Đồng bằng sông Cưu Long (ĐBSCL) là vùng trũng về giáo dục, dẫn tới “trũng” về kinh tế.
Mặc dù từ khi có Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu thì ĐBSCL được quan tâm nhiều hơn, nhưng tốc độ phát triển vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Để đạt mục tiêu đến năm 2050, ĐBSCL trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước, cần phải có sự bứt phá về giáo dục.
Là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam cùng những lợi thế về công nghiệp thực phẩm, du lịch… ĐBSCL cần phải có những mô hình giáo dục tương ứng, những doanh nhân tương xứng để có thể ươm tạo những mô hình doanh nghiệp, thì 5 - 10 năm sau ĐBSCL mới phát triển đúng mục tiêu của Nghị quyết đề ra.
Có thể bạn quan tâm
Cấp thiết xây dựng vùng nguyên liệu cho ĐBSCL
00:39, 25/11/2022
Hành trình nối dài những cây cầu yêu thương tại ĐBSCL
10:45, 07/11/2022
Vận tải thuỷ “ì ạch” giảm sức cạnh tranh của hàng hoá vùng ĐBSCL
09:59, 01/10/2022
Khan hiếm cát xây dựng ở ĐBSCL - Bài 2: “Căng mình” giải bài toán cát cho cao tốc
00:30, 19/09/2022