tầm quan trọng của vấn đề liên kết bên trong đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp, mặt khác khẳng định vai trò, vị trí của đội ngũ doanh nhân trong các giai tầng xã hội hiện nay, nhất là trong việc liên kết với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng để phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nghị quyết yêu cầu phải thúc đẩy hợp tác, liên kết, phối hợp hoạt động trong đội ngũ doanh nhân; giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức thông qua các hình thức đa dạng, phù hợp, gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, trách nhiệm xã hội. Để thúc đẩy các mỗi liên kết hợp tác giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức, cần phát huy vai trò của các tổ chức đại diện của các giai tầng này trong xã hội.

Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ, thực chất giữa doanh nghiệp và người lao động, đẩy mạnh ký kết thoả ước lao động tập thể, giải quyết hài hoà lợi ích doanh nghiệp và người lao động; định kỳ tổ chức đối thoại, hội nghị người lao động trong doanh nghiệp. Quan tâm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động, nhất là về tiêu chuẩn, an toàn lao động, an sinh, phúc lợi xã hội, dân chủ ở cơ sở, hạn chế tối đa tranh chấp lao động. Tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, phát huy vai trò cầu nối giữa người lao động với doanh nhân, doanh nghiệp; phối hợp phát triển doanh nghiệp, xây dựng đạo đức, văn hoá kinh doanh, thực hiện trách nhiệm xã hội.

Ngoài ra, nghị quyết cũng yêu cầu đẩy mạnh liên kết, hợp tác ngay trong bản thân đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp lớn; giữa doanh nhân, doanh nghiệp với nông dân theo hướng xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị; giữa doanh nhân, doanh nghiệp với đội ngũ trí thức, nhất là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, các trung tâm, viện nghiên cứu, các trường đại học; giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài nước, tạo cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu; chú trọng liên kết, hợp tác theo ngành, cụm sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị.

Thứ sáu, về phát huy vai trò của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các tổ chức đại diện đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp. Nghị quyết số 41-NQ/TW tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của VCCI là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, thực hiện tốt 3 chức năng, nhiệm vụ của một hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ: đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nhân, doanh nghiệp; phát triển hội viên, phát triển tổ chức ngày càng vững mạnh; là cầu nối vững chắc giữa Đảng với doanh nhân, góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nghị quyết cũng giao nhiệm vụ cho VCCI và các tổ chức đại diện giữ vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ doanh nhân; lắng nghe, tập hợp, phản ảnh, phối hợp giải quyết tâm tư, nguyện vọng của doanh nhân, doanh nghiệp; tham gia đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân, thúc đẩy khởi nghiệp, tập hợp, liên kết, hợp tác, hỗ trợ doanh nhân, doanh nghiệp phát triển bền vững; xây dựng, vận động, thúc đẩy, khuyến khích doanh nhân thực hiện chuẩn mực đạo đức, văn hoá kinh doanh; tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu.

Để phát huy vai trò của VCCI và các tổ chức đại diện, Nghị quyết yêu cầu: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực hoạt động của các tổ chức đại diện hợp pháp của đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp. Nhà nước nghiên cứu, tạo điều kiện cho các tổ chức đại diện doanh nhân tham gia cung cấp một số dịch vụ công phù hợp.

Thứ bảy, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân

Nghị quyết yêu cầu nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng đối với việc xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân. Chú trọng phát triển đảng viên, xây dựng tổ chức đảng trong doanh nghiệp; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong các loại hình doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cấp uỷ với tập thể lãnh đạo doanh nghiệp nhằm phát huy vai trò của cấp uỷ, tổ chức đảng, đảng viên. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương kết nạp đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn, điều kiện. Thành lập đảng bộ cơ sở tại khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp ở nơi có đủ điều kiện. Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp, nhất là tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên phù hợp với loại hình, địa bàn, tính chất, quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Đổi mới phương thức quản lý nhà nước theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chú trọng quan hệ Nhà nước - doanh nghiệp - người lao động; tăng cường hướng dẫn các tổ chức quần chúng phối hợp với doanh nhân, doanh nghiệp trong hoạt động.

Tại Hội nghị, đồng chí Trần Duy Đông - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày Chương trình Hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

fd

Đồng chí Trần Duy Đông - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo Thứ trưởng, "sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09 -NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XI về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; nhằm phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có tầm nhìn, trí tuệ, đạo đức, tinh thần kinh doanh, làm giàu chính đáng, năng động, sáng tạo, năng lực quản trị tiên tiến, tuân thủ pháp luật, có đạo đức văn hoá kinh doanh mang bản sắc dân tộc, có trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp xứng đáng cho các mục tiêu phát triển của đất nước, ngày 10/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Ngay sau khi Nghị quyết số 41-NQ/TW được ban hành, Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp nghiên cứu xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số số 41 - NQ/TW.

Theo Thứ trưởng, để đạt được các chỉ tiêu cụ thể nêu trên, trong thời gian tới, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và các hiệp hội doanh nghiệp tập trung thực hiện 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.

Thứ nhất, nhóm nhiệm vụ giải pháp nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước.

Chính phủ giao các bộ, ngành, địa phương, tổ chức hiệp hội đẩy mạnh các hoạt động cung cấp thông tin, truyền thông, tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp để toàn xã hội nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước.

Một số nhiệm vụ giải pháp chính gồm: Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức thường niên Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu.  Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương định kỳ tổ chức các cuộc đối thoại với doanh nghiệp, doanh nhân để động viên, khuyến khích, vinh danh và nắm bắt mong muốn, yêu cầu hỗ trợ, xử lý trong thẩm quyền các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, doanh nhân.

Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông hoạt động đúng quy định, phản ánh đúng tình hình của doanh nhân, doanh nghiệp; phối hợp với các cơ quan, Hội Nhà báo Việt Nam xây dựng môi trường truyền thông, báo chí thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, doanh nhân, tôn vinh doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật và đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, các tổ chức đại diện cho doanh nhân, doanh nghiệp tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ doanh nhân; tôn vinh, biểu dương các tấm gương doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu.

gf

Các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Chính phủ và VCCI chủ trì hội nghị

Thứ hai, nhóm nhiệm vụ giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển, cống hiến.

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung triển khai quyết liệt các Nghị quyết của Chính phủ nhằm tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp, doanh nhân.

Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện Nghị định hướng dẫn Luật Hợp tác xã và đẩy mạnh triển khai Luật Hợp tác xã năm 2023; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp năm 2020 nhằm khắc phục các bất cập, vướng mắc hiện nay; hoàn thiện sửa đổi, bổ sung Nghị định số 38/2018/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và Nghị định số 94/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia; hoàn thiện Đề án phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, tập trung vào các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng quy mô, nâng cao sức cạnh tranh, năng lực sản xuất.

Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; sơ kết Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và đề xuất sửa đổi, bổ sung Chiến lược trong thời kỳ mới. Xây dựng và hoàn thiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó chú trọng phát triển các dòng xe thế hệ mới, xe thân thiện với môi trường; hoàn thiện nghiên cứu xây dựng Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm, Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ theo hướng tạo đột phá trong cơ chế, chính sách về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tập trung các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ và đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động.

Bộ Tài chính sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp để tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước; Đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tạo kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp.

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện các Nghị định, Nghị quyết, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024; Hoàn thiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.

Bộ Tư pháp đẩy mạnh và đổi mới công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thiện Chiến lược quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế số.

Bộ Công an phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, cản trở, tham nhũng tiêu cực đối với doanh nhân, doanh nghiệp; tăng cường công tác tuyên truyền gắn với quản lý, kiểm tra; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế.

Bộ Nội vụ đôn đốc việc thực hiện có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thiện các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội sau khi được Quốc hội.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoàn thiện Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng; tiếp tục hướng dẫn các tổ chức tín dụng nghiên cứu, triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng phù hợp với các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp hoạt động tại các địa bàn biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và phù hợp với các phương thức sản xuất kinh doanh mới.

Thanh tra Chính phủ tiếp tục rà soát, đổi mới công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; công khai trước kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp để tránh trùng lặp, chồng chéo; không thanh tra, kiểm tra khi không có căn cứ theo quy định của pháp luật.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương ban hành các quy hoạch của tỉnh; công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tiếp tục rà soát, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nhân, doanh nghiệp trên địa bàn; tăng cường thu hút mọi nguồn lực đầu tư từ mọi thành phần kinh tế; chủ động thu hút, tiếp nhận các dự án đầu tư thực sự hiệu quả, hướng tới công nghệ tiên tiến, tiết giảm năng lượng, thân thiện với môi trường.

Tham vấn, lấy ý kiến rộng rãi các doanh nhân, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách.

Thứ ba, nhóm nhiệm vụ giải pháp về phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm có tính chất đột phá để góp phần thực hiện mục tiêu chung của Nghị quyết số 41.

Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân giai đoạn 2026 - 2030 nhằm khuyến khích doanh nhân, doanh nghiệp học tập nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế; hoàn thiện Đề án “Xây dựng cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc nhằm phát huy vai trò tiên phong trong một số ngành, lĩnh vực mới nổi, có lợi thế cạnh tranh nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ”.

Xây dựng Chiến lược quốc gia phát triển đội ngũ doanh nhân đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm tạo lập lực lượng doanh nhân có tầm nhìn, trí tuệ, có tinh thần tiên phong, đổi mới sáng tạo, có đạo đức và văn hóa kinh doanh mang bản sắc dân tộc, có trách nhiệm xã hội.

Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân trong nước khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA); xây dựng và phát triển thương hiệu hàng hoá Việt Nam xuất khẩu; hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa tăng cường kết nối, hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài.

Bộ Ngoại giao đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường nước ngoài; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng; định kỳ tổ chức các hoạt động gặp gỡ, vinh danh doanh nhân tiêu biểu Việt Nam ở nước ngoài.

Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, đánh giá, cập nhật Chương trình đào tạo theo hướng khuyến khích lồng ghép nội dung về tinh thần doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp; xây dựng khung kỹ năng bồi dưỡng, thúc đẩy tinh thần doanh nhân, khởi nghiệp cho các cấp học phổ thông; xây dựng Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp giai đoạn 2026 - 2035.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng các chương trình đào tạo tinh thần doanh nhân, khởi nghiệp trong các chương trình đào tạo đối với các trình độ giáo dục nghề nghiệp.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành đẩy mạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; khuyến khích, huy động các doanh nhân thành đạt tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, truyền cảm hứng, chia sẻ kinh nghiệm để lan tỏa các bài học thành công tới cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn; chủ động đổi mới các hình thức đối thoại, gặp gỡ doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả, thực chất; định kỳ tổ chức khen thưởng, tôn vinh các doanh nhân tiêu biểu, doanh nhân đổi mới sáng tạo…

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân nâng cao năng lực cạnh tranh để hình thành đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có trình độ quản trị tốt, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới. Tiếp tục khuyến khích, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân tham gia đóng góp ý kiến và tham vấn quá trình xây dựng, phản biện chính sách.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp và Trung ương và trực tuyến đến 4.322 điểm cầu trên toàn quốc

Hội nghị được tổ chức trực tiếp và Trung ương và trực tuyến đến 4.322 điểm cầu trên toàn quốc

Thứ tư, nhóm nhiệm vụ giải pháp về xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Văn hoá doanh nghiệp được coi là tài sản tinh thần, là phần hồn giúp tạo dựng thương hiệu, bản sắc, nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển bền vững. Nhằm phát huy giá trị văn hoá đạo đức, tinh thần tiên phong tuân thủ pháp luật, minh bạch, công bằng, liêm chính trong cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xây dựng Đề án chuẩn mực đạo đức, văn hóa kinh doanh gắn với bản sắc dân tộc và tiếp cận được tinh hoa văn hóa kinh doanh thế giới.

