Dập dịch COVID-19: Chủ động kịch bản và mọi tình huống!

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều chủ trương, chính sách ban hành kịp thời với mục tiêu chăm lo, bảo vệ sức khỏe và sinh mạng của người dân, duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi cung ứng...

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh trong Báo cáo thẩm tra về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021, ngày 22/7.

trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh những tháng đầu năm 2021, song nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp đã được ban hành kịp thời.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh những tháng đầu năm 2021, song nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp đã được ban hành kịp thời.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh những tháng đầu năm 2021, song nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp đã được ban hành kịp thời với mục tiêu hàng đầu là chăm lo, bảo vệ sức khỏe và sinh mạng của người dân; duy trì, ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi cung ứng; ổn định việc làm, hỗ trợ người dân, người lao động và các doanh nghiệp; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội.

Mục tiêu hàng đầu là bảo vệ sinh mạng người dân

Năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, NSNN đã hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do dịch bệnh và chi cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với tổng số tiền 168.800 tỷ đồng.

“Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, hướng tới triển khai chiến lược vaccine, tạo miễn dịch cộng đồng, Chính phủ đã thành lập Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19, triển khai chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho tất cả người dân. Nhân dân, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã đồng lòng, đồng hành và chia sẻ, đóng góp vào Quỹ”, ông Vũ Hồng Thanh nói.

Vẫn theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, GDP 6 tháng đầu năm ước đạt khoảng 5,64%, tuy thấp hơn mục tiêu đề ra, nhưng đây là mức tăng tích cực trong bối cảnh khó khăn. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát; công tác chuẩn bị nguồn hàng, bình ổn giá cả được triển khai hiệu quả, cơ bản tháo gỡ khó khăn về tiêu thụ nông sản.

Thu, chi NSNN đạt kết quả khả quan, tổng thu đạt 58,2% dự toán năm, tăng 16,3%; tổng chi đạt 41,2% dự toán năm, giảm 4,9%. Số thu nội địa 6 tháng đầu năm tăng 13,9%. Tiến độ các khoản thu quan trọng từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của 3 khu vực kinh tế (DNNN, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) trong những tháng đầu năm 2021 tăng cao hơn. Thu NSNN 6 tháng từ hoạt động xuất, nhập khẩu tăng 37,5% so với cùng kỳ.

Thị trường tiền tệ, ngoại hối, tỉ giá ổn định, tín dụng dần phục hồi, tăng 5,68% so với cuối năm 2020. Mặt bằng lãi suất cho vay giảm; thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng được bảo đảm. Thị trường chứng khoán tăng cao. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu có tốc độ tăng cao đạt 32,2%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục duy trì xu hướng tích cực; giải ngân vốn FDI ước đạt 9,24 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ.

Sản xuất nông, lâm và thủy sản có mức tăng khá. Sản xuất công nghiệp tiếp tục hồi phục và đạt kết quả tích cực, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực với mức tăng 11,42%. Đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số được thúc đẩy mạnh mẽ, ứng dụng hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch.

Hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước thông qua hình thức hội đàm trực tuyến, điện đàm diễn ra thường xuyên, sôi động. Công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh. Cải cách tư pháp được thực hiện đồng bộ, kịp thời. Các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được thực hiện tốt; bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn các mục tiêu, sự kiện chính trị, văn hóa, đối ngoại quan trọng của đất nước.

“Cứu doanh nghiệp như cứu người bệnh”

Về các giải pháp cho 6 tháng cuối năm 2021, Ủy ban Kinh tế đánh giá cao những nỗ lực và hiệu quả từ các giải pháp mà Chính phủ đã và đang thực hiện để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các đối tượng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh

Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn, khiến kinh tế phục hồi không chắc chắn, nguy cơ bất ổn tài chính tại một số nước do nợ công tăng cao… bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo các nghị quyết của Quốc hội, ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, Chính phủ cần chủ động xây dựng các kịch bản, chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra. Đồng thời quan tâm một số nhiệm vụ, giải pháp, như xác định ổn định kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ hàng đầu; kiểm soát dịch bệnh là mục tiêu ưu tiên, kiên trì thực hiện thắng lợi mục tiêu kép phù hợp với tình hình thực tiễn và địa bàn cụ thể.

