Đằng sau cuộc “đại phẫu” của Panasonic?

NGUYỄN CHUẨN 22/11/2020 05:00

Tập đoàn điện tử hàng đầu Nhật Bản một lần nữa cấu trúc lại đế chế điện tử trị giá 26 tỷ USD, trải dài từ máy fax sang pin xe điện. Điều gì khiến họ phải mạnh tay trong thời điểm này?

Gần một thập kỷ trước, chính xác là năm 2012, Panasonic đã cố gắng giải quyết bài toán về “sự phân tán của công nghệ”. Một cuộc tái tổ chức mạnh mẽ dưới thời của CEO Kazuhiro Tsuga, cắt giảm chi phí, loại bỏ các bộ phận “ăn không ngồi rồi” như TV plasma và thu gọn số lượng lớn đơn vị kinh doanh.

Panasonic đang tái cấu trúc lại bộ máy cồng kềnh của mình để có thể phát triển trong thời kỳ mới.

Panasonic đang tái cấu trúc lại bộ máy cồng kềnh của mình để có thể phát triển trong thời kỳ mới.

Ngày đó, dàn lãnh đạo Panasonic đã không nhìn thẳng vào sự thật và dám nhận thất bại. Các kỹ sư trong mảng kinh doanh TV của Panasonic vẫn “cố thủ” với quan điểm rằng sản phẩm họ mạnh hơn đối thủ và rằng TV công nghệ Plasma cho hình ảnh hiển thị chất lượng cao hơn màn hình LCD, họ cho rằng plasma là công nghệ màn hình TV “vô địch”.

Những năm trước, khi nói về Panasonic, có lẽ người ta sẽ hình dung về những chiếc TV. Sau tất cả, chính TV đã khiến Panasonic trở thành thương hiệu quen thuộc của mỗi hộ gia đình từ Singapore đến Mỹ, đưa công ty của Nhật này trở thành một trong những thế lực trong ngành điện tử tiêu dùng trên toàn cầu.

Thế nhưng khi Kazuhiro Tsuga đến, ông nhận ra mức độ hiện diện trên thị trường của sản phẩm TV của Panasonic ngày càng yếu, bị các sản phẩm của những công ty Hàn Quốc như Samsung và LG vượt mặt. Tệ hơn nữa là Panasonic đã tự đánh mất mình trong các chiến lược sản phẩm sai lầm.

Khi đó, Kazuhiro Tsuga đã làm một điều chưa từng thấy, cắt giảm toàn bộ các mảng kinh doanh thua lỗ, tập trung sản xuất mặt hàng chiến lược, tinh tuyển nhân viên trong bộ máy cồng kềnh,và dẹp bỏ những thứ không cần thiết cho sự phát triển. Chính nhờ sự mạnh tay của Tsuga đã khiến Panasonic có được cuộc “hồi sinh thần kỳ” sau khoảng thời gian nằm bên bờ vực của sự phá sản.

Dưới sự lãnh đạo 8 năm của Tsuga, Panasonic đã chuyển trọng tâm từ hàng điện tử tiêu dùng có tỷ suất lợi nhuận thấp sang pin, máy móc nhà máy và linh kiện. Quan hệ đối tác của Panasonic với Tesla bao gồm khoản đặt cược 1,6 tỷ USD vào liên doanh pin ở Nevada, được ký kết vào năm 2014.

Tuy nhiên, thời điểm này, áp lực về giá đối với mảng kinh doanh pin hợp tác với Tesla đang gia tăng khi công ty của Mỹ đã vạch ra kế hoạch giảm một nửa giá thành pin EV và đưa thêm sản xuất linh kiện ô tô quan trọng ở trong nước.

Vào đầu tháng 4 vừa qua, Panasonic đã bổ nhiệm người đứng đầu bộ phận kinh doanh ô tô - Yuki Kusumi làm CEO, thay thế Kazuhiro Tsuga, kiến trúc sư của quan hệ đối tác với Tesla.

Đứng trước áp lực kinh doanh thời điểm tới, kế hoạch mới nhất của Panasonic còn đưa mọi thứ đi xa hơn nữa. Sự sắp xếp công ty mẹ mới có một sơ đồ tổ chức sửa đổi với tám nhóm riêng biệt. Mặc dù nó được thiết kế để tăng tốc độ ra quyết định, nhưng điều đó vẫn khiến Yuki Kusumi phải vật lộn với quá nhiều thứ.