Các bộ, ngành, địa phương và tổ chức hiệp hội doanh nghiệp đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp thực hiện chuẩn mực đạo đức, văn hóa kinh doanh, gắn với bản sắc dân tộc, có trách nhiệm xã hội, có ý thức bảo vệ môi trường; thượng tôn pháp luật.

Thứ năm, nhóm nhiệm vụ giải pháp về tăng cường sự đoàn kết, hợp tác, liên kết giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức.

Lịch sử bảo vệ xây dựng và bảo vệ đất nước cho thấy, đoàn kết là yếu tố then chốt tạo nên thắng lợi của đất nước trong mỗi thời kỳ. Do đó, đẩy mạnh đoàn kết, hợp tác, liên kết giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức sẽ góp phần củng cố, là nòng cốt trong khối đại đoàn kết dân tộc, qua đó đóng góp thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước.

Với các nhóm nhiệm vụ, giải pháp này, Chính phủ giao các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã được giao tại Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới; Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới và Nghị quyết số 43-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung nhằm triển khai hiệu quả các mô hình sản xuất theo chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị dựa trên sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của Việt Nam.

Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa doanh nhân, doanh nghiệp với các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, các trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học để đẩy nhanh quá trình tiếp cận khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, sản xuất thử nghiệm, cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất lao động, phát triển nhanh và bền vững.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan đẩy mạnh triển khai hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung vào các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước để liên kết, tham gia sâu và làm chủ nhiều công đoạn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn trở thành nhà cung ứng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

g

Các đại biểu dự hội nghị

Thứ sáu, nhóm nhiệm vụ giải pháp về phát huy vai trò của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, các tổ chức đại diện đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp.

Chương trình hành động của Chính phủ giao nhiệm vụ Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức đại diện cho doanh nhân, doanh nghiệp; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, trình Chính phủ trong năm 2024.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và các tổ chức đại diện doanh nghiệp, doanh nhân tiếp tục phát huy vai trò đại diện, cầu nối giữa cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước; tổng hợp khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp hội viên để phản ánh tới các cơ quan có chức năng xử lý, giải quyết theo thẩm quyền; phát huy phản biện xã hội trong xây dựng chính sách.

Huy động, khuyến khích các doanh nhân thành đạt tham gia các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, truyền cảm hứng, đào tạo các thế hệ doanh nhân trẻ để nhân rộng các mô hình, tấm gương điển hình trong sản xuất - kinh doanh. Tổ chức các sự kiện, tuần lễ doanh nghiệp nhằm tôn vinh, động viên và lan tỏa tinh thần doanh nhân tới cộng đồng; định kỳ tổ chức, công bố và vinh danh các doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh, đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế và an sinh xã hội của địa phương, quốc gia.

Thứ bảy, nhóm nhiệm vụ giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân.

Chính phủ giao Bộ Nội vụ tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 98/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc thành lập tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; đề xuất các cơ chế, chính sách đổi mới hình thức phát triển đảng viên, xây dựng tổ chức Đảng trong doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu mới . Rà soát, nghiên cứu đề xuất các quy định nhằm củng cố, xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn thanh niên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Các bộ, ngành, địa phương quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nhân, doanh nghiệp tham gia các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội.

Cũng tại Hội nghị, đồng chí Phạm Tấn Công - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã trình bày về những nội dung cơ bản trong Chương trình hành động của Đảng đoàn VCCI thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về “xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới”.

fd

Đồng chí Phạm Tấn Công - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) 

Theo Chủ tịch VCCI, chương trình hành động đã đưa ra mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để VCCI phấn đấu thực hiện, góp phần thực hiện mục tiêu mà Nghị quyết 41-NQ/TW đã đề ra. Mục tiêu tổng quát và tầm nhìn đến năm 2045 cơ bản bám theo Nghị quyết 41 đã đề ra, riêng mục tiêu đến năm 2030 được cụ thể với một số điểm đáng lưu ý sau:

Thứ nhất là, xây dựng và triển khai các quy ước, quy tắc về ứng xử và đạo đức kinh doanh, hình thành hệ giá trị và các chuẩn mực về đạo đức, văn hóa kinh doanh Việt Nam. Đây là mục tiêu và yêu cầu rất mới, nhưng cũng rất cấp bách trong thời kỳ mới, khi nước ta đang hướng tới mục tiêu tới năm 2045 trở thành quốc gia phát triển.

Thứ hai là, hình thành đội ngũ doanh nhân đầu ngành, lãnh đạo các doanh nghiệp lớn, hàng đầu quốc gia, có năng lực kinh doanh ngang tầm quốc tế, tiêu biểu về đạo đức, văn hóa kinh doanh. Có khoảng 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới, khoảng 05 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Thứ ba là, hỗ trợ nâng cao năng lực kinh doanh cho 200.000 lượt doanh nhân, doanh nghiệp, tập trung vào doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nhân nữ, doanh nhân khởi nghiệp, doanh nhân trẻ.

Thứ tư là, Hỗ trợ hội nhập, kết nối và xúc tiến hợp tác quốc tế cho 30.000 lượt doanh nhân, doanh nghiệp.

Thứ năm là, xây dựng, triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp, góp phần thực hiện Chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân. Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng ít nhất 500 lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp lớn và 5.000 doanh nhân lãnh đạo kế cận.

Thứ sáu là, tiếp tục triển khai Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) hàng năm, góp phần xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến.

Thứ bảy là, vận động, thu hút 5.000 doanh nghiệp áp dụng Bộ chỉ số Doanh nghiệp bền vững (CSI).

Về nhiệm vụ, giải pháp: căn cứ vào 7 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu của Nghị quyết số 41, chương trình hành động của Chính phủ, các chức năng, nhiệm vụ của VCCI, Đảng đoàn VCCI đã đề ra 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp và cũng xác định những cơ quan, đơn vị nào sẽ phụ trách triển khai các nhiệm vụ này, cụ thể:

Về nhóm nhiệm vụ thứ nhất, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện các mục tiêu phát triển của đất nước, bao gồm 6 nhiệm vụ trọng tâm.

Một là, các cấp ủy, đơn vị, đoàn thể quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết 41-NQ/TW; lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các đơn vị, cán bộ, đảng viên, nhân viên tạo sự thống nhất cao trong toàn hệ thống về vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ doanh nhân trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước.

Hai là, xây dựng chuyên trang, chuyên mục riêng trên Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp và các phương tiện truyền thông VCCI để tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của đội ngũ doanh nhân về vai trò, sứ mệnh trong việc kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Ba là, đưa nội dung liên quan đến Nghị quyết 41-NQ/TW, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào nội dung chương trình hội nghị gặp gỡ doanh nhân, doanh nghiệp hội viên, hiệp hội doanh nghiệp toàn quốc, vùng và địa phương.

Bốn là, tiếp tục tổ chức hoạt động tôn vinh, biểu dương các tấm gương doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đạo đức doanh nhân thông qua các chương trình trao tặng danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, Nữ Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu - Cúp Bông Hồng vàng, công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam và các chương trình khác.

Năm là, đẩy mạnh truyền thông khích lệ tinh thần kinh doanh, khởi nghiệp trong xã hội và xây dựng, lan toả đạo đức doanh nhân, văn hoá kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp thông qua lan toả những bài học, những gương doanh nhân, đặc biệt là các doanh nhân đã được trao tặng Danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu”, “Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu”.

Sáu là, đẩy mạnh xây dựng môi trường truyền thông, báo chí thúc đẩy phát triển doanh nhân, doanh nghiệp thông qua triển khai Chương trình phối hợp công tác giữa VCCI và Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin, tuyên truyền của báo chí về kinh tế, doanh nhân, doanh nghiệp, đảm bảo tính chuyên nghiệp, khách quan, trung thực, công bằng, động viên tinh thần kinh doanh.

Về nhóm nhiệm vụ thứ hai, chủ động, tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật và tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến, bao gồm 13 nhiệm vụ chính, được chia làm 2 nhóm nhỏ:

Về chủ động, tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật, chương trình đưa ra 8 nhiệm vụ chính gồm:

Một là, nâng cao chất lượng hoạt động góp ý xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật, góp phần bảo đảm khuôn khổ pháp luật ổn định, đồng bộ, thống nhất, minh bạch, bình đẳng. Tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến cho các dự thảo chính sách, pháp luật cũng như phản ánh các vướng mắc, bất cập nảy sinh trong quá trình thực thi chính sách, pháp luật.

Hai là, tiếp tục tổ chức các hội nghị đối thoại chính sách giữa Chính phủ, các bộ ngành và chính quyền địa phương với đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại Việt Nam để góp phần giải quyết các khó khăn vướng mắc liên quan đến hoạt động kinh doanh cũng như đóng góp các sáng kiến thúc đẩy phát triển kinh tế của quốc gia, ngành và địa phương. Trong thời gian qua, VCCI đã phối hợp với Bộ Tài Chính, Bộ Xây Dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương,… để tổ chức thành công hội nghị đối thoại chính sách giúp giải quyết nhiều vướng mắc của doanh nghiệp.

Ba là, triển khai nghiên cứu xây dựng báo cáo về tình hình đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp, định kỳ báo cáo với lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Bốn là, thường xuyên tổng hợp các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp chuyển tới các cơ quan quản lý nhà nước để xử lý, giải quyết; định kỳ hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện và đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, theo dõi và công khai trên Cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp.

Năm là, đẩy mạnh thực hiện các nghiên cứu rà soát các chính sách pháp luật liên quan tới doanh nghiệp để làm cơ sở xây dựng các kiến nghị chính sách gửi tới cơ quan hữu quan, điển hình như Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam, Báo cáo rà soát quy định pháp luật,…

fd

Hỗ trợ nâng cao năng lực kinh doanh cho 200.000 lượt doanh nhân, doanh nghiệp, tập trung vào doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nhân nữ, doanh nhân khởi nghiệp, doanh nhân trẻ.

Sáu là, đẩy mạnh hoạt động truyền thông chính sách thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, năng lực giúp các doanh nghiệp, doanh nhân hiểu đúng, chính xác và kịp thời các cơ chế, chính sách của Nhà nước ban hành.

Bảy là, tiếp tục khuyến khích, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân tham gia đóng góp ý kiến và tham vấn quá trình xây dựng, phản biện chính sách và quá trình đàm phán cũng như đề xuất hoặc kiến nghị các bất cập trong quá trình thực thi các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các FTA thế hệ mới.

Tám là, tổ chức khảo sát, đánh giá việc thực thi các chính sách quan trọng liên quan đến doanh nhân, doanh nghiệp để có cơ sở kiến nghị, đề xuất hoàn thiện các chính sách và quy trình triển khai thực hiện chính sách.

Về tham gia tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến, chương trình đưa ra 5 nhiệm vụ chính gồm:

Thứ nhất, tiếp tục triển khai nghiên cứu, xây dựng báo cáo về môi trường kinh doanh Việt Nam, nhất là môi trường kinh doanh cấp tỉnh thông qua khảo sát doanh nghiệp và xây dựng, công bố chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) định kỳ hàng năm.

Thứ hai, đẩy mạnh triển khai nghiên cứu, xây dựng và công bố và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) nhằm thúc đẩy bảo vệ môi trường và thúc đẩy đầu tư xanh, thực hành xanh của doanh nghiệp tại địa phương, qua đó, khuyến nghị các địa phương thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, góp phần thực hiện chiến lược phát triển bền vững quốc gia.

Thứ ba, tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện các chương trình đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về cải cách thủ tục hành chính cấp bộ, ngành và địa phương (thủ tục hành chính xuất nhập khẩu, thủ tục hành chính thuế,…).

Thứ tư, tổ chức các hội nghị, hội thảo cấp vùng và cấp tỉnh về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao chất lượng quản trị môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Thứ năm, xây dựng bộ chỉ số để khảo sát đánh giá môi trường truyền thông báo chí thúc đẩy phát triển doanh nhân, doanh nghiệp và đẩy mạnh các hoạt động tăng cường quan hệ hợp tác, đồng hành giữa báo chí và doanh nhân, doanh nghiệp nhằm xây dựng môi trường truyền thông báo chí, môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, thông qua triển khai Chương trình phối hợp công tác đã ký kết giữa Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, VCCI và Hội Nhà báo Việt Nam.

Về nhóm nhiệm vụ thứ ba, phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mớiChương trình đưa ra 18 nhiệm vụ cụ thể, trong đó có 14 nhiệm vụ đề cập đến các nội dung hỗ trợ và 4 nhiệm vụ theo đối tượng hỗ trợ.

Về nhóm nhiệm vụ thứ tư, xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đây là nhiệm vụ và yêu cầu rất mới, nhưng cũng rất cấp bách trong thời kỳ mới, khi nước ta đang hướng tới mục tiêu tới năm 2045 trở thành quốc gia phát triển.

Một là, nghiên cứu xây dựng hệ giá trị văn hoá kinh doanh Việt Nam. Tham gia nghiên cứu, xây dựng Đề án chuẩn mực đạo đức, văn hóa kinh doanh gắn với bản sắc dân tộc và tiếp cận được tinh hoa văn hóa kinh doanh thế giới.

Hai là, xây dựng và thúc đẩy thực hiện các quy ước, chuẩn mực chung về đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân, doanh nghiệp. Năm 2022, VCCI đã ban hành 6 quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam, là bước đi quan trọng trong thống nhất các giá trị và chuẩn mực cơ bản của doanh nhân Việt Nam. Giai đoạn tới VCCI sẽ triển khai các hoạt động, các chương trình thúc đẩy nâng cao nhận thức, thực hành và lan toả đạo đức doanh nhân, xây dựng giá trị văn hóa kinh doanh Việt Nam.

fd

Nghị quyết số 41-NQ/TW được Bộ Chính trị khóa XIII ban hành đã tạo thêm động lực, niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân Việt Nam phát triển và cống hiến. Điểm cầu VCCI Hà Nội.

Ba là, phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề xây dựng hệ giá trị văn hoá kinh doanh của các ngành nghề kinh doanh và của các địa phương.

Bốn là, chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp định kỳ tổ chức, công bố và vinh danh các doanh nhân Việt Nam tiêu biểu về đạo đức, văn hóa kinh doanh, đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế và an sinh xã hội của địa phương, của quốc gia.

Năm là, xây dựng các ấn phẩm để tôn vinh, lan tỏa các tấm gương Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, Nữ doanh nhân Việt Nam tiểu biểu, khơi dậy khát vọng cống hiến phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Sáu là, phối hợp với các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền các tấm gương doanh nhân, doanh nghiệp điển hình trong thực hiện chuẩn mực đạo đức, văn hóa kinh doanh, trách nhiệm xã hội.

Bảy là, phối hợp với Bộ Ngoại giao đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao kinh tế và quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa và sản phẩm hàng hóa chất lượng của Việt Nam ra thế giới. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giá trị văn hóa Việt Nam, văn hóa kinh doanh Việt Nam trong cộng đồng doanh nghiệp quốc tế.

Về nhóm nhiệm vụ thứ năm, tăng cường đoàn kết, hợp tác, liên kết giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng

Chương trình hành động đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, trong đó có 3 nhóm nhiệm vụ đề cấp đến việc phát huy vai trò là tổ chức đại diện quốc gia của doanh nhân, doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp của VCCI để phối hợp với các tổ chức đại diện của người lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), của nông dân (Hội Nông dân Việt Nam), đội ngũ trí thức (Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) trong thúc đẩy liên kết giữa các giai tầng này dưới sự lãnh đạo của Đảng. 

Bên cạnh đó, chương trình cũng chú trọng vào tăng cường thúc đẩy liên giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp lớn theo ngành, cụm sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị; giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài nước; liên kết vùng và hợp tác với chính quyền địa phương, hình thành và phát huy vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp vùng trong việc thúc đẩy liên kết doanh nghiệp giữa các vùng, địa phương.

Về nhóm nhiệm vụ thứ sáu, nâng cao vai trò của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức đại diện đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp

Tiếp tục nâng cao vai trò của VCCI là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp, thực hiện tốt nhiệm vụ là cầu nối giữa đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp với Đảng, Nhà nước; tham gia xây dựng, phản biện và giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách, pháp luật liên quan.

Đẩy mạnh vai trò của VCCI và các hiệp hội doanh nghiệp trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam trong các quan hệ trong nước và quốc tế; định kỳ tổ chức hội nghị toàn quốc các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam; định kỳ tổ chức tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cho các hiệp hội doanh nghiệp.

Tiếp tục phát huy vai trò đại diện người sử dụng lao động để thực hiện chức năng tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, cơ chế và chính sách lao động liên quan đến xây dựng quan hệ lao động trong doanh nghiệp, điều chỉnh mức lương tối thiểu, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Tham gia quá trình tham vấn với các đoàn đàm phán về kinh tế, thương mại; tham gia với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình đàm phán, ký kết, gia nhập, phê chuẩn, thực thi các điều ước quốc tế có liên quan tới kinh tế, thương mại, lao động; đại diện cho tiếng nói của doanh nghiệp Việt Nam tham gia các Diễn đàn, ủy bản, hội đồng, các tổ chức quốc tế tạo dựng môi trường kinh doanh ổn định trong khu vực, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam.

Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của VCCI.

Về nhóm nhiệm vụ thứ bảy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân

Đảng đoàn phối hợp cùng Đảng uỷ VCCI lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với việc xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng tại các cấp ủy thuộc, trực thuộc, đặc biệt là trong lãnh đạo thực hiện chủ trương, chính sách phát triển đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới.

Nghiên cứu, xây dựng cơ chế phối hợp giữa VCCI với các cơ quan của Đảng, Nhà nước và đoàn thể nhằm nâng cao hiệu quả, phát huy vai trò của VCCI trong thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 18/3/2019 của Ban Bí thư về tăng cường xây dựng tổ chức đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân.

Về nhóm nhiệm vụ thứ tám, chủ động, tích cực tham gia quá trình thực hiện và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của các ban cán sự đảng, đảng đoàn, các tỉnh ủy, thành ủy.

Đảng đoàn VCCI chủ động phối hợp với ban cán sự đảng, đảng đoàn, các tỉnh ủy, thành ủy tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW theo chức năng, nhiệm vụ được giao; là một đầu mối tổng hợp, phản ảnh các đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mới phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW.

Đảng đoàn VCCI phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Ban Kinh tế Trung ương và các cơ quan liên quan trong theo dõi, đôn đốc, giám sát, kiểm tra, đồng thời định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết quả thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW.

Ban Thường trực VCCI phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, đôn đốc, đánh giá sơ kết, tổng kết tình hình triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tâm huyết, tình cảm và sự quan tâm đặc biệt cho giới doanh nhân Việt Nam. Ngay sau khi thành lập nước, ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giới công thương Việt Nam. Bức thư này của Bác có thể coi như là văn kiện đầu tiên của Đảng và Nhà nước ta đối với doanh nghiệp, doanh nhân. Thấm nhuần những lời dạy của Bác, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Đặc biệt, chúng ta đang quán triệt Nghị quyết 41-NQ/TW về xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân thời kỳ mới.

fd

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương

Cùng với chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ có Chương trình hành động cụ thể và lấy ngày 13/10 hằng năm là Ngày Doanh nhân Việt Nam để tôn vinh đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Đây là sự quan tâm thường xuyên, đặc biệt, đặt ra yêu cầu cao với đội ngũ doanh nhân.

Tại hội nghị đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh thêm một số vấn đề. Trước hết, các cấp, các ngành, các địa phương cần đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới theo tinh thần của Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị. Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW bên cạnh nhiều kết quả tích cực đã đạt được, còn nhiều mặt cần nỗ lực phấn đấu hơn nữa, nhất là sự quan tâm của hệ thống chính trị từ cấp uỷ, chính quyền, trong nhận thức, lãnh đạo, chỉ đạo, tạo môi trường lành mạnh cho hoạt động phát triển kinh tế.

Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, doanh nghiệp của Việt Nam còn khó khăn trong bối cảnh đất nước còn nghèo. Đến hôm nay, quy mô nền kinh tế của chúng ta nằm trong top 40 quốc gia trên thế giới. Đây là điều tự hào, với nỗ lực phấn đấu và vị thế, sức mạnh kinh tế được các nước trân trọng.

Thời gian qua, đội ngũ doanh nhân không chỉ tăng nhanh về số lượng mà trình độ, năng lực quản lý và trách nhiệm xã hội cũng ngày càng được nâng cao, nhất là gần đây khi đất nước và thế giới đối mặt với dịch bệnh COVID-19 cùng nhiều an ninh phi truyền thống tác động, gây khó khăn cho đời sống của nhân dân. Đội ngũ doanh nhân đã và đang tích cực tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chương trình vì cộng đồng, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh. Đặc biệt, khi đại dịch COVID-19, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp đã thể hiện rõ nét tình cảm dân tộc, tinh thần yêu nước, đồng hành, chia sẻ, đóng góp các nguồn lực quý báu cho cuộc chiến chống dịch, gồng mình duy trì sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động. Thời điểm đó, ngày nào, tuần nào, đồng chí Thủ tướng luôn nhắc đến vai trò của hệ thống chính trị, trong đó có sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, nhiều vai trò mới như nông nghiệp, nông thôn trở thành trụ đỡ của đất nước, của nhân dân. Điều đó cho thấy hững cống hiến của đội ngũ doanh nhân trong bối cảnh đất nước khó khăn mãi mãi được Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta đánh giá cao. Nhân dân Việt Nam xứng đáng là con lạc cháu rồng, có ý chí tự lực tự cường, khát vọng cống hiến cho dân tộc, chăm lo người lao động, có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, chúng ta hết sức nghiêm túc, thẳng thắn để nhìn nhận rằng, với Việt Nam phần lớn doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, năng lực kinh doanh, kỹ năng quản trị còn hạn chế. Sự phát triển đội ngũ doanh nhân chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới; đặc biệt đạo đức, văn hoá kinh doanh, ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm xã hội, tinh thần dân tộc của một bộ phận doanh nhân chưa cao, thậm chí còn vi phạm pháp luật.

Trong hàng triệu doanh nhân Việt Nam và gần 1 triệu doanh nghiệp, vừa qua đã xảy ra một số vi phạm, chúng ta không phải bi quan nhưng không quá chủ quan, đánh giá thực chất, thực trạng doanh nghiệp để có niềm tin, quyết tâm vững cấu, nỗ lực đi lên, hạn chế và kiên quyết khắc phục thiếu sót. Tình trạng doanh nghiệp, doanh nhân câu kết với cán bộ các cấp, nhất là cán bộ có chức, có quyền thực hiện các hành vi tham nhũng, tiêu cực, chiếm đoạt, gây thất thoát, lãng phí ngân sách, tài sản, nguồn lực của Nhà nước và Nhân dân, thậm chí tạo ra môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh vẫn còn diễn ra phức tạp.

Những nội dung này đều có báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra TW, Ban Nội chính TW và các địa phương, tuy không phải là tất cả nhưng nhiều vụ án, có cán bộ ở Trung ương, địa phương vi phạm khuyết điểm đều có vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Đây là điều nhức nhối, đau xót nhưng cũng phải kiên quyết khắc phục.

Nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, kéo dài xảy ra trong những lĩnh vực chuyên môn sâu, khép kín, có tính hệ thống, có tổ chức cả trong khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước gây thiệt hại lớn về tài sản, ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế khiến dư luận Nhân dân bức xúc. Có thể kể đến một số vụ án xảy ra tại các tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, công ty Việt Á, công ty AIC, ngân hàng SCB, tập đoàn Phúc Sơn, tập đoàn Thuận An…

Trước bối cảnh nước ta hiện nay vẫn là quốc gia đang phát triển, thu nhập trung bình thấp. Đại hội XIII của Đảng đã đề ra tầm nhìn và mục tiêu đến năm 2045 phấn đấu trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao. Chúng ta chỉ còn 21 năm cho thực hiện mục tiêu và khát vọng này. Trong khi đó, bối cảnh thế giới đang chuyển biến nhanh, phức tạp, khó lường, nhiều vấn đề phát sinh chưa có tiền lệ. Những thay đổi về địa chính trị, kinh tế, thương mại, cạnh tranh giữa các nước lớn, hội nhập, đứt gãy chuỗi cung ứng… cùng với xu thế tất yếu của kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhất là chuyển đổi số đang đặt ra những thách thức mới, đòi hỏi các doanh nhân, doanh nghiệp và mỗi quốc gia phải không ngừng đổi mới để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức phát triển nhanh và bền vững. Từ đó đặt ra yêu cầu cấp bách phải xây dựng và phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Vì vậy, sau hội nghị này đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương cần tiếp tục thường xuyên tổ chức nghiên cứu, học tập để nắm vững, hiểu sâu sắc các nội dung cốt lõi để thực sự đổi mới tư duy, thống nhất trong nhận thức về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới theo tinh thần Nghị quyết 41 - NQ/TW của Bộ Chính trị, chú trọng tuyên truyền, vận động để mỗi cán bộ, đảng viên, người dân tham gia thực hiện Nghị quyết. Đặc biệt, giúp doanh nhân Việt Nam nhận thức sâu sắc, đầy đủ về vai trò, sứ mệnh của mình trong phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; xây dựng đạo đức, văn hoá kinh doanh; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nêu cao trách nhiệm xã hội của giới doanh nhân Việt Nam, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong đội ngũ doanh nhân hướng đến thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra. Đây là vấn đề chúng ta cần quan tâm.

Hai là, trên cơ sở những nhận định, đánh giá khái quát của Bộ Chính trị về tình hình phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong những năm qua, nhất là về những mặt còn hạn chế, tồn tại, yêu cầu từng ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương cần nhìn ra đúng nguyên nhân và trách nhiệm, để khắc phục các hạn chế, tồn tại, bảo đảm triển khai đồng bộ, quyết liệt và có hiệu quả Nghị quyết 41-NQ/TW trong thời gian tới. Trong Nghị quyết nêu 7 vấn đề còn thiếu sót, có vấn đề thuộc quản lý vĩ mô, có vấn đề thuộc nội dung cụ thể: Thứ nhất, quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta khẳng định đây là thành tựu mang tính đột phá, nổi bật, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là quá trình hoàn thiện thể chế phải làm rõ hơn. Thứ hai, hệ thống chính sách pháp luật. Trong các chương trình của Chính phủ và VCCI đã nêu nhưng cần hành động cụ thể bằng pháp luật. Thứ ba, xoay quanh quy định trong các luật có hiệu lực nhưng hướng dẫn thi hành. Thứ tư, hệ thống chính sách, pháp luật về thuế và quản lý thuế cần rõ ràng hơn. Thứ năm, chưa có chính sách đột phá để khuyến khích, tạo động lực, khơi thông và có nguồn lực mạnh mẽ hơn để doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Thứ sáu, một số nội dung liên quan tới cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm tạo môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân được xây dựng và hoàn thiện còn chậm. Thứ bảy, việc xử lý vấn đề chồng chéo giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra gây khó khăn cho doanh nghiệp, doanh nhân.

Trong thời gian tới đồng chí đề nghị các cơ quan Nhà nước cần khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém nêu trên; bám sát chủ trương, đường lối, định hướng nêu Nghị quyết 41 và các nghị quyết, kết luận của Đảng liên quan đến doanh nghiệp, doanh nhân sớm thể chế hóa, cụ thể hóa đồng bộ thành các cơ chế, chính sách, pháp luật hướng đến người dân, sự hài lòng của Nhân dân và doanh nghiệp.

Ba là, cần quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc 3 nhóm quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam nêu tại Nghị quyết 41. Trong đó, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, đặc biệt, kiên trì, kiên quyết hướng đến tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng để doanh nghiệp phát triển và cống hiến, hội nhập cạnh tranh nâng cao uy tín, vị thế trên trường quốc tế. Xác định rõ hơn nữa vai trò của doanh nhân, trong Nghị quyết đã đề cập muốn phồn vinh, hạnh phúc, trở thành nước thu nhập phát triển cao, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá – sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước nhưng cần lực lượng dẫn dắt. Đó là đội ngũ trí thức, đội ngũ công nhân, đội ngũ doanh nhân, đội ngũ nông dân, trong đó đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ hội nhập hết sức quan trọng. Cần tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế chính sách.