Thực hiện tốt chiến dịch tiêm chủng; huy động mọi nguồn lực, khuyến khích xã hội hóa, phát triển Quỹ vaccine; thông tin đầy đủ, liên tục, chính xác, minh bạch về tiêm chủng; công khai xây dựng, đẩy nhanh lộ trình mua, đa dạng hoá nguồn cung và tổ chức tốt việc tiêm vaccine; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, thí nghiệm, cấp phép và sản xuất vaccine trong nước.

Tăng cường kiểm soát hoạt động xuất, nhập cảnh, các trường hợp cư trú bất hợp pháp. Rà soát, hoàn thiện các quy định, quy trình, hướng dẫn để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả phòng, chống dịch bệnh. Xây dựng kịch bản phòng, chống dịch bệnh tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, hạn chế thấp nhất các khu vực bị phong tỏa, ảnh hưởng đến sản xuất.

Triển khai hiệu quả hơn chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Duy trì và phục hồi hoạt động doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, tạo việc làm cho người lao động. Thực hiện phương châm “cứu doanh nghiệp như cứu người bệnh” để hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, sẵn sàng chuẩn bị cho giai đoạn hậu COVID-19.

Phát huy vai trò các quỹ về hỗ trợ, bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Nghiên cứu chính sách phù hợp cho mô hình hộ kinh doanh; thúc đẩy sự phát triển, nâng cao năng lực, hiệu quả của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã. Chú trọng các giải pháp để tiếp tục giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.

Bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm và thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản. Chuẩn bị cho khả năng phục hồi các ngành, lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ quan trọng, xây dựng phương án tổ chức sản xuất và các giải pháp để đa dạng hóa, bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh, duy trì chuỗi sản xuất, cung ứng.

Có các biện pháp điều hành xuất, nhập khẩu hợp lý, thúc đẩy, tăng năng lực sản xuất thép thành phẩm trong nước vàcác nguyên vật liệu sản xuất; tăng cường kiểm tra, điều hành để bảo đảm cung-cầu hàng hóa thiết yếu, ổn định giá cả thị trường; xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tích trữ, tăng giá bất thường.

Thực hiện tốt công tác quản lý thu, điều hành chi NSNN chặt chẽ; cảnh báo về các yếu tố tăng, giảm số thu NSNN, mức trần nợ công, có biện pháp điều hành thu, chi NSNN kịp thời; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên.

Nghiêm túc thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc mua sắm công, nhất là vaccine, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Thực hiện nghiêm Luật Quản lý thuế, các luật thuế, chống lạm thu, chống thất thu, chống chuyển giá, giảm nợ đọng thuế, tạo dư địa phát triển nhiều hơn cho doanh nghiệp, nuôi dưỡng nguồn thu.

Xử lý hài hòa, hợp lý mối quan hệ giữa lợi nhuận của các ngân hàng thương mại với khó khăn của DN, giảm lãi suất cho vay một cách thực chất. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các thủ tục, hỗ trợ phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội chủ động, tích cực huy động vốn, giải ngân kịp thời nguồn vốn ưu đãi đến các hộ nghèo và đối tượng chính sách.

Giám sát, kiểm soát dòng vốn có xu hướng dịch chuyển sang các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Theo dõi, dự báo tình hình nợ xấu để có giải pháp phù hợp, đặc biệt là nợ được cơ cấu lại.

Tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế số, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh thí điểm các mô hình kinh doanh mới.

Nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ cao, gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả giải ngân. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư các dự án đầu tư công, nhất là đối với các dự án, công trình giao thông trọng điểm (dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đường sắt đô thị Hà Nội, TP.HCM).

Kiểm soát chặt chẽ thông tin xấu, độc, thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây hoang mang trong xã hội; xử lý nghiêm các trường hợp thông tin sai lệch. Có kế hoạch dạy, học và thi phù hợp cho từng cấp học tại từng địa phương.

Chú trọng đầu tư cho hệ thống y tế, đặc biệt là tuyến cơ sở, củng cố hệ thống y tế công cộng, y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe người dân. Biểu dương, khen thưởng và có chính sách hỗ trợ, động viên kịp thời đội ngũ, nhân viên trong ngành y tế, các lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch bệnh.

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng, chống dịch bệnh. Tiếp cận bình đẳng và đa dạng trong cung cấp vaccine, nhất là với đối tác, bạn bè truyền thống có tiềm lực; chú trọng bảo hộ công dân, tài sản và lợi ích kinh tế của Việt Nam tại nước ngoài.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dập dịch COVID-19: Chủ động kịch bản và mọi tình huống! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711688002 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711688002 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10