Đạo làm giàu của người Việt

Diendandoanhnghiep.vn Trong tính cách dân tộc Việt Nam, có sự ảnh hưởng từ nho giáo, đặc biệt rất trọng hai chữ “liêm, sỉ”. Với đạo đức xã hội luôn đề cao sự trung, tín.

Nói về đạo đức thì phải dựa trên nền tảng chung, đó là tính cách của một dân tộc. Trong tính cách dân tộc Việt Nam, không thể không nói đến sự ảnh hưởng từ nho giáo, mà nho giáo rất trọng hai chữ “liêm, sỉ”. Đạo đức xã hội thì đề cao sự trung, tín.

Nhà sử học Dương Trung Quốc

Nhà sử học Dương Trung Quốc.

Chúng ta hay nói đến tấm gương Lương Văn Can, mặc dù ông là một nhà nho, nhà giáo dục nhưng có tư tưởng cách tân. Ông nhìn thấy các nước giàu mạnh thì có suy nghĩ nước mình cũng phải làm theo.

Tôi đã đọc rất nhiều các hồi ức và trao đổi với các cụ thì được biết có một “luật bất thành văn”, đó là chia theo tỉ lệ người được hưởng lợi là 3/7. Người kinh doanh giữ lại 7 phần, còn 3 phần bắt buộc phải để lại cho xã hội, dưới hình thức từ thiện hay đóng góp công cộng. Điều này đã trở thành thói quen, nét đẹp từ xưa. Đó là đạo đức kinh doanh của người xưa. Họ luôn nhìn nhận, buôn bán sẽ có những cạm bẫy, nhiều nguy cơ đi trái với đạo lý. Và khi kinh doanh phát đạt thì phải nghĩ đến trách nhiệm xã hội, theo quan niệm lộc bất tận hưởng”. Do đó cần phải chia sẻ phần lãi của mình cho cộng đồng.

 “Đạo kinh doanh” chính là năng lực hướng các hoạt động kinh doanh vào mục đích phục vụ lợi ích con người bao gồm cả môi trường tiện nghi, môi trường văn hóa và môi trường sinh thái.

Kinh doanh có chữ tín sẽ được nhiều người tin cậy. Ngày xưa, gia đình tôi bán vải, lụa đưa từ trong miền trung ra để nhiều năm nhưng tiền bạc rất sòng phẳng. Một kỷ niệm khác, đó là sau khi giải phóng miền Nam, gia đình tôi có nhận được một lá thư mời họp của hãng nước mắm Liên Thành rất nổi tiếng tại Sài Gòn. Sau này mới biết, ông nội tôi là cổ đông của hãng.

Để có đạo dân đức thì không phải là một cái gì đó duy linh. Trước hết, nó có một giá trị hệ thống, giá trị xã hội, bên cạnh giá trị luật pháp. Vì bất kỳ một sự trục trặc nào trong giao thương thì luật pháp sẽ phân minh người đúng, người sai. Bên cạnh đó là dư luận xã hội, trong đó có dư luận cùng giới sẽ điều chỉnh để người kinh doanh không muốn vi phạm.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công truy tặng danh hiệubr class=

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công truy tặng danh hiệu “Nữ Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" cho cụ Hoàng Thị Minh Hồ và trao tặng Cúp Bông hồng Vàng cho đại diện gia đình cụ.

Ngày nay chúng ta đang thiếu chữ “Tín”. Chữ “Tín” cũng như lòng tin, trong thương mại chữ “Tín” để mang lại sự tin cậy lẫn nhau, hợp tác với nhau để cùng có lợi. Quan niệm win-win không phải ngày nay mới có, người xưa đã vận dụng với quan điểm cái gì có lợi thì cùng nhau làm, cho nên các mối quan hệ trong kinh doanh trước đây tương đối bền vững. “Kinh doanh nghĩa là dùng sản phẩm hay dịch vụ của mình như phương tiện để giải quyết những vấn đề của xã hội và làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn”.

Lên án người làm sai chứ không chỉ lên án kẻ khôn ngoan- ở đây hiểu theo nghĩa mưu lợi cho bản thân mà làm hại người khác. Do đó, chữ đạo hay văn hóa doanh nhân cũng chỉ là cách nói. Quan trọng nhất là phải tạo ra được một giá trị trong xã hội, để mỗi người tự mình không vi phạm. Nếu chờ luật pháp điều chỉnh thì chỉ là một mặt của vấn đề.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đạo làm giàu của người Việt tại chuyên mục Chất lượng sống của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714265091 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714265091 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10