Bốn là, trên cơ sở mục tiêu tổng quát, mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045 nêu tại Nghị quyết 41, các bộ, ngành liên quan, các địa phương cần cụ thể hóa thành mục tiêu gắn với từng ngành, lĩnh vực, địa phương; chuẩn bị thật tốt các điều kiện nguồn lực với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết.

Năm là, trên cơ sở 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nêu trong Nghị quyết đề nghị các Ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, các ban Đảng Trung ương cần sớm cụ thể hóa thành các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, địa phương để tổ chức thực hiện tốt.

fd

Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Đối với nhiệm vụ thứ nhất, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước, tôi đề nghị các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là ngành tuyên giáo, hệ thống các cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, Nhân dân, tạo sự thống nhất cao trong Đảng và xã hội về vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ doanh nhân trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước.

Xây dựng các kế hoạch, chương trình, chuyên mục, chuyên đề để tuyên truyền, vận động đội ngũ doanh nhân nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về vai trò, sứ mệnh trong tình hình mới. Đặc biệt, động viên, khuyến khích, tôn vinh, biểu dương các tấm gương doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu. Thủ tướng Chính phủ đã đề cập đến việc chúng ta cần làm tốt hơn nữa truyền thông chính sách. Các cơ quan báo chí đã làm tốt nhưng cần làm tốt hơn định hướng, chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng với kinh tế xã hội nói chung và doanh nghiệp, doanh nhân nói riêng. Phản ánh thực tiễn xã hội, tuyên truyền các việc hay của đội ngũ doanh nhân, hướng tới sự lành mạnh thân thiện, chuyển biến sâu sắc. 

Đấu tranh phòng chống tiêu cực hết sức kiên quyết nhưng khách quan, chân thật, công tâm vì lợi ích quốc gia, dân tộc, tạo môi trường lành mạnh để nền kinh tế phát triển; kiên quyết kiểm soát quyền lực ở các cơ quan thực thi pháp luật, kể cả các cơ quan truyền thông thật tốt. Ngay đội ngũ làm công tác truyền thông có đạo đức nghề nghiệp, anh em làm tốt được tôn vinh sẽ rất phấn khởi nhưng tuyên truyền không khách quan, không đúng sự thật sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, có khi gây thiệt hại cho doanh nghiệp hay niềm tin của Nhân dân. 

Đối với nhiệm vụ thứ tư, xây dựng đạo đức, văn hoá kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đây là nhiệm vụ gắn liền và là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, trọng tâm, lâu dài với đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Đại hội XIII chúng ta tập trung vào xây dựng văn hoá con người, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đại đoàn kết, sức mạnh văn hoá con người Việt Nam thì doanh nhân Việt Nam phải là một trong những lực lượng tiêu biểu trong phẩm chất, nét đẹp văn hoá con người Việt Nam.

Đội ngũ doanh nhân Việt Nam không nên làm và không được làm các hành vi vi phạm đạo đức văn hoá kinh doanh, không sản xuất kinh doanh trái với quy định pháp luật, không tiếp tay cấu kết với cán bộ suy thoái, tiêu cực, không vì lợi ích của cá nhân, doanh nghiệp mà gây thiệt hại cho Nhà nước và cộng đồng, không thờ ơ bàng quan với các hoạt động xã hội, trợ giúp xã hội, hỗ trợ cộng đồng, không làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đất nước, con người, văn hoá Việt Nam khi hội nhập quốc tế, hướng đến văn hoá con người Việt Nam mà Tổng Bí thư và trong chuẩn mực văn hoá đã xác định là hướng đến cái đẹp, chân thiện mỹ, chân thành trong các mối quan hệ xã hội cũng như hoạt động kinh doanh.

Về nhiệm vụ thứ năm “Tăng cường đoàn kết, hợp tác, liên kết giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Các đảng ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn cần quan tâm xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể để thúc đẩy hợp tác, liên kết, phối hợp hoạt động trong đội ngũ doanh nhân; giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ, thực chất giữa doanh nghiệp và người lao động; tổ chức công đoàn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, phát huy vai trò cầu nối giữa người lao động với doanh nhân, doanh nghiệp; thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa doanh nhân, doanh nghiệp với nông dân theo hướng xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị; liên kết, hợp tác giữa doanh nhân, doanh nghiệp với đội ngũ trí thức, nhất là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, các trung tâm, viện nghiên cứu, các trường đại học… tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu; chú trọng liên kết, hợp tác theo ngành, cụm sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị. Những vấn đề này Nghị quyết về Khoa học công nghệ, về công nghiệp hoá hiện đại hoá, đặc biệt gần đây Nghị quyết về xây dựng đội ngũ trí thức đề cập rất rõ giữa đội ngũ trí thức và công tác nghiên cứu, giữa các viện, các trường đại học đối với ứng dụng trong hoạt động thực tiễn của đội ngũ doanh nhân. Điều này chúng ta làm tốt vừa phát huy vai trò doanh nhân vừa phát huy vai trò của đội ngũ trí thức vừa đạt được yêu cầu của tính độc lập, tự chủ trong nền kinh tế, làm tăng thêm sức mạnh của chúng ta.

Để tổ chức, triển khai và thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết tới toàn thể cán bộ, đảng viên; thực hiện đồng bộ các biện pháp để phổ biến, tuyên truyền nội dung của Nghị quyết đến đông đảo quần chúng nhân dân nhằm phát huy vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, tổ chức đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của xã hội; đặc biệt là nỗ lực của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp trong tình hình mới.

"Tôi tin tưởng rằng, sau Hội nghị ngày hôm nay với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị và đồng lòng của người dân, của cộng đồng doanh nghiệp, Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới sẽ sớm đi vào cuộc sống. Qua đó góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công những nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra" - đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1717272167 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1717272167 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10