Họ cắt giảm toàn bộ nhà máy sản xuất đồ gia dụng tại Thái Lan và chuyển về Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Việt Nam.

Họ cắt giảm toàn bộ nhà máy sản xuất đồ gia dụng tại Thái Lan và chuyển về Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Việt Nam.

Về cơ bản, các thiết lập cổ điển rườm rà của Panasonic đã góp phần vào tỷ suất lợi nhuận ròng hàng năm chưa bao giờ vượt quá 4% kể từ thiên niên kỷ trước. 

Trong khi đó, một số tập đoàn khác của Nhật Bản đã làm tốt hơn rất nhiều. Đơn cử như Sony, họ thu được 7 xu cho mỗi 1 đô la doanh thu sau khi bắt tay vào thiết kế lại của riêng mình để giảm tải các thiết bị như máy tính cá nhân và tìm kiếm lợi nhuận định kỳ từ các gói đăng ký và dịch vụ.

CEO Kusumi đang cho thấy sự mạnh tay và táo bạo hơn cả người tiền nhiệm. Ông liên tiếp cắt giảm bộ phận thiết bị gia dụng của công ty có bề dày lịch sử và là bộ phận đóng góp doanh thu lớn nhất trong những năm gần đây, nhưng lợi nhuận hoạt động cũng giảm một phần ba vào năm ngoái.

Tại Thái Lan, Panasonic đã ngừng hoạt động các nhà máy sản xuất đồ gia dụng. Đến tháng 3/2021 sẽ đóng cửa toàn bộ nhà máy ở ngoại ô Bangkok. Trung tâm nghiên cứu - phát triển sản phẩm (R&D) của hãng cũng ngừng hoạt động, 800 công nhân viên sẽ chuyển sang làm việc khác trong tập đoàn.

Cùng với đó, Panasonic lên kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất đồ gia dụng sang Việt Nam, với mục tiêu cắt giảm chi phí, đồng thời tăng hiệu quả sản xuất. Theo đó, nhà máy sản xuất tủ lạnh và máy giặt Panasonic tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Đông Anh - Hà Nội) sẽ là cơ sở lớn nhất của hãng tại khu vực Đông Nam Á. Và hiện đang thừa công suất.

Theo Yuki Kusumi, sẽ là “khôn ngoan” nếu Panasonic tập trung hơn vào lĩnh vực kinh doanh ô tô. Quan hệ đối tác với Tesla và Toyota có thể được mở rộng và dẫn đến việc định giá cao hơn. 

Chỉ cần nhìn vào bằng chứng, nhà sản xuất pin CATL, cung cấp cho hai nhà sản xuất ô tô giống nhau, được định giá cao hơn 80 lần thu nhập dự kiến trong năm tới. 

Có thể nói, trên thế giới đã có quá nhiều bài học về các công ty gặp phải phá sản vì không quyết liệt tái cơ cấu trong giai đoạn khó khăn. Đó hẳn là động lực dồi dào để Kusumi sẵn sàng mạnh tay trong cuộc cải tổ Panasonic thời điểm này.

Có thể bạn quan tâm

  • Panasonic Việt Nam ra mắt bộ giải pháp sức khỏe toàn diện

    Panasonic Việt Nam ra mắt bộ giải pháp sức khỏe toàn diện

    19:55, 16/10/2020

  • Vì sao Panasonic “tháo chạy” khỏi liên doanh sản xuất pin mặt trời với Tesla?

    Vì sao Panasonic “tháo chạy” khỏi liên doanh sản xuất pin mặt trời với Tesla?

    17:00, 27/02/2020

  • Panasonic ra mắt giải pháp diệt khuẩn trên sản phẩm tủ lạnh và máy giặt

    Panasonic ra mắt giải pháp diệt khuẩn trên sản phẩm tủ lạnh và máy giặt

    16:29, 10/10/2019

  • Panasonic khai trương khu trưng bày Giải pháp không khí toàn diện tại Việt Nam

    Panasonic khai trương khu trưng bày Giải pháp không khí toàn diện tại Việt Nam

    23:55, 09/09/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đằng sau cuộc “đại phẫu” của Panasonic?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO