Dấu chân đầu tiên của Tiffany ở Việt Nam

NGUYỄN CHUẨN 22/04/2023 03:50

Một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất của “gã khổng lồ” hàng xa xỉ LVMH, Tiffany đã có những bước chân đầu tiên thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

>>>Dự báo xu thế hàng xa xỉ năm 2023

Theo thông tin từ Nikkei Asia, mới đây thương hiệu Tiffany đã khai trương cửa hàng trang sức đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh, thu hút sự quan tâm của giới thượng lưu Việt Nam trong đợt mở rộng mới nhất của thương hiệu kể từ khi được LVMH tiếp quản.

Tiffany mở hộp cửa hàng mới tại Thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu bước đột phá với tư cách là nhà đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.

Tiffany mở cửa hàng mới tại TP. Hồ Chí Minh, đánh dấu bước đột phá với tư cách nhà đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.

Với việc khai trương cửa hàng đầu tiên, nhà sản xuất đồ trang sức nổi tiếng có tuổi đời lên tới 186 năm này đã tăng cường sự hiện diện của mình ở châu Á, khu vực dẫn đầu về doanh số bán hàng cho tập đoàn mẹ LVMH. Trước đó, Tiffany dù đã có nhà phân phối tại Hà Nội, nhưng thương hiệu này sẽ trực tiếp điều hành cửa hàng tại TP. HCM. 

Có thể nói, sau khi về tay LVMH, tập đoàn của “ông trùm” người Pháp Bernard Arnault, người đứng đầu danh sách tỷ phú của Forbes đã chi mạnh tay cho cuộc cải tổ toàn cầu của Tiffany, từ quảng cáo cho đến những hoạt động trực tiếp.

“Tiffany rất tự hào khi có được vị trí đắc địa này”, công ty cho biết và bày tỏ mong muốn sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

>>>Điều gì khiến các nhãn hàng xa xỉ chần chừ ra quyết định đầu tư vào Việt Nam?

>>>“Ông trùm” hàng xa xỉ Bernard Arnault đã xây dựng đế chế LVMH thế nào?

Toan tính của Tiffany

Theo một báo cáo của Statista, thị trường hàng xa xỉ của Việt Nam đạt mức độ tăng trưởng kép hàng năm (CARG) vào khoảng 6,67% và dự báo sẽ vượt qua mốc 1 tỷ USD vào năm 2025.

thị trường hàng xa xỉ của Việt Nam đang có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ.

Thị trường hàng xa xỉ của Việt Nam đang có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ.

Đặc biệt, theo một thống kê của Dezan Shira & Associates, công ty tư vấn đầu tư trên khắp châu Á cho biết, đến năm 2026, cả nước sẽ có gần 26.000 cá nhân siêu giàu (UHNW) với tài sản lưu động ít nhất 1 triệu USD. Trong đó, số lượng cá nhân với tài sản ít nhất 30 triệu USD cũng được dự báo sẽ tăng 26% lên hơn 1.500 người vào năm 2026, mức tăng trưởng tương đương với Hồng Kông và Đài Loan. 

Trong khi đó, Việt Nam đang sở hữu một cơ cấu dân số vàng với đ tuổi trung bình tương đối trẻ là 32,5 tuổi với 37,7% dân số là thành thị, theo Worldometer. Dân số trẻ, có học thức và thành thị là xương sống của các thị trường tiêu dùng.

Hơn nữa, tầng lớp trung lưu của Việt Nam đã gia tăng mạnh mẽ trong những năm qua. Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen dự báo rằng con số này sẽ tăng lên 95 triệu vào năm 2030. Ngoài ra, một báo cáo do Ngân hàng Thế giới chuẩn bị dự kiến Việt Nam sẽ đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2035 với thu nhập bình quân đầu người hơn 7.000 USD.

Cũng tương tự như ở Trung Quốc, những người siêu giàu ở Việt Nam không ngừng tìm kiếm cơ hội không chỉ để đầu tư tiền của họ mà còn để chi tiêu. Vì vậy, lĩnh vực hàng xa xỉ ở Việt Nam có thể sẽ là một trong những lĩnh vực được quan tâm đặc biệt khi đất nước có dân số thu nhập cao ngày càng tăng và ưa chuộng các thương hiệu xa xỉ. Các nhà bán lẻ thông minh có tiềm năng có thể sẽ được hưởng lợi từ tầng lớp người tiêu dùng đang phát triển tại đây.

Với Tiffany, sau khi về tay LVMH họ đã có những khoản đầu tư khổng lồ được thực hiện để xoay chuyển tình thế của nhà sản xuất đồ trang sức dưới sự quản lý của LVMH, khi hãng này dành thời gian cho việc phát triển sản phẩm và mở rộng bán lẻ. Họ đang được kỳ vọng sẽ có sự vượt trội về tăng trưởng doanh số bán hàng ở châu Á, nhằm kích hoạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho LVMH, tập đoàn hàng xa xỉ hàng đầu thế giới.

Theo báo cáo của HSBC, ngân hàng hàng đầu châu Á, bốn công ty kiếm được nhiều tiền nhất cho LVMH là Louis Vuitton, Dior, Hennessy và Tiffany. Những thương hiệu này là một trong những doanh nghiệp xa xỉ phục vụ cho tầng lớp có tiền của châu Á với những nơi nghỉ ngơi cuối tuần, cửa hàng tư nhân và quà tặng sinh nhật phiên bản giới hạn.

Việc khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam, có thể được coi là bước chân đầu tiên dặt nền móng cho những toan tính của Tiffany trong việc mở rộng và tiếp tục tìm kiếm động lực tăng trưởng mới của thương hiệu lâu đời này.

Có thể bạn quan tâm

  • Những người thừa kế kín tiếng (Kỳ 1):

    Những người thừa kế kín tiếng (Kỳ 1): "Kiềng ba chân" ở LVMH

    04:00, 10/08/2021

  • LVMH và cuộc cải tổ quản lý mạnh mẽ

    LVMH và cuộc cải tổ quản lý mạnh mẽ

    04:10, 14/01/2023

  • “Ông trùm” hàng xa xỉ Bernard Arnault đã xây dựng đế chế LVMH thế nào?

    “Ông trùm” hàng xa xỉ Bernard Arnault đã xây dựng đế chế LVMH thế nào?

    03:05, 02/05/2021

  • LVMH “lật kèo” Tiffany

    LVMH “lật kèo” Tiffany

    11:00, 19/09/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dấu chân đầu tiên của Tiffany ở Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO